55 ngày cứu sống ca viêm màng não mủ đặc biệt
Không có dấu hiệu “kinh điển” trong y văn, mọi chẩn đoán đều dẫn đến viêm phổi thông thường. Sau 9 ngày, bệnh nhi mới được xác định bị viêm màng não mủ khi bệnh đã diễn tiến nặng. Sau 55 ngày nỗ lực giành giật sự sống, cháu bé được xuất viện trong niềm vui vỡ òa của tất cả mọi người.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khoa vừa điều trị thành công cho một bệnh nhi mắc viêm màng não mủ hết sức hy hữu.
Bệnh nhi là Đồng Quốc Việt, 8 tháng tuổi (Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định). Ngày 16/6, cháu Việt có biểu hiện sốt, ho, tiêu chảy được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu với chẩn đoán viêm phổi. Bệnh nhi được điều trị kháng sinh 3 ngày rồi về nhà nhưng không đỡ.
Đến ngày 25/6, cháu Việt tiếp tục được gia đình đưa lên Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt 39 độ, ho có đờm, tiêu chảy, nôn, phổi có rít ran, khám màng não không xác định được bệnh cảnh rõ ràng.
Do tự nhập viện không có giấy chuyển tuyến nên các bác sĩ không xác định được bệnh nhi đã điều trị kháng sinh nào. Dựa theo biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ tại Bạch Mai tiếp tục cho cháu Việt điều trị theo phác đồ viêm phổi.
Bệnh nhi hồi phục diệu kỳ sau hơn 7 tuần điều trị trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình, bác sĩ. Ảnh: T.Hạnh
Video đang HOT
“Tuy nhiên 9 ngày trôi qua vẫn không thấy tiến triển. Chúng tôi thấy bệnh nhi khó thở nhẹ không tương xứng với tình trạng mệt mỏi nên nghi ngờ viêm màng não mủ”, PGS Dũng nói.
Kết quả, khi chọc dịch não tủy, phát hiện bệnh nhi đã bị viêm màng não mủ nặng, protein tăng lên 4,3, trong khi người bình thường chỉ 0,4.
Theo PGS Dũng, việc chẩn đoán viêm màng não mủ ở trẻ dưới 1 tuổi gặp nhiều khó khăn, có nhiều dấu hiệu dễ đánh “lạc hướng” sang viêm phổi, vì viêm phổi cũng có thể biến chứng viêm màng não.
Với trường hợp cháu Việt, cả 3 dấu hiệu thông thường của viêm màng não mủ như như đau đầu, táo bón, gáy cứng đều không có. Thêm nữa trước khi nhập viện, bệnh nhi đã được dùng kháng sinh, làm mất triệu chứng, dẫn đến khó chẩn đoán.
Có kết quả, các bác sĩ lập tức tập trung dùng kháng sinh đặc biệt với liều cao gấp đôi bình thường để có thể ngấm được vào màng não đồng thời áp dụng truyền tĩnh mạch kéo dài…
Theo PGS Dũng, trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhi đã nhiều lần có nguy cơ tử vong vì sốc nhiễm trùng. Tuy nhiên sau hơn 7 tuần điều trị (thông thường là 2-3 tuần), sức khỏe cháu bé đã ổn định, phục hồi diệu kỳ và điều đặc biệt, không để lại bất kỳ di chứng nào.
Ngày 18/8, cháu Việt đã được làm thủ tục xuất viện.
Theo y văn thế giới, với viêm màng não mũ, nếu chẩn đoán trước 3 ngày từ khi có biểu hiện, đại bộ phận sẽ chữa khỏi. Chẩn đoán giai đoạn từ 4-7 ngày có nguy cơ để lại di chứng cao. Còn trường hợp sau 7 ngày là chắc chắn có di chứng. Trường hợp bệnh nhi Việt chẩn đoán khi đang ở ngày thứ 9, tức rất nặng nhưng lại không để lại di chứng. Đây là điều hết sức hy hữu.
“Hiện vẫn đang là thời điểm cao điểm của viêm màng não. Do đó các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý các dấu hiệu của trẻ. Nếu có các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, sốt cao trên 39 đô, nước mũi chảy, ho, đau đầu liên tục… thì cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không tự ý điều trị vì có thể làm giảm hoặc mất triệu chứng của bệnh”, PGS Dũng khuyến cáo.
T.Hạnh
Theo VNN
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống trẻ mắc viêm màng não mủ
Đây là trường hợp hi hữu bệnh nhân được cứu sống, không để lại di chứng sau 9 ngày mắc viêm màng não mủ.
Sáng 18/8, Khoa Nhi BV Bạch Mai vừa họp báo công bố đã cứu chữa thành công cho một bệnh nhân nhi tên Đồng Quốc Việt (8 tháng tuổi, Hải Hậu, Nam Định) mắc viêm màng não mủ với tiên lượng ban đầu xấu.
Theo BS. Phạm Văn Hưng (Khoa Nhi, BV Bạch Mai), bệnh nhân nhi nhập viện trong tình trạng sốt, ho, tiêu chảy và nôn và được chuẩn đoán viêm phổi, tiêu chảy.
Được biết trước khi nhập viên, bệnh nhân đã được điều trị ở tuyến dưới với chuẩn đoán bệnh tương tự nhưng bệnh không đỡ. Sau thời ngắn điều trị không hiệu quả, bệnh nhân được cho xét nghiệm dịch não tủy với kết luận viêm màng não mủ.
Bé Việt bên cạnh BS Hưng và người thân, sau thời gian điều trị thành công bệnh viêm màng não mủ
Sau 7 tuần liên tiếp điều trị với chỉ định dùng kháng sinh liều gấp đôi, truyền tĩnh mạch kéo dài 3h/lần. May mắn trẻ đã hoàn toàn bình phục không để lại di chứng. Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, đây là một trường hợp hi hữu được cứu sống mà không để lại bất kỳ di chứng nào đối với trẻ.
Bởi theo y văn thế giới, khi mắc căn bệnh này từ 3-7 ngày, nếu được chữa trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh nhưng sẽ để lại di chứng và sau 7 ngày phát bệnh mới điều trị thì sẽ để lại di chứng rất nặng như mù, liệt, sa sút trí tuệ... Điều đáng lưu ý ở bệnh nhân nhi này là không có những biểu hiện của bệnh như đau đầu, cứng cổ, táo bón mà trẻ lại có biểu hiện tiêu chảy...khiến các bác sĩ có những chuẩn đoán chưa chuẩn.
Bên cạnh đó, do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trong điều trị trước khi nhập viện đã khiến trẻ mất dấu hiệu bệnh viêm màng não. "Khác với người lớn, trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, do vậy khi trẻ sốt, ho, co giật và mệt lờ đờ nên nghĩ tới mắc bệnh viêm màng não và cần xét nghiệm dịch não tủy để kịp thời phát hiện và điều trị", Bs. Dũng khuyến cáo.
Chia sẻ với Báo Giao thông, chị Nguyễn Thị Thắm (mẹ bệnh nhân) xúc động cho biết: "Khi đưa con nhập viện, gia đình đã xác định tình huống xấu nhất có thể xảy đến và gần như không còn chút hi vọng cứu chữa. Tuy nhiên, sự tận tình của các bác sĩ khoa Nhi đã mang lại sự sống mới cho con tôi. Con tôi đã được tái sinh nhờ y bác sĩ nơi đây. Với gia đình chúng tôi không còn niềm hạnh phúc nào hơn bế trên tay đứa con đã hoàn toàn khỏe mạnh như bây giờ"./.
Báo GTVT
Theo_VOV
Cứu sống bệnh nhân bị cuốn vào máy hút cát rách toác lồng ngực Một người phụ nữ làm nghề cát sạn trên sông Hương (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) bị cuốn vào máy nổ làm rách toác thành bụng trước, toàn bộ lồng ngực bị hở, gãy hở hai xương cẳng chân phải... đã được các bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế tích cực cứu sống. Sau hơn 10 ngày được phẫu thuật, chi H. đã dần...