5.300 tỷ xây tòa tháp 4 mặt tiền ở trung tâm Sài Gòn
Gồm 60 tầng và cao thứ 3 Sài Gòn, toà tháp SJC được xây dựng tại khu đất trước đây là Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC – nơi xảy ra hoả hoạn làm 60 người tử vong.
Chiều 2/12, UBND quận 1 cùng các chủ đầu tư làm lễ động thổ xây dựng toà tháp SJC tại khu tứ giác trung tâm TP HCM. Cao ốc được bao bọc bởi 4 trục đường: Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn và Nguyễn Trung Trực – được xem là khu “đất vàng” của Sài Gòn.
Tháp cao 208 m gồm 54 tầng cao và 6 tầng hầm. Khi hoàn thành, tòa nhà sẽ cao thứ 3 thành phố so với các công trình hiện hữu. Tổng mức đầu tư dự án hơn 5.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 4 năm.
Thiết kế tòa tháp sẽ có chiều cao thứ 3 ở TP HCM
Video đang HOT
Tháp SJC gồm tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, nhà hàng… Khi đưa vào sử dụng, đây sẽ là nơi kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất thành phố.
Dự án được UBND TP HCM cấp phép năm 2007 nhưng việc thi công bị đình trệ. Khu đất nhiều năm nay được sử dụng làm bãi giữ xe.
Tòa tháp có diện tích gần 4.000 m2, trên mặt bằng của Trung tâm thương mại quốc tế ITC – công trình bị hỏa hoạn khiến 60 người tử vong ngày 29/10/2002. ITC xây năm 1970 với 6 tầng, sau vụ cháy bị đập bỏ.
Duy Trần
Theo VNE
TP HCM yêu cầu xử lý nghiêm việc tháo dỡ biệt thự cổ
Những cá nhân và đơn vị tự ý tháo dỡ các biệt thự cũ có giá trị sẽ bị xử lý, người đứng đầu các đơn vị liên quan cũng phải chịu trách nhiệm.
Trong công văn khẩn vừa được gửi đến Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND quận 1, Bình Thạnh và các sở ngành liên quan, lãnh đạo UBND TP HCM yêu cầu nhanh chóng kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý kiên quyết đối với các cá nhân và đơn vị tự ý tháo dỡ trái phép các biệt thự cũ có giá trị về kiến trúc, văn hóa, lịch sử tại số 237 đường Nơ Trang Long và số 12 đường Lý Tự Trọng.
Công trình nhà cổ gần 100 tuổi bị tháo dỡ tại quận Bình Thạnh. Ảnh: Duy Trần
Sở Xây dựng và các quận huyện cũng được yêu cầu có biện pháp chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ các công trình có nguồn gốc biệt thự cũ, nhằm tránh trường hợp chủ đầu tư tự ý phá dỡ, chia cắt biệt thự trái pháp luật.
"Nếu để dắt dây, xảy ra các trường hợp tương tự, người đứng các cơ quan liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm", văn bản của UBND thành phố nêu.
Để tránh tái diễn, lãnh đạo thành phố yêu cầu Viện Nghiên cứu phát triển phối hợp với các sở nhanh chóng hoàn chỉnh dự thảo Tiêu chí đánh giá và phân loại các biệt thự cũ trên địa bàn thành phố và Quy định quản lý công trình xây dựng trên các khu đất biệt thự cũ không thuộc nhóm bảo tồn để trình UBND thành phố ban hành gấp, làm cơ sở xem xét, giải quyết nhanh việc cho phép tháo dỡ và cấp phép xây dựng cho người dân (đối với các biệt thự không có giá trị bảo tồn).
Trước đó, cuối tháng 6, căn biệt thự cổ gần 100 tuổi mang phong cách châu Âu tại đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) đã bị tháo dỡ khi chưa được chính quyền cho phép. Cuối năm 2015, căn nhà rộng 443 m2 từng được rao bán với giá 35 tỷ đồng. Ngay sau đó, UBND quận Bình Thạnh đã đình chỉ việc tháo dỡ.
Gần như cùng thời điểm, ngôi biệt thự cổ khác ở trung tâm quận 1 (đường Lý Tư Trọng) được bán với giá hơn 200 tỷ đồng cũng bị đập bỏ khiến nhiều người Sài Gòn tiếc nuối.
Trung Sơn - Ngọc Hậu
Theo VNE
TP HCM thí điểm cho kinh doanh ăn uống trên vỉa hè Việc thí điểm nhằm mục đích sắp xếp cho người có hoàn cảnh khó khăn đang kinh doanh lấn chiếm vỉa hè vào khu vực thí điểm để quản lý, hỗ trợ. UBND quận 1 cho biết, từ cuối tháng 3 quận sẽ thí điểm tổ chức khu vực kinh doanh ăn uống trên lề đường Nguyễn Văn Chiêm (đoạn từ Hai Bà...