51% vốn cổ phần Cảng Thanh Hóa được đưa ra chào bán cạnh tranh trọn lô
Giá khởi điểm 10.600 đồng/cổ phần.
Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước ( SCIC) sẽ đưa 2.091.000 cổ phần CTCP Cảng Thanh Hóa do SCIC nắm giữ ra chào bán cạnh tranh trọn lô với giá khởi điểm 10.600 đồng/cổ phần. Cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng.
Như vậy giá khởi điểm cả lô cổ phần hơn 22 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14h ngày 8/12/2017 tại Sở GDCK Hà Nội. Cảng Thanh Hóa có vốn điều lệ 41 tỷ đồng tương ứng 4,1 triệu cổ phần. Số cổ phần SCIC đưa ra đấu giá chiếm 51% vốn điều lệ công ty. Đây cũng là toàn bộ số cổ phần SCIC đang sở hữu.
Cảng Thanh Hóa là doanh nghiệp chuyên cung ứng nhiên liệu, điện, lương thực, thực phẩm cho tàu và khách hàng; chuyên khai thác và kinh doanh cát xây dựng, bốc xếp, giao nhận hàng hóa… Tiền thân là Công ty xếp dỡ Thanh Hóa, được thành lập tháng 4/1965. Sau gần 50 năm hoạt động, đến tháng 2/2012 công ty tiến hành IPO, chào bán thành công 849.500 cổ phần ra công chúng với giá đấu thành công bình quân 10.500 đồng/cổ phần.
Video đang HOT
Tháng 3/2013 công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 41 tỷ đồng. Từ đó đến nay Cảng Thanh Hóa chưa tiến hành tăng vốn.
Tính đến 30/10/2017 Cảng Thanh Hóa có 8 cổ đông, trong đó có 3 tổ chức và 5 cá nhân. Cơ cấu cổ đông công ty khá cô đặc, hơn nữa, 4 cổ đông lớn lại nắm giữ đến 99,63% vốn cổ phần.
Tỷ trọng doanh thu 2 năm 2015, 2016 thay đổi khá lớn giữa các nhóm ngành nghề. Cụ thể, doanh thu xếp dỡ hàng hóa cả 2 năm đều đạt xấp xỉ trên 15 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng doanh thu thay đổi từ 41,5% năm 2015 lên 73,7% trong năm 2016 do tổng doanh thu năm 2016 của công ty giảm mạnh.
Chỉ có mảng xếp dỡ hàng hóa giữ vững mức doanh thu đều đặn, còn cả mảng kinh doanh than và kinh doanh dầu đều giảm mạnh nhiều lần so với cùng kỳ do năm 2016 công ty đã hoàn toàn thu hẹp lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, than để bảo toàn nguồn vốn.
Theo InfoNet/HNX
Sonadezi - "ông trùm" khu công nghiệp tại Đồng Nai lên Upcom vào ngày 20/11
Sonadezi sẽ đưa 376,5 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UpCOM với giá tham chiếu 10.900 đồng.
Sở GDCK Hà Nội vừa quyết định chấp thuận cho Tổng CTCP Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) được đăng ký giao dịch 376,5 triệu cổ phiếu trên UpCOM với mã chứng khoán SNZ. Giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch 3.765 tỷ đồng. Ngày giao dịch đầu tiên 20/11/2017. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.900 đồng/cổ phiếu.
Sonadezi là doanh nghiệp chuyên đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và dân cư; đầu tư theo hình thức BT, BOT các công trình giao thông; tổng thầu xây dựng, tư vấn khảo sát thiết kế thi công các công trình xây dựng... Công ty có vốn điều lệ 3.765 tỷ đồng, tương ứng toàn bộ 376,5 triệu cổ phần, trong đó có 262.500 cổ phần đang bị hạn chế giao dịch, đây là số cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV công ty khi Sonadezi tiến hành cổ phần hóa.
Sonadezi là doanh nghiệp do UBND tỉnh Đồng Nai thành lập năm 1990. Tháng 12/2015 công ty tiến hành IPO đưa hơn 131,33 triệu cổ phần chào bán công khai ra công chúng. Tuy nhiên, chỉ hơn 1,33 triệu cổ phần được đặt mua, chiếm... 1% tổng số cổ phần chào bán. Giá đấu thành công bình quân 10.508 đồng/cổ phiếu.
Tháng 2/2016 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 3.765 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn.
Về cơ cấu cổ đông, hiện UBND tỉnh Đồng Nai vẫn là đơn vị chủ quản sở hữu đến 99,54% vốn điều lệ. Theo giải trình trên BCTC hợp nhất ngay sau CPH, UBND tỉnh Đồng Nai chưa tiến hành bàn giao vốn cho Tổng CTCP vì vướng mắc liên quan đến tiền thuê đất KCN Biên Hòa 1.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 Sonadezi đạt 1.661 tỷ đồng doanh thu, LNST đạt trên 245 tỷ đồng.
Tính đến 30/6/2017 Tổng cộng tài sản công ty đạt 15.284 tỷ đồng, tăng 850 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tổng nợ phải trả 9.045 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ ngắn hạn 796 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với đầu kỳ còn dư vay nợ dài hạn tăng 167 tỷ đồng, lên mức 2.605 tỷ đồng. Sonadezi còn còn hơn 568 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ngoài ra còn "của để dành" là 105 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần; 355 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển; 52 tỷ đồng trong quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và gần 20 tỷ đồng trong các quỹ khác thuộc chủ sở hữu.
Theo Trí thức trẻ/HNX
BMP, NTP, VCG, DMC đồng loạt bứt phá với kỳ vọng SCIC sẽ thoái vốn ngay trong năm 2017? Các cổ phiếu VCG, BMP, NTP, DMC đã đồng loạt tăng mạnh trong những phiên giao dịch gần đây. Riêng trong sáng 13/11, VCG tăng 3,5%, NTP tăng 5,3%, BMP tăng 6% và DMC tăng 4,9%. Chia sẻ trên truyền thông cách đây ít ngày, ông Nguyễn Chí Thành - Phó Tồng giám đốc phụ trách SCIC cho biết trong cuối tháng 11,...