6 bộ phận trên con gà dù thèm đến mấy cũng đừng có ăn
Thịt gà vừa ngon lại vừa giàu dinh dưỡng nhưng bạn có biết khi ăn những bộ phận này trên con gà sẽ khiến chúng ta gặp nguy hiểm.
1, Phao câu
Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, cả con gà chỉ có 1 miếng, rất béo, ngọt ngậy.
Tuy nhiên, đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư, nhưng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên chúng buộc phải tích tụ tại phao câu.
Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.
2, Da gà
Da gà mặc dù là rất ngon, hợp với sở thích của rất nhiều người, nhưng lại là thứ bất lợi cho sức khoẻ. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Đặc biệt là món thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người. Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc giữa “khoái khẩu” và nguy hại trước khi ăn.
3. Cổ gà
Phần cổ gà có rất ít thịt, chủ yếu là da và xương, nhưng lại chứa rất nhiều mạch máu và tập trung tương đối nhiều tuyến bạch huyết đi qua.
Thỉnh thoảng ăn chút cổ gà cho vui thì không có vấn đề, loại bỏ phần da để ăn sẽ tốt hơn, bởi vì các tuyến bạch huyết và thải độc đa số đều nằm ở lớp mỡ dưới da ở vùng cổ gà, những tuyến giáp động vật ở vùng cổ đa số chứa chất độc, chất kích thích và các chất tồn dư từ thực phẩm mà gà ăn hàng ngày.
4. Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa nhiều chất độc, tồn dư tùy theo điều kiện sinh sống của động vật. Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,… nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên loại bỏ phổi gà khi chế biến.
5. Mề, ruột gà
Video đang HOT
Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Ngay cả khi chúng ta xử lýchúng bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết. Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.
6. Chân gà
PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội) trả lời trên Zing cho rằng: Về cơ bản chân gà không phải là món ăn có nhiều chất dinh dưỡng. Mọi người thường sử dụng chân gà làm món nhậu hoặc đổi món, thay đổi khẩu vị khá hấp dẫn. Lớp da ở chân gà có hàm lượng chất béo tùy thuộc vào chân to hay bé. Do đó, nếu ăn nhiều chân gà trong thời gian dài có thể làm gia tăng lượng mỡ máu ở những người có cholesterol máu cao. Tuy nhiên, nếu bạn làm thịt một con gà, tất nhiên, bạn không nên vứt bỏ hai chân của nó
Theo www.phunutoday.vn
10 vật dụng quen thuộc trong nhà ẩn chứa "chất độc" gây ung thư mà bạn cần cảnh giác
Ung thư không chỉ được gây ra bởi chế độ ăn, gen di truyền hay môi trường, mà một số vật dụng trong gia đình cũng là những tác nhân không ngờ.
1. Ghế sofa
Chiếc ghế sofa êm dịu yêu thích của bạn thực chất có thể "giết chết" bạn, không chỉ vì nó làm bạn xao nhãng các hoạt động mà nhiều loại ghế sofa, thảm, gối nệm và một số đồ nội thất khác đã được tiếp xúc qua TDCIPP - một chất làm cháy chậm gây ung thư. TDCIPP đã được sử dụng rất thường xuyên tới mức năm 2013, nghiên cứu của Đại học Duke tìm thấy nó trong máu tất cả mọi người thử nghiệm. Theo nghiên cứu này, đây cũng là 1 trong 10 loại hoá chất thường gặp nhất trong bụi gia đình.
Bạn có thể làm gì?
Theo Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên Thiên nhiên, hãy xem xét việc thay thế đồ nội thất đệm mà bạn đã mua trước năm 2013 và kiểm tra nhãn đồ nội thất khi mua hàng.
2. Rèm cửa và thảm
Khói thuốc lá gây ung thư vì có chứa Cadmium. Nếu bạn hút thuốc trong nhà, cadmium và các sản phẩm phụ của khói thuốc lá khác có thể ẩn nấp, đặc biệt là trên các bề mặt mềm mại như rèm và thảm ngay cả khi mùi khói đã biến mất. Thậm chí nó còn có một khái niệm gọi là "third-hand smoke" - một kiểu hút thuốc thụ động khác thông qua tiếp xúc với những vật dụng bám khói thuốc.
Bạn có thể làm gì?
Bỏ hút thuốc lá và không cho phép người khác hút thuốc lá trong nhà của bạn.
3. Ghế tựa da
Chromium (VI) là một chất gây ung thư được biết đến trong da thuộc, đồ gỗ, thuốc nhuộm và một số loại chất nhuộm nhất định dùng trong dệt may và xi măng. Để bạn hiểu hơn về sự phổ biến của chromium VI, một nghiên cứu của Đan Mạch cho thấy gần một nửa số giày da nhập khẩu và dép có chứa một vài chất gây ung thư.
Bạn có thể làm gì?
Giống như TCIPP, chú ý đến nhãn mác và đừng ngại khi hỏi những người bán hàng về sự an toàn của sản phẩm.
4. Vườn cây
Dioxin là một chất gây ung thư, hình thành như là một sản phẩm phụ hóa học và có thể ngấm vào trong đất và nước. Nó có thể ở trong bụi trên kệ, bụi trên sàn nhà, và phần cặn trên rau. Sophia Ryann Gushée, một chuyên gia về lối sống an toàn vệ sinh cho biết nguy cơ mắc bệnh ung thư từ phơi nhiễm dioxin có thể lớn hơn một phần nghìn.
Bạn có thể làm gì?
Mang găng tay khi làm việc trong vườn và luôn luôn rửa sạch trước khi đi vào bên trong. Ngoài ra, tránh đốt rác gia đình ở sau vườn.
5. Tủ lạnh cũ
Theo Cancer.org, các chất gây ung thư PCBs có thể xuất hiện trong các thiết bị cũ như tủ lạnh lâu năm, đèn huỳnh quang và máy biến thế điện. Mặc dù không còn sản xuất ở Hoa Kỳ, PCB vẫn được sản xuất và sử dụng ở các nước đang phát triển và tất cả các PCBs đã sản xuất, 70% vẫn còn trong môi trường. Nếu để đồ ăn trong tủ lạnh có chứa chất PCBs thì sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư cho bạn.
Bạn có thể làm gì?
Loại bỏ những thiết bị cũ như tủ lạnh dùng quá lâu và đèn huỳnh quang. Chú ý đến các cảnh báo về cá bị nhiễm PCB và động vật hoang dã ăn cá.
6. Các vật dụng dọn vệ sinh
Formaldehyde là một chất gây ung thư có ở ngay trong nhà: trong thực phẩm, mỹ phẩm, một loạt các sản phẩm tẩy rửa (như nước rửa chén, chất làm mềm vải, và chất tẩy rửa thảm), sơn và trên vải. Ngoài ra, bạn có thể tiếp xúc với chất này bằng cách hít khói từ bếp gas và lò sưởi mở.
Bạn có thể làm gì?
Chọn sản phẩm vệ sinh của bạn một cách cẩn thận. Ngoài ra, hãy đảm bảo thông gió cho khu vực nấu ăn của bạn.
7. Tủ quần áo
Hóa chất làm khô perchloroethylene là một chất gây ung thư có thể tích tụ bất cứ nơi nào bạn để quần áo giặt khô. Nó cũng được tìm thấy trong chất tẩy, đánh bóng giày, và chất tẩy rửa gỗ.
Bạn có thể làm gì?
Mang găng tay khi đánh bóng giày và làm sạch gỗ.
8. Cốc xốp
Styrene là một chất gây ung thư được biết đến trong sản xuất nhựa polystyrene - có thể làm thành các sản phẩm nhựa bọt và cứng như chén, đĩa, khay, dụng cụ, vỏ hộp thức ăn, cốc nước. Styrene có thể ngấm vào cà phê hoặc đồ ăn nóng của bạn nếu bạn đang sử dụng các cốc hay vỏ hộp xốp. Nó cũng có trong khói thuốc lá và trong tất cả các sản phẩm bảo trì nhà, ô tô và thủ công.
Bạn có thể làm gì?
Tránh dùng xốp styrofoam để đựng thực phẩm và chất lỏng nóng, đọc nhãn sản phẩm của bạn một cách cẩn thận.
Theo Thảo Phương
Dịch từ Rd.com
Khám phá
Phá sới đá gà, người trốn chạy, công an chỉ thu được... 5 con gà Khi thấy công an xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước, Bình Định) kiểm tra sới đá gà, các đối tượng tham gia cá cược nhanh chóng bỏ trốn, chỉ để lại 5 con gà ở hiện trường. Ngày 7.3, Công an xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) cho biết, đã tiến hành thiêu hủy 5 con gà đá bị chết trong quá trình...