53 nghệ sĩ góp mặt trong MV ‘Phật giáo Việt Nam’
MV “ Phật giáo Việt Nam” được thực hiện với mục đích lan tỏa thông điệp về lối sống đẹp, sự mạnh mẽ, lạc quan.
Chiều 6/11, buổi giới thiệu MV Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều nghệ sĩ. Đây là dự án âm nhạc chào mừng Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Phát biểu mở đầu chương trình, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Trưởng ban truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết MV Phật giáo Việt Nam có sự tham gia của 53 nghệ sĩ, tạo nên sự cộng hưởng, truyền tải cảm xúc đặc biệt đến người nghe.
Ca sĩ Phi Hùng chia sẻ anh xúc động khi nhận lời mời tham gia dự án.
Thông qua MV, những người thực hiện mong muốn truyền tải ý niệm về lối sống đẹp, theo tinh thần từ bi, hỷ xả, giảm bớt nỗi lo âu, sợ hãi, cổ vũ lối sống tích cực, lạc quan của con người trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
“Những người tham gia trong MV ở nhiều lứa tuổi, vai trò khác nhau trong các lĩnh vực. Nhưng điểm chung hội tụ trong MV Đạo ca lần này là khát vọng của người trẻ với đời sống tâm linh, điều thiện lành, muốn lan tỏa những điều tốt đẹp dâng tặng cho đời”, Thượng tọa Thích Tâm Hải chia sẻ.
Thượng tọa Thích Tâm Hải phát biểu tại chương trình.
Ca sĩ Phi Hùng nói anh vinh dự, xúc động khi được góp mặt trong MV P hật giáo Việt Nam. Anh mong muốn MV sẽ lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đạo lý của Phật giáo đến mọi người.
Cùng chung cảm xúc, nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ cô khá lo lắng khi nhận được lời mời tham gia dự án ca nhạc.
Các nghệ sĩ góp mặt trong MV.
“Đây là lần đầu tôi được mời tham gia MV về đạo Phật nên sợ mình không thực hiện tốt”, nữ nghệ sĩ cho hay.
Ngoài ra, MV có sự tham gia của các nghệ sĩ Việt như ca sĩ Cẩm Ly, Quốc Đại, Thiện Nhân, nhạc sĩ Sỹ Luân…
Chủ nhân ca khúc Giấc Mơ Trưa bị đánh bản quyền chính bài hát của mình, công ty mở họp báo giải thích lỗi do YouTube nhưng có hợp lý?
Bạn có đồng tình với cách lí giải của phía công ty trước sự việc này?
Vào ngày 25/9, nữ nhạc sĩ Giáng Son đã đăng tải ca khúc Giấc Mơ Trưa lên kênh YouTube Giáng Sol Official tuy nhiên ngay sau đó đã bị nhận thông báo khiếu nại liên quan đến bản quyền ca khúc do chính cô sáng tác. Khiếu nại này cũng cho biết đoạn âm thanh nữ nhạc sĩ đăng tải giống với đoạn âm thanh màn trình diễn Giấc Mơ Trưa của nghệ sĩ đàn nhị Dương Thùy Anh được sở hữu bởi BH Media và Hồ Gươm Audio.
Ca khúc Giấc Mơ Trưa trở nên vô cùng nổi tiếng qua giọng hát của Thùy Chi
Không đồng tình với quyết định trên, ngày 15/10 vừa qua, nhạc sĩ Giáng Son đã gửi đơn kiến nghị lên Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để ủy quyền cho trung tâm này thay mặt cô thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chị trong vụ việc mà chị cho rằng mình bị "đánh bản quyền" với ca khúc Giấc Mơ Trưa.
Chia sẻ với truyền thông, nữ nhạc sĩ Giấc Mơ Trưa cho biết: "Mọi bản quyền về tác giả, phối khí, thu âm là thuộc về tôi. Sau khi tôi đưa lên vài ngày thì có thông báo khiếu nại của BH Media thay mặt Hồ Gươm Audio Video là chủ sở hữu bản quyền. Tôi vô cùng bức xúc vì tôi không hề ký bản quyền với Hồ Gươm Audio Video và BH Media. Mọi sở hữu bản quyền phải thuộc về tôi!"
Hình ảnh nữ nhạc sĩ Giáng Son đăng kèm để mô tả việc ca khúc của chính cô đã bị đánh bản quyền bởi đơn vị khác
Phía BH Media lên tiếng, cho rằng nhạc sĩ Giáng Son đã hiểu lầm về bản quyền YouTube?
Đến ngày 27/10, phía BH Media đã mở cuộc họp báo về vấn đề "Bản quyền âm nhạc trên môi trường số", trong đó trường hợp của nhạc sĩ Giáng Son cũng đã được phía đơn vị này đưa ra thảo luận và phản hồi với các đơn vị truyền thông. Trong thông cáo báo chí, phía BH Media cho rằng nhạc sĩ Giáng Son đã "hiểu lầm về bản quyền YouTube" và đưa ra lời giải thích chi tiết như sau:
Với tư cách là đơn vị kinh doanh và bảo vệ bản quyền âm nhạc trong môi trường số, BH Media đã ghi nhận nhạc sĩ Giáng Son rất có ý thức về bản quyền. Tác giả của ca khúc Giấc Mơ Trưa đã cẩn thận chuẩn bị một bản ghi - thuộc quyền sở hữu của chị để đưa lên kênh YouTube riêng của mình.
Nhưng vì trên YouTube có nhiều bản ghi Giấc Mơ Trưa của nhiều chủ sở hữu khác nữa. Do đó, khi phát hiện bản ghi Giấc Mơ Trưa của Giáng Son mới được tải lên hơi giống với bản ghi Giấc Mơ Trưa của nghệ sĩ Dương Thùy Anh đã up lên trước đó, YouTube đã so sánh, đối chiếu và tự động gửi thông báo xác nhận bản quyền tới nhạc sĩ Giáng Son.
Hình ảnh từ buổi họp báo
Đây là cơ chế quét bản quyền tự động của YouTube, mà những ai đã từng lập kênh YouTube đều trải nghiệm và hiểu. Thông báo đó nhằm mục đích để chủ sở hữu các bản ghi đối soát bản quyền với nhau, và thông báo đó không làm ảnh hưởng đến quyền đăng tải bản ghi của Giáng Son.
Chỉ cần Giáng Son làm thao tác phản hồi, là chủ sở hữu bản ghi kia sẽ xác minh lại và gỡ xác nhận bản quyền khỏi video. Do đó, theo BH Media, việc Giáng Son dùng từ "đánh gậy bản quyền" với trường hợp của chị là chưa chính xác. "Gậy bản quyền" là mức cảnh cáo dành cho những cá nhân có dấu hiệu vi phạm bản quyền.
Nói rõ hơn về "quyền bản ghi" và "quyền tác giả" trong vấn đề bản quyền âm nhạc, phía BH Media cung cấp thêm thông tin như sau: mỗi bản ghi âm, audio của một bài hát khi được phát hành, sẽ chứa đựng 02 loại quyền tách biệt là: Quyền bản ghi (Sound Recording) liên quan đến phần nhạc, hòa âm phối khí và âm thanh giọng hát có trong bản ghi âm; Quyền tác giả (Musical Composition) liên quan đến phần giai điệu, tiết tấu và lời của bài hát được sử dụng trong bản ghi âm. Theo luật bản quyền, hãng đĩa hoặc nhà sản xuất ra bản ghi âm là người nắm giữ phần Quyền bản ghi, còn nhạc sĩ, người sáng tác bài hát nắm giữ Quyền tác giả hay còn gọi là Tác quyền.
Tại Việt Nam, có rất nhiều nghệ sĩ chưa hiểu chính xác về hai loại quyền nói trên. Có nhạc sĩ nghĩ mình là người tạo ra tác phẩm đó nên có quyền 100% đối với những bản ghi âm, ghi hình liên quan đến tác phẩm của mình. Ví dụ một nhạc sĩ chuyên sáng tác các ca khúc cho các show truyền hình của VTV, HTV, nhưng không có nghĩa nhạc sĩ được quyền đăng tải các chương trình này lên kênh YouTube của nhạc sĩ, bởi VTV, HTV mới là chủ sở hữu thực sự. Một ví dụ khác nữa, khi nhạc sĩ làm một video để đăng lên YouTube mà sử dụng bản ghi âm do của chủ sở hữu khác mà không xin phép, YouTube gửi thông báo tới nhạc sĩ ngay.
Nhạc sĩ Giáng Son tiếp tục phản hồi BH Media: "các bạn còn rất lươn lẹo"!
Sau buổi họp báo của BH Media, đến tối cùng ngày (27/10), nhạc sĩ Giáng Son tiếp tục có bài đăng trên trang Facebook cá nhân để phản hồi những thông tin và luận điểm phía đơn vị nói trên đưa ra. Mở đầu dòng trạng thái, nữ nhạc sĩ đã tỏ thái độ không vừa lòng: "không phải vì họp báo là cái gì cũng đúng", "các bạn rất lươn lẹo",...
Nhạc sĩ Giáng Son tiếp tục có phản hồi sau khi BH Media tổ chức họp báo
Nhạc sĩ Giáng Son cho biết YouTube chỉ cung cấp công cụ cho đối tác tự quản lý và thực thi, nếu đối tác không tự ý bật Content ID (phải là nội dung độc quyền) và ra lệnh quét trùng khớp thì không có chuyện video âm nhạc của Giáng Son bị dính xác nhận bản quyền từ BH Media.
NS Giáng Son
Nhạc sĩ Giáng Son cũng có hồi đáp về "quyền tác giả" và "quyền hòa âm phối khí" để kết luận người làm ẩu và sai đầu tiên là NS Dương Thùy Anh còn BH Media phải chịu trách nhiệm liên đới vì không xác minh rõ quyền tác phẩm. Nhạc sĩ Giáng Son sau khi phân tích đã cho rằng phía BH Media đã lạm dụng tính năng quản lí nội dung mà YouTube cấp để làm sai, nhận vơ nội dung bản quyền. Cô cho biết sẽ tiếp tục làm việc với luật sư và VCPMC để làm rõ về vấn đề này.
Toàn văn phản hồi của NS Giáng Son
Tiếp vụ Giấc Mơ Trưa!
Sáng nay BH Media họp báo! Rất tốt! Rất tốt! Nhưng không phải vì các bạn họp báo là cái gì các bạn nói cũng đúng đâu nhé! Hơn nữa các bạn còn rất lươn lẹo!
BH đổ tại YouTube quét là sai!
YouTube chỉ cung cấp công cụ cho đối tác (network) tự quản lý và thực thi. Nếu network không tự ý bật Content ID (phải là nội dung độc quyền) và ra lệnh quét trùng khớp thì không có chuyện video âm nhạc của Giáng Son bị claim (dính xác nhận bản quyền từ BH Media).
Người thực thi là network, họ thông qua công cụ mà YouTube cấp đó để thực hiện các hành vi cần thiết. Nếu hành vi đó là hợp lệ thì YouTube cho phép.
Nhưng nếu đó là hành vi lạm dụng (như BH Media không phân rõ nguồn gốc tác phẩm) thì hành vi này là không được phép.
Rõ ràng là BH Media đặt Content ID khi không có quyền (vì Dương Thùy Anh mượn, xin mà không hề có hợp đồng nào hết!) BH chỉ được phép bật khi Dương Thùy Anh là chủ sở hữu độc quyền đối với phần phối khí đó.
Về quyền thì có 2 quyền:
- Quyền tác giả: Tôi không có hợp đồng gì với Dương Thùy Anh!
- Quyền hòa âm phối khí: Dương Thùy Anh xin từ người phối khí của tôi.
Người làm ẩu, sai đầu tiên là Dương Thùy Anh!
Phía BH media chịu trách nhiệm liên đới vì không xác minh rõ quyền tác phẩm.
BH media không được phép bật Content ID (CID) nếu đó không phải là tác phẩm mà đơn vị này có độc quyền sở hữu.
BH đổ cho YouTube claim, báo cáo claim, nhưng sau đó lại thừa nhận BH đã nhả, gỡ claim. Vậy BH điều khiển YouTube? Không, đây là BH lạm dụng tính năng quản lý nội dung mà YouTube cấp để làm sai, nhận vơ bản quyền!
Như vậy, BH Media không những không xin lỗi tác giả, mà còn chỉ trích tác giả. Làm sai không nhận, lại họp báo để lươn lẹo về hành vi của mình! Tôi đã làm việc với luật sư của VCPMC và mọi việc sẽ rõ.
Khán giả kém duyên nói sỗ sàng "Hát đi! Nói hoài!", Mỹ Tâm trả lời "tâm phục khẩu phục" ra sao? Tiếp tục là Mỹ Tâm cùng những pha xử lí tình huống sân khấu đáng nể phục. Với kinh nghiệm trình diễn lâu năm trên sân khấu, Mỹ Tâm nổi tiếng với những pha xử lí sự cố "thần sầu" làm nên thương hiệu, xứng đáng được ghi vào "sách giáo khoa" để các nghệ sĩ trẻ học hỏi khi gặp các tình...