54 phút liên lạc từ buồng lái MH370 hé lộ nhiều nghi vấn
Ngày 29/1, chính phủ Malaysia chính thức tuyên bố vụ MH370 mất tích chỉ là tai nạn, và 239 người trên khoang được tin là đều thiệt mạng. Tuy nhiên, nghe lại 54 phút liên lạc từ buồng lái chiếc Boeing và đối chiếu với các mốc sự kiện dường như cho thấy giả thuyết khác.
(Ảnh minh họa)
Toàn bộ 54 phút liên lạc giữa tổ lái của chuyến bay MH370 với kiểm soát không lưu tại Kuala Lumpur, Malaysia cũng như các đài kiểm soát không lưu khác từ thời điểm máy bay di chuyển ra vị trí cất cánh, tới khi mất tích trên Biển Đông đã được tờ Telegraph của Anh đăng tải.
Trong đoạn này có cả đối thoại tại thời điểm mà cơ quan điều tra tin rằng máy bay đã bị phá hoại, cũng như những lời cuối cùng của cơ phó Fariq Abdul Hamid, 27 tuổi: “Được rồi, chúc ngủ ngon”.
Chiếc Boeing 777 biến mất hôm 8/3 năm ngoái, mang theo 239 người không lâu sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur để khởi hành tới Bắc Kinh. Các nhà phân tích khẳng định toàn bộ chuỗi các đối thoại giữa máy bay và mặt đất có vẻ “bình thường một cách hoàn hảo”. Tuy nhiên, có 2 chi tiết đáng ngờ hoặc ít nhất là gây chú ý.
Chi tiết đầu tiên là thông điệp lúc 1 giờ 07 phút sáng, nói rằng máy bay đang bay ở độ cao 35.000 feet (10.668m). Thông tin này là không cần thiết bởi nó đơn giản lặp lại thông điệp được phát đi trước đó chỉ 6 phút.
Video đang HOT
Hơn nữa, nó đến vào thời điểm then chốt, 1 giờ 07 phút sáng. Đó là thời điểm cuối cùng thiết bị liên lạc của máy bay gửi đi tín hiệu trước khi bị tắt, khoảng 30 phút sau đó, rõ ràng một cách có chủ ý.
Một bộ phát đáp tín hiệu khác bị tắt lúc 1 giờ 21 phút, nhưng cơ quan điều tra tin rằng thiết bị liên lạc đầu tiên bị tắt trước khi Hamid nói lời “chúc ngủ ngon” lúc 1 giờ 19 phút.
Thêm một điểm lạ lùng, gây nghi vấn chiếc máy bay biến mất không phải tai nạn, đó là sau khi mất liên lạc máy bay chuyển hướng rất gấp ngay tại khu vực chuyển giao quyền kiểm soát giữa đài kiểm soát không lưu Kuala Lumpur và TP.HCM.
“Nếu tôi có ý định đánh cắp một máy bay, đó chính là vị trí tôi làm việc đó”, Stephen Buzdygan, một cựu phi công điều khiển máy bay 777 của British Airways cho biết. “Có thể có những khu vực “mù” giữa các đài kiểm soát không lưu…Đó là thời điểm duy nhất chuyến bay có thể không được nhìn thấy từ mặt đất”.
Bất chấp một chiến dịch tìm kiếm quốc tế do Úc dẫn đầu vẫn đang diễn ra tại khu vực nghi máy bay rơi xuống biển đã kéo dài, trở thành chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn tốn kém nhất lịch sử, vẫn không có dấu vết nào của chiếc Boeing được tìm thấy.
Các cơ quan điều tra hiện đang tập trung làm rõ vì sao MH370 lại bay chệch khỏi lộ trình ban đầu hàng nghìn cây số, trước khi lao xuống Ấn Độ Dương.
Warren Truss, phó thủ tướng Úc từng thừa nhận mảnh vỡ của MH370 có thể không bao giờ được tìm thấy. “Một thứ gì đó nổi trên mặt biển cách đây rất lâu có thể sẽ không còn trên mặt nước. Cũng có khả năng một mảnh vỡ hay bất kỳ vật liệu nào khác có thể đi di chuyển một khoảng cách lớn, có thể lên tới hàng trăm cây số”.
Theo Dantri/ Telegraph
IS bắt 2 con tin Nhật, đòi chuộc 200 triệu USD
Nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS) đang dọa sẽ giết hại 2 con tin người Nhật, nếu Tokyo không chấp nhận trả 200 triệu USD tiền chuộc trong vòng 72 giờ tới, theo một đoạn clip do nhóm khủng bố này công bố ngày 19/1.
Các tay súng IS đang dọa sát hại 2 con tin Nhật (Ảnh: AP)
Trong đoạn phim, một tay súng mặc đồ đen giơ lên một con dao trong khi đưa ra thông điệp bằng tiếng Anh. Những kẻ này đứng giữa hai con tin mặc trang phục màu cam.
"Các người có 72 giờ tính từ giờ phút này để gây áp lực lên chính phủ đưa ra một quyết định khôn ngoan, đó là chi ra 200 triệu USD để cứu sinh mạng các công dân của mình", kẻ phiến quân nói.
Kẻ này khẳng định khoản tiền chuộc là để bù đắp cho những viện trợ phi quân sự mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa cam kết để hỗ trợ chiến dịch chống IS, trong chuyến công du Trung Đông vẫn đang diễn ra. Trong ngày 20/1, ông Abe đang ở thăm Jerusalem.
Chính phủ Nhật khẳng định đang xem xét những lời đe dọa.
"Chúng tôi có biết thông tin trên. Chúng tôi đang thảo luận về vấn đề này", một quan chức đơn vị chống khủng bố của Bộ ngoại giao Nhật cho biết, nhưng từ chối cung cấp danh tính. Khi được hỏi liệu chính phủ Nhật có cho rằng đoạn phim là xác thực hay không, người này nói: "Chúng tôi cũng đang kiểm tra nó".
Một trong những con tin từng xuất hiện trong đoạn clip được đăng tải hồi tháng 8, trong đó người này cho biết tên mình là Haruna Yukawa, và bị thẩm vấn một cách thô bạo bởi những kẻ bắt giữ.
Con tin thứ hai, có tên là Kenji Goto, sinh năm 1967, là một phóng viên tự do, người đã lập ra một công ty có tên Independent Press tại Tokyo năm 1996, sản xuất phim tài liệu, về Trung Đông và các khu vực khác cho truyền hình Nhật, bao gồm cả kênh NHK.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Trục vớt hộp đen thứ hai, phát hiện nhiều mảnh vỡ quan trọng Ngày 13/1, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Indonesia đã trục vớt thành công hộp đen thứ hai của máy bay QZ8501. Dự kiến trong vòng một tháng, kết quả phân tích sơ bộ sẽ được công bố. Đồng thời, các thợ lặn hôm nay cũng định vị được vị trí động cơ máy bay dưới biển. Nhiều mảnh vỡ lớn của máy...