50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng
Theo thông tin từ bộ TT-TT, mỗi tháng các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50.000 thuê bao lừa đảo cùng 50 triệu tin nhắn rác.
Thời gian qua, tình trạng cuộc gọi rác, tin nhắn rác giả danh cơ quan chức năng, doanh nghiệp với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn xảy ra thường xuyên.
Trên cơ sở phản ánh, Bộ TT-TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kết nối, xác thực thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kết quả xử lý 17 triệu thuê bao có thông tin không khớp và 10 triệu thuê bao thuộc tập sử dụng 1 giấy tờ tùy thân để đứng tên hơn 10 Sim, góp phần ngăn chặn tính trạng phát tán cuộc gọi lừa đảo, tin nhắn rác.
Video đang HOT
50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng
Bên cạnh đó, mỗi tháng các doanh nghiệp viễn thông đã chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Ngày 24/11/2023, Luật Viễn thông (sửa đổi) đã được thông qua có quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các Sim thông tin không chính xác; nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được dùng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký.
Bộ cũng đã tham mưu trình Chính phủ việc ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực viên thông số tiền có thể lên tới 100 triệu đồng nếu vi phạm quy định về quản lý thông tin thuê bao hoặc có thể đình chỉ phát triển thuê bao mới từ 1 tới 12 tháng.
Bên cạnh đó, vận hành hệ thống hỗ trợ tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số tiếp nhận 5656, 156 và website: thongbaorac.ais.gov.vn; Tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo.
Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các nhà mạng khóa 2 chiều và thu hồi Sim đã kích hoạt sẵn đang tồn kênh.
Bộ cùng phối hợp với Bộ Công an đề nghị người dân có trách nhiệm cung cấp số thuê bao di động của bản thân vào cơ sở dữ liệu dân cư; phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an để có biện pháp xử lý nghiêm hành các hành vi vi phạm có liên quan.
Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo về các cuộc gọi lừa đảo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Rà soát thông tin người dùng với cơ sở dữ liệu dân cư để loại bỏ sim rác
Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) đã áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để loại bỏ SIM rác, định danh người dùng, để tiến tới loại bỏ các cuộc gọi rác, tin nhắn rác.
Một điểm bán SIM thẻ trên phố Kim Mã.
Theo Bộ TTTT, năm 2018, số SIM rác chưa được khai báo đầy đủ thông tin là 26 triệu. Đến tháng 6/2022, số sim chưa được khai báo đầy đủ thông tin đã được cắt bỏ khỏi hệ thống. Nhiều hệ thống kỹ thuật được áp dụng để loại bỏ SIM rác.
Bộ TTTT đang chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông kết nối với cơ sở dữ liệu về dân cư, căn cước công dân gắn chíp để làm chính xác lại thông tin chủ thuê bao, lấy thông tin của dữ liệu dân cư, căn cước công dân làm thông tin gốc duy nhất. Đây là giải pháp căn cơ để tiếp tục loại bỏ SIM rác.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đã kết nối và rà soát với cơ sở dữ liệu dân cư với 1,5 triệu thuê bao. Theo như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 9/2022, phải rà soát xong toàn bộ thuê bao theo dữ liệu dân cư.
Lãnh đạo Bộ TTTT khẳng định, SIM rác giảm thì tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi mạo danh, tống tiền sẽ giảm. Thông tin chủ thuê bao chính xác sẽ giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý đúng người.
Nhiều tệ nạn đe dọa an ninh trật tự các bệnh viện Ngày 16.12, ngành công an và ngành y tế TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học về tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên thực trạng ở bệnh viện (BV), đó là nạn "cò" khám chữa bệnh, trộm cắp, móc túi, lừa...