5G sẽ khiến điện thoại nhanh hơn, và giúp Google, Amazon, Microsoft mạnh hơn
Trong vài năm trở lại đây, hầu hết những cuộc thảo luận tại MWC ở Barcelona đều tập trung quanh sự xuất hiện của công nghệ di động 5G và những thành tựu công nghệ mà loại mạng tốc độ siêu cao này mang lại.
Năm nay, không như những năm trước, những hứa hẹn bắt đầu trở thành sự thực khi mà các hãng sản xuất chip, trang thiết bị mạng, và các công ty smartphone mang đến MWC 2019 nhiều thiết bị có khả năng kết nối 5G, còn các nhà mạng di động thì công bố lịch trình triển khai các dịch vụ 5G của họ. Tương lai chúng ta nói đến từ lâu cuối cùng cũng sắp đến trong sự vui mừng vô bờ bến.
Tại MWC 2019, mọi công ty đều lên tiếng về những thứ mạng 5G có thể giúp hiện thực hoá. Đó là những cuộc phẫu thuật từ xa, được chỉ đạo theo thời gian thực bởi một bác sỹ đang cách bệnh viện hàng chục cây số. Đó là một chiếc xe tải ở tận Thuỵ Điển, nhưng có thể được lái theo thời gian thực bởi một người ở Tây Ban Nha. Hay những buổi hoà nhạc với thành phần là các nhạc sỹ đang đứng ở khắp nơi trên thế giới, cũng theo thời gian thực, thông qua một liên kết di động 5G.
Người xem còn được chứng kiến một viễn cảnh trong tương lai nơi mọi vật thể thường ngày – từ điện thoại đến xe hơi, đồ gia dụng, và bất kỳ thứ gì khác có thể gắn cảm biến – luôn kết nối đến Internet tốc độ cao. Đã nhiều năm qua, người ta tìm cách kết nối càng nhiều thứ vào mạng Internet càng tốt, nhưng khi con người và các vật thể được kết nối ở một tốc độ có thể xoá nhoà mọi rào cản về mặt khoảng cách, đó là một trải nghiệm không giống bất kỳ thứ gì khác trên web ngày nay.
Mạng thông minh, thiết bị tầm thường
Với tất cả những ai đang phấn khích về mạng di động thế hệ tiếp theo, chuyển đổi sang 5G đi kèm với một mối đe doạ đến sự tồn vong của ngành công nghiệp phần cứng di động vốn đang hồ hởi với sự thay đổi. Tại sao? Một phép toán đơn giản là để chạy được những phần mềm ngày càng phức tạp, phần cứng của điện thoại phải trở nên mạnh mẽ hơn.
Một trong những lợi ích trọng yếu của 5G là giảm độ trễ – tức thời gian cần thiết để câu lệnh nạp trang web hay ứng dụng đi đến trung tâm dữ liệu và quay ngược lại với điện thoại. Nếu 5G thực sự giảm được độ trễ dữ liệu đến mức những chương trình chạy trên đám mây xuất hiện trên điện thoại của người dùng mà hầu như không có độ trễ đáng chú ý, nó sẽ mang lại cho các công ty vốn kiểm soát một lượng lớn tài nguyên trong các trung tâm dữ liệu như Amazon, Google, và Microsoft cơ hội để trở thành những thế lực điện toán đối với toàn bộ thị trường di động.
Hiệu ứng chính của việc này là người tiêu dùng sẽ có thể chơi game trên các thiết bị di động với đồ hoạ PC hay console, hoặc stream video 4K tức thì mà không cần lưu giữ các tập tin lớn trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu ứng thứ hai và thứ ba mới thực sự có ý nghĩa.
Một xu hướng lớn trong 3 năm trở lại đây về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo là thu những thuật toán tinh vi có khả năng đưa ra quyết định đến mức đủ nhỏ để lưu trữ được trên một thiết bị di động. Đây chính là thứ cho phép những gã khổng lồ công nghệ – quảng cáo như Facebook và Google có thể cung cấp cho người dùng những bộ lọc ảnh và video, tự động biên dịch giữa các ngôn ngữ, và tăng tính chính xác của các dịch vụ chuyển giọng nói thành văn bản.
Với độ trễ gần bằng không, các công ty này có thể sử dụng nguồn tài nguyên điện toán khổng lồ của họ để làm mọi dịch vụ nói trên chính xác hơn. Chưa hết, bởi dữ liệu sẽ được xử lý ngay trên máy chủ của chính họ, chúng ta vô tình sẽ trao cho các công ty thêm nhiều dữ liệu về mọi hành động chúng ta thực hiện trên các thiết bị di động.
Video đang HOT
Qualcomm, nhà cung ứng chip di động lớn nhất thế giới, đã chào đón 5G bằng cách công bố bán dẫn đầu tiên có khả năng nhận tín hiệu 5G dành cho điện thoại di động. Nhưng bất kỳ công ty nào sản xuất thẻ SD hay bộ nhớ lưu trữ trên thiết bị đều đang phải đối diện với một tương lai bất định, nơi gần như mọi dữ liệu được lưu giữ trên đám mây và truy xuất tức thời thông qua các mạng di động nhanh không tưởng.
Người tiêu dùng có thể tận hưởng lợi thế của những thiết bị “nhẹ” hơn, cả về khối lượng lẫn giá cả, vì chúng sẽ cần ít các linh kiện với sức mạnh xử lý cao hơn. Các thuật toán AI hiện đang chạy trên smartphone cũng tiêu tốn rất nhiều điện năng, và quá trình xử lý dữ liệu bất tận vốn được thực hiện ngay trên thiết bị còn tiêu tốn pin ngay cả khi bạn đã tắt màn hình. Điều đó có thể thay đổi khi các thiết bị trở thành không khác gì những màn hình thụ động phục vụ mục đích hiển thị các nội dung được đẩy xuống từ máy chủ mà thôi.
Một ví dụ về phương thức xử lý như trên là KaiOS, một hệ điều hành được tối ưu nhằm cho phép các feature phone giá rẻ sử dụng được những phần mềm như Google Assistant. KaiOS có thể làm được điều đó vì mọi hoạt động tính toán, xử lý của Assistant đều được thực hiện trên đám mây của Google, sau đó truyền xuống thông qua các mạng di động, có thể là 2G, 3G hoặc 4G. Hầu hết các điện thoại KaiOS còn có thời lượng pin kéo dài cả tuần – kết quả của việc chúng sở hữu ít sức mạnh điện toán và có màn hình với độ phân giải không cao. Dù với người tiêu dùng sở hữu iPhone, đó là điều không thể chấp nhận được, nhưng chức năng và mức giá của các thiết bị KaiOS đã giúp nó trở thành hệ điều hành di động phổ biến thứ 2 tại Ấn Độ – thị trường với hơn 1 tỷ người dùng điện thoại.
Mở ra tương lai
MWC năm nay còn đánh dấu một trong những bước chuyển dịch mô hình lớn đầu tiên trong thiết kế smartphone. Dù các smartphone ngày càng lớn hơn, hình dạng cơ bản của chúng vẫn không thay đổi nhiều kể từ khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007. Nhiều hãng sản xuất điện thoại đã mang những mẫu máy màn hình gập đến MWC (hoặc giới thiệu chúng trước thềm sự kiện), mở ra những khả năng mới trong cách chúng ta tương tác với các thiết bị di động.
Khi bạn có thể stream phim, game, hay chat video độ phân giải cao mà không hề có độ trễ, bạn có lẽ sẽ muốn làm những việc đó trên một thiết bị với màn hình lớn nhất có thể mang theo bên mình. Với một chiếc điện thoại màn hình gập, bạn có một chiếc điện thoại dùng thoải mái chỉ bằng một tay, và một chiếc tablet với màn hình lớn hơn nhiều khi được mở ra.
Dù nhiều nhà sản xuất đã cam kết tung ra các điện thoại màn hình gập trong năm nay, khả năng cao là sẽ mất ít nhất vài năm nữa để những thiết bị như vậy trở nên phổ biến – nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch. Nhưng trước hết, các nhà mạng cần hoàn tất xây dựng những mạng 5G siêu nhanh, siêu…đắt để hỗ trợ những thiết bị này. Quá trình này gần đây đã gặp phải một số trục trặc gây ra bởi một chiến dịch do Chính phủ Mỹ phát động nhằm ngăn cấm công ty Trung Quốc là Huawei thiết lập các mạng di động thế hệ tiếp theo trên toàn thế giới vì quan ngại về an ninh.
Tạm bỏ qua những quan ngại về mặt địa chính trị, khi những chiếc điện thoại màn hình gập, hỗ trợ 5G, chính thức được bán ra, chúng chắc chắn sẽ nằm ngoài tầm với của phần lớn người tiêu dùng. Chiếc Mate X của Huawei có giá khoảng 2.600 USD, và Galaxy Fold của Samsung thì khoảng 2.000 USD, chưa kể khoản phí mà người tiêu dùng cần trả cho nhà mạng để sử dụng các dịch vụ 5G. Các nhà mạng di động hiện vẫn đang nghiên cứu mức giá phù hợp cho các gói cước 5G, nhưng chắc chắn chúng sẽ không rẻ.
Tham khảo: Quartz
Cận cảnh Huawei Mate X màn hình gập giá trên 60 triệu đồng tại Việt Nam
Đúng dự kiến, mẫu màn hình gập đầu tiên của Huawei đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là mẫu thử và Huawei không có lộ trình phát hành sản phẩm này tại Việt Nam.
Ra mắt lần đầu tiên tại Triển lãm MWC ở Barcelona, Tây Ban Nha, Mate X gây chú ý khi là một trong những mẫu smartphone gập đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết kế thông minh cùng những công nghệ hoàn toàn mới.
Trong đó, màn hình gập là điểm làm nên sự thú vị của sản phẩm này. Huawei cho biết họ sử dụng ngôn ngữ thiết kế mang tên cánh chim ưng giúp hai phần gập lại vừa khít đem lại tính thẩm mỹ cao.
Huawei nói rằng công nghệ gập đúng nghĩa, họ mất 3 năm liên tục để thiết kế ra công nghệ gập cánh chim ưng.
Huawei sử dụng một màn hình cỡ lớn lên đến 8 inch ở chế độ mở với độ phân giải 2.480 x 2.200 pixel. Màn hình này có tỉ lệ 8:7,1 nên trông khá vuông vắn, dễ cầm để đọc sách cũng như xem phim.
Khi gập lại, máy có màn hình ở phía trước 6,6 inch và mặt sau là 6,38 inch. Màn hình phía trước và sau đều tràn viền và không có bất cứ một chiếc camera nào trên màn hình này. Chính điều này giúp kích thước màn hình lớn hơn và trải nghiệm tốt hơn các đối thủ như iPhone XS Max 6,5 inch hay Galaxy Fold là 4,6 inch.
Ở cạnh viền, Huawei đưa vào hệ thống camera ở viền mặt trước và cạnh viền hông được thiết kế phần cạnh 2 trong 1, tích hợp dấu vân tay mở khóa sản phẩm.
Khi mở ở chế độ tablet, độ dày của máy 5,4 mm, khá mỏng khi so với Apple New iPad 5,9 mm hay Galaxy Fold là 6,9 mm.
Mate X hỗ trợ cụm 3 camera hợp tác với Leica. Trong đó có một ống kính thường 40 MP, khẩu độ f/1.8, một camera telephoto 8 MP khẩu độ f/2.4 và một góc siêu rộng 16 MP, f/2.2.
Điểm thú vị ở camera này đó là khả năng chụp ảnh chân dung mà cả người chụp lẫn người được chụp đều được thấy ở cả 2 màn hình.
Một điểm nhấn khác của Mate X mà Huawei nói rằng đây là mẫu smartphone 5G nhanh nhất thế giới hiện nay khi sử dụng con chip 5G Balong 5000 và được hỗ trợ bởi vi xử lý Kirin 980. Con chip 5G đa chế độ này được sản xuất trên tiến trình 7nm, hỗ trợ từ 2G cho đến 5G. Đáng chú ý, con chip này hỗ trợ các hạ tầng mạng NSA và cả SA, tức hạ tầng mạng 5G ở đâu trên thế giới đều sử dụng được.
Ngoài ra, máy có dung lượng pin 4.500 mAh hỗ công nghệ sạc super charge 55W. Huawei khẳng định đây là công nghệ sạc nhanh nhất thế giới hiện nay.
Theo Dan Tri
Smartphone màn hình gập đầu tiên sẽ về Việt Nam vào ngày 5/3 Smartphone màn hình gập đầu tiên của Huawei là Mate X sẽ về Việt Nam vào ngày 5/3.. Nguồn tin này tiết lộ, Huawei mang sản phẩm này về để giới truyền thông trong nước có thể trải nghiệm và tận mắt xem công nghệ mới mà hãng trang bị. Cụ thể, sáng thứ 3, tức ngày 5/3, thế hệ Mate X sẽ...