50.231 tỷ đồng để đầu tư trồng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản
50.231 tỷ đồng là số tiền đầu tư cho chương trình bảo vệ, phát triển rừng, chế biến lâm sản giai đoạn 2016 – 2020.
Nâng cao chất lượng rừng, đầu tư mạnh cho phát triển rừng gỗ lớn, xây dựng các chuỗi liên kết trong chế biến và thương mại lâm sản là các mục tiêu ngành lâm nghiệp hướng đến trong giai đoạn tới.
Trở thành nông sản xuất khẩu chính
Theo đánh giá của các địa phương, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng được triển khai, chỉ đạo kịp thời, việc đẩy mạnh cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào trồng rừng và chế biến lâm sản đã giúp hầu hết diện tích đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn được phủ xanh, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ổn định môi trường.
Người dân Thừa Thiên – Huế phát triển rừng gỗ lớn. Ảnh: TTH
“Hiện, mức hỗ trợ 1ha trồng rừng của Nhà nước thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư trồng rừng (60 – 70 triệu đồng/ha) nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân”.
Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên
Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng, miễn giảm tiền thuê đất trồng rừng, Bình Định hiện trở thành một trung tâm chế biến lâm sản lớn của cả nước.
Theo thống kê, năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 240 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có 28 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ nội ngoại thất, chiếm 53,3%.
Các sản phẩm chế biến gỗ của Bình Định đã xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Video đang HOT
Đánh giá về việc triển khai chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, ông Hoàng Văn Hào – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, chính sách đã giúp đánh thức các tiềm năng còn ẩn giấu dưới tán rừng. Nhờ phát huy giá trị của các loại cây dược liệu, giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đạt bình quân 103 tỷ đồng/năm.
“Hiện, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 619 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến lâm sản, nguồn gốc lâm sản đưa vào kinh doanh, chế biến chủ yếu là gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu” – ông Hào nói.
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp tại hội nghị đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản tổ chức ngày 20/8, các chính sách đầu tư cho lâm nghiệp thời gian qua đã góp phần quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên, chất lượng rừng được cải thiện, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã có trữ lượng từ trung bình đến giàu; hình thành được vùng nguyên liệu gỗ tập trung gắn với công nghiệp chế biến gỗ.
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong nhóm các ngành hàng nông sản.
Ông Bùi Chính Nghĩa – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng kinh phí huy động để phát triển lâm nghiệp đạt 50.231 tỷ đồng; đã xuất cấp 38.661 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 91.894 hộ nghèo để bảo vệ 1,3 triệu lượt hecta rừng và trồng mới, chăm sóc 21.665ha rừng.
“Nhờ các chính sách này đã góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; giá trị sản xuất đồ gỗ và lâm sản tăng từ 7,1 tỷ USD năm 2015 lên 11,3 tỷ năm 2019, năm 2020 ước đạt 12 tỷ USD” – ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, cũng theo ông Nghĩa, hiện nay, mức đầu tư cho trồng rừng, chăm sóc, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh thấp, không phù hợp với điều kiện thực tế. Nguồn ngân sách chủ yếu ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà chưa quan tâm đúng mức đến rừng sản xuất, chưa có chính sách thu hút, huy động các nhà đầu tư tư nhân vào sản xuất kinh doanh rừng, thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển rừng gỗ lớn, phát triển lâm đặc sản.
Nâng định mức đầu tư phát triển rừng
Đó là kiến nghị của hầu hết các địa phương để thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và chế biến, thương mại lâm sản.
Theo ông Vũ Đức Hảo – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên, hiện nay, định mức đầu tư phát triển rừng chưa phù hợp với thực tế, chưa khuyến khích người dân tham gia đầu tư trồng, bảo vệ rừng.
“Hiện, mức hỗ trợ 1ha trồng rừng của Nhà nước thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư trồng rừng (60 – 70 triệu đồng/ha) nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Mỗi diện tích đất trồng rừng chỉ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư 1 lần là chưa phù hợp với thực tế. Theo tôi, nên tăng mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn lên 15 triệu đồng/ha; mức hỗ trợ đầu tư rừng đặc dụng, rừng phòng hộ lên 40 triệu đồng/ha/4 năm” – ông Hảo kiến nghị.
Đây cũng là kiến nghị của ông Hoàng Văn Hào – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc. “Đề nghị Bộ NNPTNT bổ sung cơ chế, chính sách sử dụng nguồn kinh phí thu từ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất sang mục đích khác được đầu tư lại cho phát triển sản xuất lâm nghiệp tại địa phương như hỗ trợ cơ sở hạ tầng, vườn ươm, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, xây dựng các mô hình trình diễn” – ông Hào nói.
Ông Bùi Chính Nghĩa cho biết, hiện Tổng cục Lâm nghiệp đang trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, dự kiến đến năm 2022 sẽ trình Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Khi đó, các chính sách đầu tư và phát triển rừng sẽ toàn diện, hỗ trợ hơn cho các thành phần tham gia trồng, bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.
“Đề nghị Bộ NNPTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục phân bổ nguồn lực để thực hiện các chính sách đầu tư phát triển, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản; Bộ NNPTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025 để có cơ sở thu hút đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nông nghiệp” – ông Nghĩa nhấn mạnh.
Thái Nguyên: Đi học trồng rau, thú y, nông dân tự tin đầu tư 1,5 tỷ đồng nuôi gà
Song song với dạy nghề phi nông nghiệp, thời gian qua, thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh dạy nghề nông nghiệp. Nhờ được học nghề mà nhiều nông dân có việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo.
Khởi nghiệp làm giàu nhờ được học nghề
Từng là lao động được đào tạo nghề chăn nuôi thú y theo Đề án 1956, sau học nghề, anh Nguyễn Mạnh Linh (xã Đồng Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng để mở trang trại chăn nuôi gà mái đẻ.
Mô hình chăn nuôi gà đẻ của anh Nguyễn Mạnh Linh (xã Đồng Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: M.N
Sau 3 năm, anh đã xây dựng được trang trại nuôi gà rộng 3ha, với quy mô 5.000 gà đẻ. Không chỉ sản xuất trứng cấp cho nhà máy ấp trứng gà, anh đã tự đầu tư dây chuyền mở ấp trứng. Hiện nay, anh Linh còn mở rộng quy mô sang chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thương phẩm.
Anh Linh tâm sự, là nông dân, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên anh quyết tâm gắn bó với nghề. Lúc đầu, anh cũng loay hoay không tìm được hướng phát triển, mãi cho tới khi được giới thiệu học nghề.
"Lớp dạy nghề chăn nuôi thú y không chỉ giúp tôi cập nhật được kiến thức mà còn giúp tôi có thêm các kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh. Kết thúc lớp học, tôi được nhà trường và các thầy cô kết nối với các đơn vị cung ứng thuốc thú y, con giống, thức ăn... để khởi nghiệp" - anh Linh kể lại.
Để mở rộng kinh doanh, anh Linh cho biết, anh đang học lên lớp trung cấp chăn nuôi thú y ở Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại, mô hình của anh Linh đã được rất nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Cao (Phổ Yên, Thái Nguyên) học tập, nhân rộng.
Ông Nguyễn Văn Tiến - giảng viên ngành chăn nuôi Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên cho biết, 100% học viên lớp chăn nuôi ra trường đều tìm công việc mới, hoặc làm công việc cũ nhưng năng suất lao động tăng hơn trước đó.
"Ngoài học kiến thức, kỹ năng ngành chăn nuôi, trường cũng chú trọng đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho lao động ngay trong quá trình học. Ví dụ như kỹ năng khởi sự kinh doanh, kỹ năng maketing sản phẩm, hoặc thực hiện kết nối giữa các học viên với các doanh nghiệp bao cung ứng giống, thuốc thú y, cơ sở bao tiêu sản phẩm... " - ông Tiến nói.
Hơn 1.300 nông dân được học nghề
Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, năm 2019 tỉnh đã đào tạo nghề cho 1.380 lao động nông thôn. Trong đó, số lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp là 30 người. Đây là học viên lớp trồng rau an toàn tại xóm Đồng Chốc, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ. Các lao động sau học nghề được giới thiệu vào trồng rau tại Công ty Nam Hòa Xanh. Ngoài ra còn 74 học viên khác đào tạo nghề và về làm tại các trang trại, hợp tác xã trồng rau bò khai (Cù Vân, Đại Từ)... Ngoài ra có tới 1.276 nông dân được hỗ trợ đào tạo nghề, đảm bảo tiếp cận chính sách an sinh - xã hội của địa phương.
Ông Dương Văn Tuyên - Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã mang lại hiệu quả, góp phần tích cực trong việc thay đổi cách tư duy, cách làm trong đại đa số lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
"Thay đổi lớn nhất chính là gắn học nghề với phát triển sản xuất, tạo điều kiện để tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, hình thành chuối liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm" - ông Tuyên nói.
Hiện nay nhiều mô hình dạy nghề nông nghiệp phát huy hiệu quả cao như: Lớp trồng đào, quất cảnh tại xã Minh Lập, trồng rau tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ; trồng rau an toàn tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ (Thái Nguyên); trồng hoa huệ, lay ơn, đồng tiền, hồng môn tại Phường Cam Giá, TP.Thái Nguyên...
Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề nên thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 38,63 triệu đồng/người/năm, cao hơn 7,6% so với bình quân chung của cả nước (35,9 triệu đồng) và cao hơn 38% so với bình quân khu vực 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2018 cũng giảm còn 8,47%.
"Thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục làm chặt khâu khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của người lao động nông thôn. Việc đăng ký nhu cầu đào tạo phải phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã. Đặc biệt phải gắn với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên" - ông Tuyên nói.
FLEGT "mở đường", gỗ Việt rộng cửa vào EU Sau hơn 1 năm Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực, Việt Nam đang nỗ lực luật hóa các quy định để có thể tiến tới cấp giấy phép FLEGT. Giấy phép này được kỳ vọng sẽ mở...