518 tỷ đồng rót vào 28 startup tại Shark Tank mùa 3
28 startup gọi vốn tại Thương vụ bạc tỷ ( Shark Tank mùa 3) sẽ được cam kết rót vốn lên tới 518 tỷ đồng.
Chương trình truyền hình thực tế Thương Vụ Bạc Tỉ (Shark Tank Việt Nam) mùa thứ 3, có hơn 1.000 startup đăng kí gọi gốn, và 59 startup được lọt vào vòng ghi hình trực tiếp.
Đáng chú ý, 28 startup được cam kết rót vốn, tổng số tiền đầu tư 518 tỷ đồng, gấp 2,5 lần tổng vốn rót trong mùa thứ 2 và gấp hơn 4 lần tổng vốn rót mùa đầu tiên. Số tiền được các “cá mập” rót là 22 triệu USD (khoảng 518 tỷ đồng), gấp 2,5 lần tổng vốn rót trong mùa thứ 2 và gấp hơn 4 lần tổng vốn rót mùa đầu tiên.
Shark Việt cam kết đầu tư 212 tỷ đồng vào startup gọi vốn tại Shark Tank mùa 3. Ảnh Internet
Video đang HOT
Trong mùa này, Shark Việt cam kết đầu tư 212 tỷ đồng, tương đương 9 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn rót của cả mùa. Trong đó, Luxstay là startup chiếm được nhiều vốn nhất của Shark Việt, với 2 triệu USD. Số tiền thấp nhất, nhà đầu tư này bỏ ra là 2 tỷ đồng cho 50% của Guốc Việt.
Trong khi đó, Shark Hưng cam kết rót 107 tỷ đồng trong mùa này, chiếm 20,6% tổng số vốn của cả chương trình. 2 thương vụ hao vốn nhất là mạng xã hội du lịch Astra và nền tảng giao dịch bất động sản Revex, với đồng giá 1 triệu USD.
Shark Bình cũng rót vốn tổng cộng 37,2 tỷ đồng, chiếm 7,2%, giữ vị trí thứ 4. Trong đó, có đến 27,7 tỷ đồng theo dạng cho vay không chuyển đổi. Điều này làm cư dân mạng đặt thêm một biệt danh cho Shark Bình là “Shark Bank” ( cá mập ngân hàng). Còn Shark Dzung chỉ rót 36,2 tỷ đồng, chiếm 7% tổng số vốn vào các startup trong mùa 3.
Ngoài ra, dù chỉ tham gia với vai trò “cá mập” khách mời, Shark Thủy lại là người hào phóng rót vốn. Gộp cả vốn đầu tư và khoản vay chuyển đổi, Shark Thủy đã đổ vào các startup với tổng số tiền tạm tính 17,3 tỷ đồng, chiếm 3,3%.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
Bất chấp khủng hoảng, WeWork lên kế hoạch mở thêm 2 địa điểm tại TP. HCM
Dù đang gặp khủng hoảng trên toàn cầu nhưng WeWork cho biết sẽ mở thêm 2 không gian làm việc chung (co-working space) tại TP. HCM, nâng tổng số không gian mà startup này đang sở hữu tại Việt Nam lên con số 4, theo KrAsia.
Thời gian và địa chỉ cụ thể của 2 không gian mới chưa được tiết lộ. Người phát ngôn của WeWork xác nhận thông tin này với KrAsia trong một email: "Điều đó nằm trong kế hoạch thường lệ của chúng tôi. Về cơ bản, hoạt động kinh doanh của chúng tôi vẫn tốt ở Việt Nam và chúng tôi vẫn cam kết tiếp tục thành công tại thị trường này".
Tháng trước, WeWork tuyên bố bổ sung các địa điểm mới ở Singapore và Philippines, với tham vọng tiếp tục chiếm thị phần tại các nền kinh tế đang phát triển nhanh của Đông Nam Á. Trước đó, công ty này đã đầu tư 500 triệu USD vào khu vực (bao gồm cả Hàn Quốc) từ tháng 8/2017.
Kế hoạch này của WeWork được đưa ra trong bối cảnh công ty đang gặp khủng hoảng trên thị trường toàn cầu.
Vào tháng 8/2019, WeWork nộp hồ sơ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngay lập tức, thị trường đã chỉ ra những vấn đề tiêu cực trong tình hình kinh doanh suốt 3 năm liền của "kỳ lân" này. Từng được định giá tới 47 tỷ USD, đến ngày 24/9, CEO Adam Neumann phải từ chức khi bị bóc trần hàng loạt bê bối. Giá trị của WeWork rơi từ 47 tỷ USD xuống còn 10 tỷ USD và kế hoạch IPO hoãn vô thời hạn.
Tại Việt Nam, thị trường Coworking Space được đánh giá là có nhiều triển vọng do 90% doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời làn sóng startup cũng đem lại số lượng khách hàng đông đảo.
Theo CBRE, thị trường co-working space trong nửa đầu năm 2019 vẫn đang trên đà tăng trưởng nhanh. CBRE thống kê, đến hết quý II, tổng nguồn cung tích lũy của thị trường TP.HCM đạt 46.266 m2 diện tích sàn, tăng 101% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm 2019, nâng tỷ lệ co-working space so với tổng nguồn cung văn phòng (penetration rate) từ 2% trong quý II lên đến 5% vào quý IV.
Minh An
Theo Vietnamfinance.vn
Trong đầu tư, dù ràng buộc vẫn có khe hở Để có thêm một góc nhìn cho câu chuyện các thương hiệu của Huy Việt Nam đang trên đường phá sản, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức (ảnh), Tổng giám đốc CTCP quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ICM (Innovation Capital Management), đơn vị chính thức đầu tiên của Việt Nam được cấp phép...