6 bí quyết của các bà mẹ có con luôn khỏe mạnh
Để giúp con có sức khỏe thật tốt, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh thông thường, bố mẹ cần thiếp lập 6 thói quen lành mạnh cho con dưới đây càng sớm càng tốt.
1. Giữ tay sạch sẽ
Thường xuyên rửa tay làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa, do đó, hãy dạy các con của bạn có thói quen rửa tay bằng xà phòng (hoặc sử dụng chất khử trùng tay) khi bé trở về từ trường học, sau mỗi buổi vui chơi, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Hãy vận động mỗi ngày
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc vận động thường xuyên, tập thể dục vừa phải có thể làm giảm số lần cảm lạnh và cảm cúm 25% đến 50% xảy ra trong mùa dịch hàng năm.
3. Chăm sóc giấc ngủ khoa học
Hãy chắc chắn rằng bé nhà bạn được đi ngủ sớm và ngủ đủ thời gian so với độ tuổi của bé. Việc không ngủ đủ giấc có thể khiến nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc cảm lạnh của trẻ tăng gấp đôi. Hầu hết trẻ nhỏ cần khoảng 14 giờ ngủ một ngày, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo cần 11-13 giờ cho giấc ngủ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
4. Tránh chạm tay vào mặt
Virus cảm lạnh và các bệnh lây lan qua mũi, mắt và miệng có thể được hạn chế bằng cách dạy con bạn không được đưa tay lên mặt. Việc này tuy có vẻ khó thực hiện những hãy kiên trì cùng việc với rửa tay thường xuyên. Thêm vào đó, bạn có thể dạy con không được dùng chung với người khác một ống hút, ly nước, hoặc bàn chải đánh răng.
5. Chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
Các bữa ăn với nhiều trái cây và rau củ nhiều màu sắc sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu của bạn. Hãy tìm các loại thực phẩm giàu vitamin C (bông cải xanh, dâu tây, và cam) và vitamin D (sữa, cá ngừ và ngũ cốc). Ăn sữa chua với các vi khuẩn có lợi cũng có thể giúp các bé xây dựng “hàng phòng thủ” cho đường tiêu hóa.
6. Tiêm phòng cúm hàng năm
Theo các bác sỹ đó là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm vì thế bạn nên cho con đi tiêm phòng vào đầu mùa cúm hàng năm.
Theo ttvn
4 điều bắt buộc phải biết khi ăn lẩu
Mùa đông món lẩu được rất nhiều người ưa chuộng nhưng bạn đã biết cách ăn thế nào để tốt cho sức khỏe chưa?
4 điều bắt buộc phải biết khi ăn lẩu.
Không cho cùng lúc nhiều loại thực phẩm
Ăn lẩu không tránh khỏi việc các bạn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng một lúc. Tuy nhiên, chúng ta cần biết cách kết hợp. Khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột... vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
Thời gian nhúng các loại thực phẩm ăn lẩu
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại.
Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng. Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Thay nước lẩu nếu ăn lâu
Một lưu ý nhỏ khi ăn lẩu là bạn nên thay nước lẩu sau 60 phút. Bởi nước lẩu bị đun quá lâu hàm lượng nitric sẽ tăng cao, các loại vitamin bị phân hủy, lượng chất béo đã bão hòa, gây hại cho cơ thể.
Ăn điều độ
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 - 2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.
Theo Khoevadep
Giảm cân đột ngột cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh Giảm cân đột ngột là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa, ung thư... chị em cần đặc biệt chú ý. Bệnh lao Bệnh lao dễ lây lan qua không khí và làm giảm cân bất thường. Bệnh nhân cần được điều trị kiên trì và lâu dài. Giảm cân qua đột ngột gây ra nhiều bệnh. Tiểu đường Tiểu đường...