535 tỷ đồng xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 – 2020 với tổng kinh phí 535 tỷ đồng.
(Ảnh minh hoạ)
Chương trình trên được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020 với tổng kinh phí 535 tỷ đồng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các dự án, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng hỗ trợ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật mới phát sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm xử lý, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi chất lượng môi trường tại các cơ sở, khu vực công ích, các điểm tồn lưu do hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải từ các đô thị loại II trở lên đang gây suy thoái, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
Phấn đấu đến năm 2020 xử lý ô nhiễm môi trường của 30 bãi rác, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục ô nhiễm, giảm thiểu suy thoái, cải tạo và phục hồi môi trường.
Thu gom, tiêu hủy thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu và cải thiện, phục hồi môi trường đối với 70 điểm tồn lưu bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì tồn lưu gây ra; đầu tư xây dựng 3 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn từ các đô thị loại IV trở lên, xả trực tiếp ra 3 lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.
Video đang HOT
Thế Kha
Theo Dantri
Để cảng cá xanh trong, sạch mùi hãy học kinh nghiệm của Đà Nẵng
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và ngành chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng) đã được cải thiện đáng kể.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp, nước tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang hiện nay đã xanh trong hơn.
Từng bước thay đổi thói quen
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích mặt nước 57ha và diện tích trên bờ 25ha. Với một diện tích lớn như vậy, việc xử lý triệt để rác thải, nước thải từ lượng lớn tàu thuyền có khi lên đến hơn 1.000 chiếc là một thách thức lớn cho đơn vị quản lý.
Cạnh đó, mỗi ngày Âu thuyền và Cảng cá này còn có một lượng lớn rác trôi nổi, các chất thải do quá trình nhập cảng, đưa hải sản từ tàu thuyền lên bờ để tiêu thụ hoặc trong quá trình sơ chế, đóng gói, chế biến sản phẩm và đặc biệt là hệ thống nước thải, xác thủy hải sản qua quá trình buôn bán, hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản trước khi đưa đi tiêu thụ.... đã làm cho môi trường nước và không khí khu vực này ô nhiễm nặng nề.
Một năm qua, khi TP. Đà Nẵng kiên quyết xóa điểm nóng ô nhiễm tại Âu thuyền Thọ Quang, nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm góp phần cải thiện môi trường ở đây.
Trong nhiều biện pháp được đơn vị quản lý triển khai nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại Cảng cá Thọ Quang, thì việc tuyên truyền, vận động và nâng cao ý thức cho người dân và ngư dân được xem là giải pháp hàng đầu. Từ việc phát trờ rơi, xây dựng các bảng pa nô, bảng biểu, phát thanh trên loa, cho tàu cá mượn sọt đựng rác trong thời gian lưu tại Cảng để thu gom rác đưa lên bờ... đều được Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang triển khai. Từ đó, từng bước tạo thói quen, làm thay đổi hành vi vứt rác bừa bãi, không để gây ô nhiễm môi trường.
Song song với công tác tuyên truyền, nhắc nhở, Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang còn phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức cho các chủ tàu, chủ xe, thương nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ buôn bán tại Cảng ký cam kết về bảo vệ môi trường gắn với sự tuần tra, nghiêm khắc xử lý các vi phạm của các lực lượng chức năng như: biên phòng, cảnh sát môi trường, nhờ vậy đã tạo hiệu quả răn đe nhất định đối với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường.
Ông Ngô Văn Cát - Phó trưởng Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cho biết, hiện Ban quản lý đã yêu cầu 100% các tổ chức, cá nhân buôn bán, làm ăn tại Khu vực Âu thuyền và Cảng cá ký cam kết không vứt rác, phóng uế, chất thải ra môi trường; đã tổ chức thành lập Tổ giám sát hoạt động bảo vệ môi trường với sự tham gia của nhiều bà con ngư dân, các tiểu thương, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp.
Cảng cá Thọ Quang đang dần trên đường trở thành trung tâm kinh tế kết hợp với du lịch.
Tiến đến đưa cảng cá thành mô hình du lịch
Theo đề án của UBND TP. Đà Nẵng, việc mở rộng, nâng cấp Cảng cá Thọ Quang đã được Bộ NNPTNT phê duyệt tại Quyết định số 4457/QĐ-BNN-TCTS, ngày 28/10/2016, Cảng cá Thọ Quang sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm kinh tế kết hợp với du lịch. Đây là cơ hội để nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của cảng cá này, trong đó có vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự.
Ông Ngô Văn Cát cho biết: Ban đã thành lập Đội Môi trường với14 thành viên hoạt động thường xuyên, được trang bị cơ bản các công cụ, dụng cụ thiết yếu, làm việc tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày nghỉ, lễ, tết) nhằm đáp ứng kịp thời việc dọn vệ sinh, thu gom rác thải, không để rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
"Rác được thu gom dứt điểm mỗi ngày, không để đồn đọng sang ngày khác. Khối lượng rác thải thu gom tại đây thống kê lên đến 130-140m3/tháng. Đặc biệt, trong những ngày mưa bão, áp thấp nhiệt đới lượng tàu về nao đậu đông hơn thì cũng là thời điểm lượng rác thải tại đây cao lên đột biến, gấp 2-3 lần"- ông Cát nhấn mạnh.
Đặc biệt, để hạn chế mùi hôi, đơn vị tập trung kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, không để tồn đọng rác, nước thải và hạn chế tối đa hải sản rơi vãi trong quá trình buôn bán, vận chuyển; đồng thời hiện nay Ban quản lý đã nghiêm cấm, không cho sơ chế, chế biến trong khu vực cảng cá và chợ đầu mối.
Cùng với đó, ít nhất 02 ngày/lần đơn vị đều cho tiến hành phun vi sinh khử mùi tại các khu vực chợ, nhà chứa rác và các cầu cảng, đồng thời sử dụng dung dịch nước điện giải để vệ sinh, khử mùi nhằm hạn chế mùi hôi, vi sinh vật, con trùng có hại phát triển; cải tạo hệ thống thu gom nước thải để đấu nối về trạm xử lý nước thải Chợ Đẩu mối Thủy sản, sau đó bơm trực tiếp nước thải vào hệ thống thu gom nước thải tập trung để đưa về Trạm xử lý nước thải Sơn Trà xử lý.
Với những nỗ lực trên, hiện môi trường tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đang đi vào ổn định, từng bước xây dựng nơi đây thành trung tâm dịch vụ cảng gắn với du lịch mà UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu. Dự án đi vào hoạt động sẽ là nơi du khách đến tham quan, tương tự các mô hình ở nhiều nước trên thế giới như Đài Loan, Nhật Bản...
Theo Lan Anh (Báo TNMT)
Mối lo nước thải nhà máy giấy gây ô nhiễm môi trường biển UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ lo ngại về vị trí xả thải trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của nhà máy Bột giấy VNT 19. Đây là lần thứ 2 UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ lo...