6 bài học từ ‘cơn sóng thần Delta’ tấn công điển hình chống dịch COVID-19 Israel
Từ chỗ được coi là một hình mẫu về chống dịch COVID-18, Israel những ngày qua đang chứng kiến làn sóng dịch bùng phát dữ dội, số ca mắc tăng vọt.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech tại Tel Aviv, Israel ngày 5/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngay từ đầu năm 2020 khi đại dịch COVID-19 mới xuất hiện tại Israel, nhà chức trách nước này đã rất quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Israel chính là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho đa số dân chúng.
Nước này cũng thực hiện ít nhất 3 đợt phong tỏa toàn quốc hoặc khu vực để chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2. Hồi tháng 2, Israel thậm chí đã nới lỏng lệnh phong tỏa đối với nhiều hoạt động kinh tế, xã hội; người dân không còn bị hạn chế ra khỏi nhà trong vòng bán kính 1 km; công viên quốc gia, các điểm du lịch mở cửa trở lại cho du khách; các quán ăn, cửa hàng dịch vụ… được phép hoạt động phục vụ khách hàng, miễn là không tiếp xúc đông người.
Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh chóng theo hướng xấu đi trong thời gian gần đây. Ngày 22/8, Israel ghi nhân gần 4.000 ca mắc mới và 55 ca tử vong. Tính rộng ra hai tuần trở lại đây, Israel thậm chí còn là một trong những nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới với trung bình xấp xỉ 6.000 ca/ngày.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người trên 60 tuổi tại Ramat HaSharon, miền Trung Israel ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Kỷ lục ngày 9/8 nước này ghi nhận 6.275 ca mắc mới, cao nhất kể từ đầu tháng 2/2021, khi Israel đang ở thời kỳ đỉnh dịch. Ngày 15/8, Bộ Y tế Isarel thông báo số bệnh nhân COVID-19 biến chứng nặng tại Israel vượt 500 ca, mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.
Đáng chú ý, những người trên 60 tuổi chưa được tiêm vaccine chiếm tỷ lệ rất cao so với các nhóm đối tượng khác.
Vậy điều gì đã xảy ra khiến một quốc gia với tỷ lệ tiêm vaccine cao như Israel lại đang điêu đứng vì dịch bệnh? Tình hình dịch COVID-19 tại Israel giúp các nước rút ra được những bài học gì?
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Tel Aviv, Israel ngày 11/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Khả năng miễn dịch nhờ vaccine giảm dần theo thời gian
Tới ngày 25/3, Israel đã tiêm phòng đầy đủ cho hơn một nửa dân số. Số ca lây nhiễm giảm, các địa điểm công cộng mở cửa trở lại đối với những người đã tiêm chủng. Thủ tướng Israel Naftali Bennett còn nói với người dân rằng họ có thể đi ra ngoài và tận hưởng niềm vui. Đến tháng 6, tất cả các biện pháp hạn chế phòng dịch, bao gồm cả qui định đeo khẩu trang trong nhà, đã được bãi bỏ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Israel đã phải trả giá đắt cho việc nới lỏng các qui định quá sớm. Giới chức y tế nước này, và sau đó là hãng sản xuất vaccine Pfizer, cho biết dữ liệu chuyên môn của họ cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine giảm dần theo thời gian, cụ thể là khoảng sáu tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm kháng thế với COVID-19 cho học sinh tiểu học trước ngày khai trường tại Rishon LeZion, Israel ngày 22/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Biến thể Delta vượt qua vòng bảo vệ của vaccine
Israel đã không lường hết được sự nguy hiểm của biến chủng Delta. Đó là một cơn bão hoàn hảo: Khả năng bảo vệ suy yếu dần theo thời gian của vaccine xảy ra đúng vào thời điểm biến chủng Delta, phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ với độc tố và tốc độ lây lan khủng khiếp hơn, bắt đầu tấn công Israel vào mùa Hè.
Hiện nay, hầu hết các ca COVID-19 mắc mới tại Israel đều là nhiễm chủng Delta.
Cựu Giám đốc Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng của Bộ Y tế Israel, Siegal Sadetzki, đánh giá: “Yếu tố gây tác động lớn nhất là có rất nhiều người đã ra nước ngoài để đi nghỉ Hè, rồi sau đó mang biến thể Delta về Israel rất rất nhanh”.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế thành phố Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine vẫn giúp ích trong trường hợp bạn bị nhiễm
Theo Bộ Y tế Israel, tin tốt lành là trong số các ca mắc COVID-19 diện nặng ở Israel trong tuần qua, tỷ lệ các trường hợp nghiêm trọng ở người trên 60 tuổi chưa tiêm chủng cao gấp 9 lần so với ở những người cùng tầm tuổi đã tiêm đủ vaccine. Tỷ lệ các ca nặng ở nhóm người dưới 60 tuổi chưa tiêm chủng cũng cao hơn một chút so với những người đã tiêm đủ vaccine.
Tuy nhiên, giới chức y tế Israel cho biết điều đáng quan ngại là một nửa số bệnh nặng đang nằm viện đều đã được tiêm phòng đầy đủ ít nhất 5 tháng trước. Đa số họ trên 60 tuổi và có bệnh nền. Các ca nặng chưa tiêm vaccine hầu hết là những người trẻ khỏe, song tình trạng xấu đi nhanh chóng.
Số ca mắc mới trung bình hàng ngày tại Israel đã tăng gần gấp đôi trong hai tuần qua và gấp khoảng 10 lần kể từ trung tuần tháng 7, gần với con số ở thời kỳ đỉnh dịch mùa Đông năm ngoái. Số ca tử vong cũng tăng vọt, từ mức 5 ca hồi tháng 6 lên ít nhất 248 người trong tháng này. Về tổng thể, số ca mắc mới, ca diễn biến nặng và ca tử vong đều có xu hướng tăng. Đó là lý do nhà chức trách Israel phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế và xúc tiến tiêm mũi vaccine tăng cường.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Rishon Lezion, Israel ngày 13/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ lệ tiêm chủng cao, song vẫn chưa đáp đủ
Israel từng là hình mẫu trên thế giới về nỗ lực tiêm vaccine COVID-19, bỏ xa các quốc gia khác khi nước này đã tiêm được cho ít nhất 78% số công dân đủ điều kiện trên 12 tuổi.
Song vấn đề ở chỗ Israel có dân số trẻ, với rất nhiều người dưới độ tuổi đủ điều kiện để được tiêm phòng. Chưa kể, Israel còn có khoảng 1,1 triệu người đủ điều kiện và trong độ tuổi từ 12-20, song họ từ chối tiêm vaccine COVID-19. Điều đó có nghĩa là chỉ 58% tổng số người dân Israel được tiêm đầy đủ. Theo giới chuyên gia, tỷ lệ này là chưa đủ cao và chưa đủ để tạo miễn dịch cộng đồng.
Chuyên gia Eran Segal thuộc Viện Khoa học Weizmann, một cố vấn của Chính phủ Israel trong cuộc chiến COVID-19, nói: “Một số nhỏ người dân không tiêm vaccine COVID-19 đang khiến cả nước phải trả giá. Những người không tiêm vaccine là nguyên nhân đẩy nhanh sự lây lan của virus, trong bối cảnh đất nước vẫn mở cửa kinh doanh những tháng gần đây, với ít hạn chế nghiêm ngặt. Chính điều đó dẫn đến lây nhiễm hàng loạt và đó chính xác là những gì chúng ta đang chứng kiến hiện nay”.
Tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN
Tiêm vaccine quan trọng, song chưa phải là tất cả
Israel đang cố gắng làm chậm làn sóng lây nhiễm của biến chủng Delta mà không cần phải tái áp đặt một lệnh phong tỏa mới, điều mà Thủ tướng Naftali Bennett cho rằng sẽ gây thiệt hại về kinh tế và “hủy hoại tương lai đất nước”. Israel đang thực thi các qui định về số người tụ tập, tăng cường nhân viên y tế và kêu gọi những người chưa tiêm vaccine đi tiêm phòng.
Giải pháp khẩn cấp cho Israel khi chủng Delta đang bùng phát hiện nay là khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng dịch. Trong khi Israel dường như ít gặp khó khăn về nguồn cung vaccine, thì nước này lại gặp trở ngại trong việc thuyết phục người dân và đẩy nhanh hơn nữa tốc độ bao phủ vaccine toàn quốc. Song song với đó, các biện pháp khác như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi công cộng, hạn chế các sự kiện đông người vẫn cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
Lực lượng y tế kiểm tra giấy tờ của người dân trước khi tiêm. Ảnh: Quang Minh – P/v TTXVN tại Israel.
Mũi tiêm tăng cường cung cấp khả năng bảo vệ cao hơn
Israel là quốc gia đầu tiên tiến hành tiêm mũi vaccine thứ ba (tăng cường), bằng vaccine Pfizer trên phạm vi toàn quốc. Nghiên cứu sơ bộ tại Israel cho thấy mũi tiêm tăng cường này giúp nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 chỉ một tuần sau khi tiêm.
Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia HMO Maccabi của Israel, tổ chức tiến hành nghiên cứu tác dụng của mũi tiêm vaccine Pfizer thứ ba, cho biết đối với những người Israel trên 60 tuổi, mũi tiêm tăng cường bằng vaccine Pfizer làm giảm 86% nguy cơ mắc COVID-19 và giảm 92% nguy cơ mắc bệnh nặng. Israel cũng hạ độ tuổi tối thiểu đối với người tiêm mũi thứ ba xuống còn 40 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Tel Aviv. Ảnh: Quang Minh – P/v TTXVN tại Israel.
Sau khi xem xét dữ liệu về các ca “lây nhiễm đột phá” ở Israel, Mỹ tuyên bố sẽ khởi động chiến dịch tiêm vaccine tăng cường từ cuối tháng 9 tới dành cho bất kỳ người nào đã tiêm mũi thứ hai được 8 tháng. Anh cũng cam kết sẽ sớm triển khai tiêm mũi thứ ba, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiêm vaccine Pfizer cho những người đã tiêm vaccine Sinovac.
Kể từ khi làn sóng dịch Delta bùng phát, trên 1 triệu người Israel đã được tiêm mũi vaccine tăng cường. Israel là quốc gia đầu tiên tiêm mũi Pfizer thứ ba trên quy mô toàn quốc, nên tình hình dịch tại nước này đang được theo dõi sát sao để rút ra những kinh nghiệm quí báu trong một cuộc chiến khó lường với COVID-19.
Israel điều tra 10 ca nhiễm biến chủng Delta Plus
Bộ Y tế Israel mở điều tra về 10 ca nhiễm chủng AY3 đột biến của chủng Delta, được cho là nguy hiểm hơn các chủng khác.
Theo giới chức y tế Israel, 10 ca nhiễm chủng AY3 được phát hiện vào hôm 19/8 với 8 ca nhiễm là người từ nước ngoài trở về và hai ca nhiễm được xác định trong nước.
Biển chủng Delta plus có các đột biến trong protein sợi, tương tự trên chủng Beta và Gamma, có thể giúp chúng lẩn tránh kháng thể. Một báo cáo của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho thấy AY3 nói riêng có khả năng lẩn tránh hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao gấp đôi so với chủng nCoV ban đầu và cao hơn 60% so với chủng Alpha. Chủng AY3 chiếm khoảng 15% ca nhiễm ở Mỹ và đã được phát hiện ở ít nhất 61 quốc gia.
Một người đàn ông được tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba tại bệnh viện gần Tel Aviv, Israel, hôm 12/7. Ảnh: AFP .
Ngoài chủng Delta plus, Israel cũng lo ngại về biến thế Lambda, còn có tên là C37, đang hoành hành ở Nam Mỹ và đã được xác định ở Mỹ. Giám đốc Vụ Quan hệ Quốc tế của Bộ Y tế Israel cảnh báo nếu chủng Lambda xuất hiện, nước này có thể phải áp đặt quyết định họ rất muốn tránh là tái phong tỏa.
Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng đang tiếp tục kêu gọi người dân tiêm vaccine Covid-19, cảnh báo một đợt phong tỏa khác có thể "phá hủy tương lai của đất nước".
Israel ghi nhận hơn 970.000 ca nhiễm và hơn 6.700 ca tử vong do nCoV. Nước này đã tiêm vaccine Covid-19 cho hơn 67,8% dân số, trong đó khoảng 62,7% đã tiêm đầy đủ.
Chủng Delta thách thức ngưỡng miễn dịch cộng đồng Với mức độ lây nhiễm của biến chủng Delta, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng các nước rất khó đạt miễn dịch cộng đồng, ít nhất trong ngắn hạn. Theo hầu hết nhà dịch tễ học, miễn dịch cộng đồng là mức độ miễn dịch cần thiết trong một quốc gia để virus không còn có thể lây lan rộng rãi. Ngưỡng...