6 bệnh có thể liên quan đến chu kì kinh nguyệt của chị em
Nếu thấy có bất kì những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của mình, bạn cần đi khám để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám cẩn thận.
Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phụ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng sức khỏe liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở độ tuổi 13 mặc dù ít nguy cơ mắc các bệnh trên nhưng không có nghĩa là họ tránh được mọi ảnh hưởng đến sức khỏe.
“ Chu kì kinh nguyệt có thể thay đổi hàng tháng nhưng điều quan trọng là bạn phải xem xét nó thay đổi như thế nào, chẳng hạn như thay đổi về lượng máu kinh, số ngày có kinh, thời gian chu kì kinh nguyệt kéo dài… Nắm được những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn”, GS Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa, đồng tác giả cuốn “V ví vagina” cho biết.
Vì vậy, nếu thấy có bất kì những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của mình, bạn cần đi khám để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám cẩn thận.
Ảnh minh họa
GS Dweck cũng đề cập đến 6 bệnh có thể liên quan đến chu kì kinh nguyệt của chị em như sau:
Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS)
Những phụ nữ có PCOS thường bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến các vấn đề liên quan đến chu kì kinh nguyệt và khả năng có thai.
Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, dẫn đến không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn và có thể gây ra tình trạng kinh không đều hay vô kinh…
Ngoài ra, những người bị PCOS còn có thể gặp các triệu chứng khác như xuất hiện lông trên khuôn mặt, béo phì…
Video đang HOT
Nếu bạn có lượng kinh nguyệt ra nhiều mỗi tháng, bạn có thể gặp nguy cơ bị thiếu máu. Thiếu máu là một tình trạng mà trong máu của bạn thiếu các tế bào máu đỏ hoặc hemoglobin (tế bào hồng cầu). Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn không hấp thụ đủ oxy, làm cho bạn chậm chạp và gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như nhức đầu và chóng mặt.
Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ xem xét và kê cho bạn các loại thuốc giúp bổ sung sắt cho cơ thể.
“Một số dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của ung thư tử cung là chảy máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, chảy máu sau khi mãn kinh và chảy máu khi quan hệ tình dục”, Dweck nói. Vậy nên, khi thấy có máu xuất hiện ở những ngày không phải là ngày “đèn đỏ” thì bạn cần hết sức lưu ý, không được tự ý cho rằng đó là do rong kinh đơn thuần và bỏ qua.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu này xuất hiện, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Ảnh minh họa
Sự thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của bạn là do các nội tiết tố gây ra mà tuyến giáp lại đóng một vai trò lớn trong việc sản xuất và điều chỉnh nội tiết tố.
Chính vì vậy, sự thay đổi trong lượng kinh nguyệt hoặc thời gian có kinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về tuyến giáp. “Kiểm tra tuyến giáp có thể giúp bạn biết nguyên nhân gây thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của bạn có phải do bất thường ở tuyến giáp gây ra hay không”, Dweck nói.
“Nếu bạn không thấy kinh nguyệt xuất hiện, rất có thể bạn đang mang thai. Nhưng nếu mất kinh lại kèm theo xuất hiện dịch ở núm vú thì có thể bạn đang có một khối u tuyến yên – khối u lành tính hoặc ung thư tuyến yên. Nhức đầu cũng là một triệu chứng có thể gặp nếu bạn có khối u này”, Dweck nói.
Khối u ở tuyến yên (một tuyến nằm ở đáy não) thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi nhưng không có nghĩa là phụ nữ trẻ không thể bị bệnh.
Khi bạn không ăn uống đúng cách, nó có thể ảnh hưởng đến dòng chảy kinh nguyệt của bạn. “Giảm cân nhanh chóng, tập thể dục quá mức, chán ăn hoặc ăn uống vô độ… đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh”, Dweck nói.
Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt của bạn là do ăn uống thì bạn cần thay đổi càng sớm càng tốt.
Theo T.L – Trí thức trẻ
Kinh nguyệt lúc có lúc không là bệnh gì?
Em 17 tuổi. Hồi lớp 9, em bắt đầu có kinh nguyệt. Khi đó, kinh của em ra nhiều và kéo dài khoảng một tuần. Chu kỳ của em chỉ xuất hiện hai lần rồi không có nữa.
Đến khoảng giữa năm lớp 10 em lại có kinh nguyệt và nó vẫn nhiều và kéo dài như thế, rồi từ lúc đó lại dứt. Đến bây giờ, em học lớp 12, kinh nguyệt lại xuất hiện và vẫn ra nhiều. Xin hỏi em bị sao, phải chữa thế nào? (Như Bích)
Ảnh minh họa: Hdwallpapersinn.com
Em thân mên,
Ngươi phu nư co kinh la do lơp niêm mac trong long tư cung (thương goi la da con) bong ra hằng thang dươi anh hương cua ham lương nôi tiêt tô nư trong cơ thê. Khi bươc vao tuôi dây thi, ham lương nôi tiêt tô nư trong cơ thê tăng lên nhưng chưa hoan toan ôn đinh nên chu ky kinh nguyêt thương thât thương, luc co luc không, luc nhiêu luc it.
Đây la nhưng vân đê thương găp ơ nhưng ban gai ơ tuôi vi thanh niên, sau đo lương nôi tiêt tô nư dân ôn đinh va chu ky kinh nguyêt se dân trơ nên đêu đăn hơn. Vi vây, em hay binh tâm em nhe! Sau này, nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa ổn định, em có thể đi khám sản phụ khoa để xác định nguyên nhân và điều trị.
Chuc em khoe va vui!
Theo ThS.BS Phan Bích Thủy - VnExpress
Dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt Nguyên nhân của kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít có thể do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa... Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình. Qua theo dõi và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sản phụ khoa đã đưa ra kết luận:...