6 cách đối phó với tình trạng kiệt sức sau sinh
Vài tuần đầu tiên sau khi bé yêu trở về nhà từ bệnh viện, bạn sẽ phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời kỳ hậu sản – kiệt sức sau sinh. 6 cách dưới đây sẽ giúp bạn đối phó với tình trạng mệt mỏi và vui chơi bên bé yêu của mình.
1. Bắt đầu mỗi ngày với cảm giác hoàn thiện
Không được ngủ đủ giấc đã là khó khăn, nhưng khi lịch sinh hoạt hàng ngày quá mệt mỏi để bạn dành thời gian chăm sóc bản thân thì mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn. Hãy thử thay đổi mình vào mỗi buổi sáng, ngay cả khi chỉ là được tắm nhanh chóng, hoặc tô điểm một chút cho gương mặt. Việc thực hiện những bước nhỏ nhưng quan trọng ấy có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng cần thiết nhằm tái khởi động một ngày mới.
2. Hạn chế khách tới thăm
Hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào và muốn “khoe” thành viên mới của gia đình cho mọi người biết, nhưng điều quan trọng ở đây là quản lý lượng khách đến thăm ra sao để bạn không mất nhiều sức mới là điều quan trọng. Bạn bè và người thân sẽ hiểu và thông cảm nếu bạn đề nghị họ cho bạn một vài tuần để có thời gian thường xuyên ở bên em bé mới sinh.
Video đang HOT
3. Chấp nhận sự giúp đỡ
Yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác là không dễ dàng với nhiều bà mẹ trẻ, đặc biệt nếu họ có một cuộc sống độc lập. Giai đoạn kiệt sức sau sinh sẽ không kéo dài mãi, nhưng trong vài tuần đầu tiên, nó chắc chắn sẽ thử thách bạn. Đừng quá kiêu ngạo mà từ chối sự giúp đỡ. Đây là thời gian cho phép người thân của bạn đến giúp xử lý đống đồ cần giặt và trông em bé hộ bạn, nhờ đó bạn mới có thể có giấc ngủ ngắn lấy lại sức. Hãy chắc chắn bạn tận dụng được lợi thế từ sự trợ giúp trong những tháng đầu tiên đầy khó khăn này.
4. Vợ chồng cùng chung tay
Việc trở thành cha mẹ với viễn cảnh hai vợ chồng chung sức sẽ giúp bạn luôn có một bờ vai để dựa vào. Nếu bạn đang cho con bú, chồng bạn vẫn có thể thức dậy giữa đêm để hỗ trợ thay tã cho con hoặc giúp đỡ công việc nhà khác. Tạo ra sự cố gắng để làm việc cùng nhau với lòng biết ơn và không chỉ trích cách lẫn nhau khi thực hiện việc chăm sóc con.
5. Chợp mắt khi có thể
Có lẽ một giấc ngủ trọn đêm tới sáng sẽ rất khó thực hiện được, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian rỗi ít ỏi để chợp mắt, đôi khi chỉ cần 15 – 20 phút mà thôi. Ví dụ như tận dụng thời gian yên tĩnh khi cho con bú bình. Nếu đây là lần đầu bạn làm mẹ, không vướng chăm sóc bất kỳ đứa con nào khác, chắc chắn bạn sẽ được ngả lưng khi bé của bạn ngủ. Trong vòng một vài tuần đầu tiên với em bé mới sinh, bạn sẽ mong chóng nhận thấy một số thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của con, từ đó nắm bắt được khoảng thời gian rỗi nhằm tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào trong ngày.
6. Hạ thấp tiêu chuẩn của bạn
Bạn có thể đủ sức giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp hoặc phục vụ chồng những bữa ăn ngon, ngay cả sau khi bạn dành 8 giờ mỗi ngày tại văn phòng, nhưng không có gì có thể so sánh được với số lượng việc phải làm cho một em bé mới sinh. Bây giờ bạn đang sinh hoạt theo thời gian biểu của bé, không phải của bạn, vì vậy đơn giản bây giờ không còn là lúc để giữ những tiêu chuẩn cao của bạn. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng thư giãn và chỉ cần tận hưởng những ngày đầu hiện diện thành viên mới này – vì chúng cũng sẽ trôi qua nhanh hơn bạn nghĩ đấy.
Theo Mask Online
Bí kíp giúp mẹ giảm đau ngực sau sinh
Theo bác sỹ thì căng sữa là một trong những lý do khiến phụ nữ sau sinh bị căng đau ngực. Và có tới 20% phụ nữ mắc chứng đau ngực do căng sữa.
Căng sữa sau sinh có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sau khi sinh, cơ thể của người phụ nữ đã quá mệt mỏi, ảnh hưởng đến giờ giấc nên cơ thể không cho con bú đúng giờ. Thứ hai là những sản phụ phải mổ sinh thì sau khi sinh, vết mổ sẽ gây đau, làm cho chị em không kịp thời cho con bú được.
Tuy nhiên, bất kể là do nguyên nhân nào làm cho ngực bị căng sữa khiến cho ngực bị đau tức thì chị em đều phải hết sức chú ý. Bởi vì ngực căng đau sẽ làm ức chế sự bài tiết của sữa, làm cho lượng sữa ít đi, khiến cho người mẹ không có đủ sữa cho con bú.
Ngoài ra, bị tắc sữa cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm tuyến sữa. Vì vậy, một việc hết sức quan trọng là phải kịp thời phòng tránh tắc sữa.
Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ mới sinh hai biện pháp không cần dùng thuốc:
- Nếu khi mới sinh xong mà ngực đã căng đau thì phải kịp thời áp dụng biện pháp chữa trị, mà chủ yếu là chườm nước nóng. Đây được coi là một biện pháp giảm đau rất tốt.
Nên lấy túi nước nóng khoảng 40 - 50oC chườm trong khoảng 10-15 phút, cách 4 giờ lại chườm một lần, cho đến khi cảm thấy đỡ căng đau thì thôi.
- Vắt bớt sữa cũng là một biện pháp giảm căng đau rất tốt, thường là sau khi đỡ căng đau, lấy vú cao su hút bớt sữa đi.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Bồi dưỡng cho phụ nữ sau sinh Ngoài chế độ ăn uống thích hợp, đủ dinh dưỡng, trong dân gian, nhiều cây thuốc, vị thuốc đã tạo thành những phương thuốc đơn giản và có tác dụng bồi bổ tốt cho phụ nữ sau sinh. Sau khi sinh, phụ nữ thường bị suy yếu, mệt mỏi, kém ăn, đau nhức, ít sữa hoặc mất sữa, đôi khi dẫn đến sản...