6 bác sĩ nuốt đồ chơi để nghiên cứu về mối nguy khi hóc dị vật
Sau khi nuốt đồ chơi, 6 bác sĩ từ Anh và Australia kết luận chúng không gây nguy hiểm khi vào cơ thể, ít nhất với người trưởng thành.
Trẻ em thường nuốt phải các đồ chơi có kích cỡ nhỏ, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng.
Để biết rõ đồ chơi tác động đến sức khỏe như thế nào khi vào cơ thể, 6 bác sĩ tại Australia và Anh đã thực hiện thí nghiệm đơn giản là tự nuốt các mẩu đồ chơi.
Ảnh: Shutterstock.
Chia sẻ với Live Science, bác sĩ Tessa Davis từ khoa nhi Bệnh viện Hoàng gia London (Anh) tham gia thử nghiệm, cho biết ngày nào cũng tiếp nhận bệnh nhi nuốt phải dị vật. Ở Mỹ, theo báo cáo năm 2006 trên tờ Current Opinion in Pediatrics, có khoảng 100.000 người nuốt nhầm dị vật, trong đó trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi chiếm 80%.
Video đang HOT
Một số vật như pin cúc áo, thuốc nếu vào cơ thể sẽ gây rủi ro đáng kể về sức khỏe, cần được can thiệp y tế nhanh chóng. Trong khi đó, tiền xu và những mẩu đồ chơi nhỏ – thứ hay bị nuốt nhầm nhất – lại không gây cảm giác khó chịu khi nuốt phải.
Theo bà Tessa Davis, hiện vẫn còn ít tài liệu khoa học đi sâu tìm hiểu ảnh hưởng chính xác của đồ chơi bị nuốt đối với cơ thể trẻ em hoặc người lớn. Vì lý do này, bà cùng 5 đồng nghiệp tại Australia và Anh quyết định thử nghiệm trên chính bản thân.
Lúc sáng sớm, mỗi nhà nghiên cứu tháo rời và nuốt phần đầu của nhân vật Lego. Trước đó ba ngày, họ lập ra “nhật ký phân” để theo dõi độ cứng của phân cũng như tần suất đại tiện của mình.
Nuốt xong, nhóm nhà khoa học tự thu lại các mẩu đồ chơi lẫn trong chất thải bằng túi nilon, que đè lưỡi hoặc đũa. Riêng bà Tessa Davis sử dụng găng tay, dĩa và bô. “Bạn có thể tưởng tượng cách tôi làm rồi chứ?”, nữ bác sĩ hài hước.
Sau hai lần đại tiện, Davis đã tìm được mẩu đồ chơi từng nuốt. Thời gian thu hồi của bà là 1,42 ngày. Trong nhóm, hai bác sĩ chỉ cần một lần đại tiện (27-32 giờ sau khi nuốt), còn hai người khác cần tới 3 lần đi ngoài. Riêng một người không tìm thấy mẩu đồ chơi. “Anh ấy kiểm tra phân của mình rất kỹ suốt hai tuần”.
Nghiên cứu cho thấy nuốt nhầm đồ chơi không quá nguy hiểm, ít nhất đối với một người trưởng thành khỏe mạnh. Kiểm tra trên thang đo về độ cứng của phân trước và sau khi nuốt đồ chơi cũng không cho thấy vấn đề bất thường nào.
Các bác sĩ nhận định phần đầu mẩu đồ chơi hình nhân vật khá tròn nên dễ tiêu hóa. Nếu thay bằng các phần có cạnh nhọn như chân hoặc thân của đồ chơi, cơ thể sẽ có nguy cơ bị tổn thương.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo người dân không nên tự thực hiện thí nghiệm trên vì thu lại đồ chơi trong chất thải vừa khó vừa mất vệ sinh.
Lê Hằng
Theo VNE
Bé trai 11 tháng tuổi tử vong thương tâm vì hóc thạch
Sáng 6/12, các Bác sỹ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, 1 bé trai 11 tháng tuổi, quê ở Nghệ An, nhập viện do bị hóc thạch trước đó 1 ngày đã tử vong
Theo người nhà bệnh nhân, do cho bé ăn thạch và bị sặc, nên lập tức đưa cháu đến bệnh viện Nhi trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở; Các bác sĩ phải hồi sức tim, phổi, nhưng đồng tử 2 bên giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Ảnh minh họa.
Mặc dù các y, bác sỹ nỗ lực cứu chữa, nhưng cháu bé đã tử vong. Theo các thầy thuốc, thời gian vàng để cứu trẻ khi bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 5 đến 10 phút, nếu chậm trễ sẽ vô phương cứu chữa.
Nếu có cứu được cũng để lại di chứng nặng nề, bệnh nhi có thể phải sống thực vật. Vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm quan sát khi trẻ ăn hoặc nuốt đồ chơi.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã liên tiếp cấp cứu nhiều trường hợp bệnh nhân nhi bị hóc dị vật do ăn uống chơi nghịch; Gần đây nhất là trường hợp một cháu bé 16 tháng tuổi bị hóc giấy ăn./.
Theo vov
Tưởng bú mẹ là an toàn nhất nhưng rất nhiều trẻ đã rơi vào nguy kịch vì tai nạn này khi bú sữa Trong lúc được mẹ cho bú, bé gái bất ngờ sặc sữa và rơi vào tím tái, nghẹt thở. Đứng trước sinh tử của con, người cha hốt hoảng đội mưa chạy đi tìm bác sĩ cứu đứa bé. Trong lúc được mẹ cho bú, bé gái bất ngờ sặc sữa và rơi vào tím tái, nghẹt thở. Đứng trước sinh tử của...