6 bộ phận trên xe ô tô hay gặp vấn đề hỏng hóc
Dưới đây là những bộ phận trên xe ô tô hay bị hỏng hóc mà chủ xe cần nắm rõ để có cách chăm sóc và bảo dưỡng xế yêu chuẩn xác nhất.
1. Đèn xe
Hệ thống đèn xe ô tô dễ ‘dở chứng’, phát sáng chập chờn khi xe thường xuyên đi qua những địa hình lầy lội, ổ gà, hoặc khi xảy ra va chạm hay ắc quy có vấn đề. Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng hệ thống dây điện của xe ô tô bị đứt đoạn do bị chuột tấn công khiến cho đèn xe không sáng. Cháy bóng đèn xe cũng là trường hợp rất hay xảy ra. Chính vì vậy, chủ xe cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện của ô tô.
Đặc biệt, khi lái xe ô tô vào ban đêm hoặc lái xe đường dài, trước khi khởi hành chủ xe phải kiểm tra cẩn thận lại hệ thống đèn xe và mang theo đèn ô tô dự phòng.
2. Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ là bộ phận giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của khoang máy xe ô tô. Những bụi bẩn sẽ được lọc gió loại bỏ sạch sẽ, giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn, từ đó tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, thông thường chủ xe cần kiểm tra thường xuyên và thay định kỳ lọc gió động cơ 1 – 2 lần/năm.
3. Phanh xe
Phanh xe chính là bộ phận có vai trò to lớn trong việc bảo vệ tính mạng cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên đây cũng chính là bộ phận xe ô tô dễ gặp vấn đề và bị hỏng hóc nhất. Những vấn đề thường gặp ở phanh xe là do má phanh bị biến dạng, dầu phanh cạn, ống dẫn dầu bị gỉ sét và rò rỉ…
Video đang HOT
Thường thì sau khi di chuyển được quãng đường là 15.000 km – 20.000 km thì chủ xe nên đưa xe đến các gara có uy tín để kiểm tra và thay phanh xe. Đây là kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô mà bất kỳ người sử dụng xe hơi nào cũng nên ghi nhớ.
4. Ống dẫn nhiên liệu
Ống dẫn nhiên liệu rất hay bị gỉ sét, ăn mòn hay rò rỉ hoặc thậm chí là bị thủng. Việc ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề làm tăng khả năng rò rỉ nhiên liệu, vừa hao xăng vừa có nguy cơ xảy ra cháy nổ nếu không cẩn thận.
Chính vì thế, bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên, khi thấy xe đang di chuyển và có mùi xăng bất thường, chủ xe nên dừng ô tô ngay lập tức để xử lý kịp thời tình huống này.
5. Cần gạt nước
Cần gạt nước cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng nhất trên xe ô tô. Cần gạt rất thường bị gỉ sét do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nước mưa, cộng thêm việc vệ sinh và chăm sóc xe không tốt sẽ khiến cho bộ phận này nhanh xuống cấp. Và việc cần gạt mưa hoạt động kém hoặc bị hỏng hóc sẽ cản trở đến tầm nhìn và tay lái của tài xế.
Khi cảm biến khí thải bị hỏng hóc, dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó là đèn check-engine sẽ báo sáng và tài xế sẽ thấy lượng tiêu hao nhiên liệu tăng vọt 1 cách bất thường. Đồng thời xe sẽ tăng lượng khí thải ra ngoài và gây hại đến môi trường không khí. Nguyên nhân lớn khiến cảm biến khí thải gặp trục trặc là do nhiên liệu bị đóng cặn, chất lượng nhiên liệu không đạt tiêu chuẩn quy định…
Theo Mocar.w3w.vn
Lý giải tại sao đèn báo phanh ô tô sáng
Sẽ không có gì đáng lo nếu đèn phanh sáng khi bạn quên nhả phanh tay nhưng khi đã nhả hết phanh mà đèn vãn sáng thì bạn cần kiểm tra lại.
Nhiều người thường nghĩ khi đèn phanh báo sáng là lúc đó phanh đang hoạt động nên không có gì phải lo. Tuy nhiên, phía sau tín hiệu đèn đó lại là cả một vấn đề đang cần chủ xe để mắt tới.
Trên một số dòng xe, phanh tay thường có biểu tượng riêng hình chữ P và có vòng tròn ở giữa. Nếu người dùng thấy đèn báo phanh bật và chớp liên tục kể cả khi đạp phanh hoặc chưa đạp phanh thì cẩn phải ngay lập tức kiểm tra lại hệ thống phanh và châm thêm dầu cho hệ thống.
Theo giải thích của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do áp lực phanh đến các xy-lanh bị mất hoặc mức dầu trong bình chứa quá ít. Nếu là do mực dầu thấp thì cảm biến sẽ truyền tín hiệu về ECU, sau đó ECU sẽ điều khiển đến đèn cảnh báo phanh.
Ngoài ra, dầu có thể bị rò rỉ trong hệ thống như: xy-lanh chính, xy-lanh con hoặc ở các đường dầu phanh. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thêm cả đèn cảnh báo sáng, nếu không đèn vẫn sẽ sáng trở lại. Hậu quả của hiện tượng rò rỉ này có thể gây nguy hiểm cho người lái là mất phanh khi đang lái xe.
Mach thuy lưc trong hệ thống phanh
Với xe dẫn động cầu trước: có 2 mạch thủy lực là: một mạch áp dụng cho các cụm phanh trước, mạch còn lại dùng cho cụm phanh sau.
Với xe dẫn động cầu sau có một mạch dùng cho cụm phanh trước bên trái và sau bên phải, mạch còn lại áp dụng trên cụm phanh trước bên phải và sau bên trái.
Lý giải tại sao đèn báo phanh ô tô sáng
Việc sắp xếp như vậy nhằm mục đích hỗ trợ an toàn khi xảy ra sự cố, khi đó nếu mộ mạch bị mất áp lực dầu phanh, mạch còn lại sẽ hỗ trợ giảm tốc độ. Hơn nữa, công tắc áp suất dầu được lắp trên xy-lanh chính hoặc trên đường ống dầu phía sau xy-lanh chính. Khi hiện tượng rò rỉ xảy ra trên một trong hai m?ch thì công tắc này sẽ làm cảnh báo phanh sáng.
Đen canh bao phanh ABS
Hiện nay, trên một số dòng xe mớii hiện đại hầu hết đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống này được trang bị một đèn cảnh báo riêng. Trong điều kiện hoạt động bình thường, đèn chỉ sáng khi bậtt chìa khóa và lúc đang khởi động động cơ, ngoài ra đèn sẽ tắt.
Như vậy, khi xe vận hành mà người dùng thấy hiện tượng đèn sáng đồng nghĩa với việc có sự hư hỏng trong hệ thống ABS mặc dù nó vẫn hoạt động bình thường ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Khi bất ngờ xảy a sự cố, ABS sẽ không hoạt động và dễ bị trượt.
Còn có trường hợp được gọi là lỗi "nonlatching" vì đèn cảnh báo sáng sau đó lại tắt và hệ thống ABS vẫn hoạt động bình thường. Trường hợp này cũng không có gì nghiêm trọng nên chủ xe cũng không cần phải quá lo lắng.
Đặc biệt, nhờ vào bộ nhớ của hệ thống mà những lỗi xảy ra trong ABS sẽ được lưu lại dưới dạng một loại mã và có thể đọc được bằng máy chẩn đoán. Qua đó, công tác sửa chữa cũng được dễ dàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ lý giải vì sao đèn phanh ô tô lại sáng, hi vọng qua bài viết này, độc giả sẽ chú ý đến những kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô tốt hơn để hệ thống phanh hoạt động tốt. Bởi lẽ, hệ thống này quyết định đến sự an toàn của người ngồi trong xe ô tô rất nhiều.
Theo Mocar.w3w.vn
Bảo vệ nội thất và ngoại thất ô tô trong thời tiết nắng nóng ô tô như thế nào? Trong cái thời tiết nắng nóng có nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C mà chiếc ô tô của bạn không được bảo vệ thì chẳng mấy chốc nó trở thành "lò nung" gây hại sức khỏe cho mình mà còn gây thiệt hại về kinh tế. Theo nghiên cứu thử nghiệm, nhiệt độ bên trong ô tô so với bên...