59% doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên và cắt giảm lao động
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 4-2020, cả nước có gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Hàng triệu lao động gặp khó khăn do Covid-19
Gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng
Ngày 24-4, Tổng cục Thống kê đã công bố công bố tình hình lao động việc làm quý I-2020.
Theo đó, trong số gần 5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất (hơn 1,2 triệu lao động), tiếp đến là lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ (hơn 1,1 triệu lao động) và trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (gần 740 nghìn lao động).
Đáng chú ý, khoảng 54% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, 46% lao động bị ảnh hưởng đang làm việc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã; trong đó, khoảng 70% lao động bị ảnh hưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp và hợp tác xã.
Tương tự, đa số lao động bị ảnh hưởng của ngành bán buôn, bán lẻ và dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh cá thể, tương ứng là 74% và 73%.
Video đang HOT
Tại các doanh nghiệp và hợp tác xã, đến giữa tháng 4-2020, có gần 59% lao động tạm nghỉ việc; 28% lao động bị giãn việc hoặc nghỉ luân phiên và lao động bị mất việc chiếm gần 13%.
Cơ quan thống kê cũng chỉ ra, ngành vận tải kho bãi và ngành giáo dục và đào tạo có tỷ lệ tạm nghỉ việc cao nhất, chiếm gần 70% mỗi ngành.
Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành dịch vụ ăn uống có tỷ trọng lao động bị mất việc, bỏ việc cao nhất trong tổng số lao động bị ảnh hưởng so với các ngành khác với gần 20%.
Theo Tổng cục thống kê, dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn so với doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Khó khăn buộc doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên, cho lao động nghỉ việc không lương, giảm lương người lao động; trong đó, “cho lao động giãn việc/nghỉ luân phiên” là giải pháp được áp dụng phổ biến nhất (gần 34% doanh nghiệp thực hiện) và trên 25% doanh nghiệp thực hiện “cắt giảm lao động”.
Giai đoạn khó khăn của người lao động
Bà Vũ Thị Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) cho biết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ghi nhận mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm qua với khoảng 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, giảm 1,2 đến 1,3 điểm phần trăm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.
Thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I-2020 là gần 1,1 triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Kéo theo đó, tốc độ tăng thu nhập của người lao động so với cùng kỳ năm trước chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng thu nhập của quý I-2019 so với quý I-2018. Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I- 2020 đạt 6,2 triệu đồng, tăng 353 nghìn đồng so với quý trước và tăng 473 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
“Thu nhập của người lao động tăng nhưng tốc độ tăng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước”- bà Vũ Thị Thu Thủy nói.
Nhận định về tình hình lao động, việc làm thời gian tới, ông Phạm Quang Vinh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, đến hết quý 2, tình hình dịch bệnh hoặc dư âm của nó sẽ vẫn là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp và người lao động.
“Do vậy, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động hơn bao giờ hết cần phải chung tay kiểm soát dịch bệnh đồng thời từng bước ổn định và phát triển kinh tế”- ông Phạm Quang Vinh nói.
Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, trong giai đoạn này, doanh nghiệp, có thể nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất, kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh trực tuyến; đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho người lao động…
Đồng thời, người lao động cũng cần tận dụng thời gian để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo khả năng thích nghi và thay đổi không ngừng của thị trường lao động.
Hà Linh
Thành phố Hồ Chí Minh thu hút trên 1 tỷ USD vốn FDI
Tính từ đầu năm đến ngày 20/3, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được trên 1,052 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm 33% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến ngày 20/3, Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được trên 1,052 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), giảm 33% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, thành phố có 290 dự án cấp mới với vốn đăng ký 142,5 triệu USD, tăng 14,2% về số dự án và giảm 50,7% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Điều chỉnh vốn đầu tư có 46 lượt dự án với số vốn tăng thêm 80,8 triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thành phố cũng đã chấp thuận cho góp vốn, mua cổ phần 1.342 trường hợp với tổng vốn đạt 829,3 triệu USD.
Ngành thương nghiệp tiếp tục dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài trong quý 1 với 132 dự án, vốn đầu tư 91,2 triệu USD, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 62 dự án, vốn đầu tư 18,3 triệu USD, chiếm 12,8%; thông tin và truyền thông 45 dự án, vốn đầu tư 9,5 triệu USD, chiếm 6,7%; xây dựng 12 dự án, vốn đầu tư 6,8 triệu USD; công nghiệp chế biến, chế tạo 6 dự án, vốn đầu tư 5,5 triệu USD...
Theo đối tác đầu tư, trên địa bàn thành phố đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Trong số đó, Singapore có 45 dự án, vốn đầu tư 39,2 triệu USD, chiếm 27,5% tổng vốn cấp mới; Hong Kong (Trung Quốc) 23 dự án, vốn đầu tư 26,3 triệu USD, chiếm 18,4%; Nhật Bản 29 dự án, vốn đầu tư 23,5 triệu USD, chiếm 16,5%....
Tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 20/3 là 9.462 đơn vị, với tổng vốn đăng ký 47,5 tỷ USD.
Về vốn đầu tư trong nước, từ đầu năm đến ngày 15/3, thành phố đã cấp phép thành lập mới 8.121 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 95.057 tỷ đồng. So cùng kỳ năm trước, số giấy phép tăng 2,2% và vốn giảm 30,7%.
Chiều ngược lại, từ đầu năm đến ngày 29/2, trên địa bàn thành phố đã có 240 doanh nghiệp giải thế, giảm 61,5% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp chuyển đi tỉnh thành khác là 348 đơn vị, tăng 46,8%; doanh nghiệp ngưng hoạt động có thời hạn là 4.309 đơn vị, tăng 45,1%./.
H.Tuấn
OPEC+ và những bế tắc trong việc duy trì giá dầu mỏ Hội nghị OPEC nhằm tìm kiếm một sự đồng thuận về việc tiếp tục giảm nguồn cung ra thị trường chí ít trong vòng 6 tháng tới diễn ra thật không đúng lúc. Trong khi nền kinh tế thế giới nói chung và tại một số quốc gia nói riêng đang có một số chỉ dấu manh nha của cuộc khủng hoảng mới...