57 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thành công hơn 65.700 tấn gạo
Ngày 28/4, Tổng cục Hải quan cho biết, ngay sau khi mở hệ thống hải quan điện tử từ 0 giờ ngày 28/4, chỉ trong vòng 23 giây, 78 tờ khai của 57 doanh nghiệp đã được đăng ký thành công xuất khẩu 65.713,49 tấn gạo vừa được bổ sung trở lại.
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trong số gạo vừa được mở tờ khai thành công nói trên, có hơn 53.421 tấn là lượng hàng bị hủy của tờ khai từ ngày 12/4. Theo quy định, sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, thương nhân không có hàng để xuất khẩu thì tờ khai sẽ bị cơ quan hải quan hủy. Do đó, lượng gạo của tờ khai bị hủy được hồi lại hệ thống để các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký tờ khai mới.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, hệ thống cũng bổ sung vào hạn ngạch 12.292 tấn. Đây là lượng gạo nếp đã đăng ký tờ khai hôm 12/4 và không bị tính vào hạn ngạch.
Video đang HOT
Trước đó, hơn 17.800 tấn gạo nằm ở cảng biển, cửa khẩu quốc tế từ trước ngày 24/3 cũng được phía Bộ Công Thương cho mở tờ khai xuất khẩu từ ngày 25/4, còn gạo nếp cũng được xuất khẩu bình thường, không phải tính vào hạn ngạch của tháng này.
Ngày 27/4, Tổng cục Hải quan cũng có công văn gửi hải quan các tỉnh Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, An Giang về việc có một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai xuất khẩu cho các lô hàn g nằm ở cảng biển, cửa khẩu quốc tế từ trước ngày 24/3 vượt số lượng đã thống kê so với báo cáo trước ngày 24/4. Do đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các tỉnh liên hệ làm việc với doanh nghiệp để xác nhận lượng gạo tồn thực tế tại cửa khẩu cảng biển quốc tế trước ngày 24/3.
Tổng Cục Hải quan đề nghị, hải quan địa phương gửi kết quả trước 12 giờ ngày 28/4.
Thùy Dương
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...