50.000 người dự lễ tưởng niệm 71 năm thảm họa Hiroshima
Nhật Bản hôm nay tổ chức lễ tưởng niệm 71 năm sự kiện thành phố Hiroshima bị ném bom nguyên tử và kêu gọi thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Bồ câu bay trên khu vực đặt bia mộ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima cách đây 71 năm. Ảnh: AP
Khoảng 50.000 người đã tham dự lễ tưởng niệm tại Công viên Hòa bình ở thành phố Hiroshima, gần khu vực bị ném bom hơn 7 thập kỷ trước, theoAP.
Bên cạnh việc gợi nhớ những kỷ niệm kinh hoàng năm xưa để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân, chính quyền Nhật Bản còn kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới noi theo Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Hiroshima.
Dẫn lại một đoạn trong bài phát biểu của ông Obama khi đến Hiroshima hồi tháng 5, thị trưởng Kazumi Matsui thúc giục các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân hãy “can đảm để thoát khỏi logic của nỗi sợ hãi và hướng tới một thế giới không còn vũ khí hạt nhân”.
“Chúng ta cần truyền nhiệt huyết cho các nhà hoạch định chính sách để củng cố tinh thần này và tạo dựng một cơ chế an ninh dựa trên sự tin tưởng và đối thoại”, ông nhấn mạnh. “Một lần nữa, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tới thăm những thành phố từng bị dội bom nguyên tử”.
Theo ông, các chuyến viếng thăm như vậy sẽ giúp “khắc sâu vào tâm trí họ hiện thực tàn khốc của những vụ ném bom nguyên tử”.
Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima khiến 140.000 người thiệt mạng. Một quả bom khac ba ngày sau dội xuống thành phố Nagasaki tiếp tục cướp đi sinh mạng của hơn 70.000 người.
Video đang HOT
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tổng thống Mỹ với chuyến thăm lịch sử đến Hiroshima
Ngày 27.5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng vì quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, và kêu gọi một thế giới không vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, thành phố Hiroshima (Nhật Bản) ngày 27.5.2016. REUTERS
Tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, Nhật Bản, Tổng thống Obama đã đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm và nhắm mắt, cúi đầu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Hiroshima vào ngày 6.8.1945. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đến đặt vòng hoa tưởng niệm tại đây.
"Cách đây 71 năm, cái chết từ trên trời rơi xuống và thế giới đã thay đổi... Vì sao chúng tôi đến nơi này, đến Hiroshima? Chúng tôi đến để tưởng nhớ những người đã khuất", ông Obama, vị Tổng thống Mỹ tại vị đầu tiên đến thăm Hiroshima sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần 2, phát biểu.
Sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm, Tổng thống Obama đã gặp gỡ, bắt tay và trò chuyện với những người còn sống sót sau trận bom nguyên tử Hiroshima khiến 140.000 người chết. Ba ngày sau khi thả bom xuống Hiroshima, Mỹ tiếp tục thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9.8.1945 và sau đó Nhật Bản đầu hàng, kết thúc chiến tranh thế giới lần 2.
"Tổng thống Mỹ có cử chỉ giống như ông ấy muốn ôm tôi, vì thế chúng tôi ôm nhau", nhà sử học Shigeaki Mori (79 tuổi), người sống sót sau trận bom nguyên tử ở Hiroshima, cho biết.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm ông Shigeaki Mori, một người sống sót sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima hồi năm 1945 REUTERS
Mặc dù một số người Nhật còn cho rằng Mỹ thả bom xuống Hiroshima và Nagasaki là tội ác chiến tranh bởi vì nhắm vào thường dân, nhưng người dân Mỹ lại tin rằng hành động này giúp kết thúc chiến tranh thế giới lần 2, theo AFP. Trước khi ông Obama đến Hiroshima, một nhóm nhà hoạt động xã hội đại diện cho những người sống sót lên tiếng đòi Tổng thống Obama phải xin lỗi.
Nhưng phản ứng của người dân Nhật đối với chuyến thăm của ông Obama đến Hiroshima được cho là khá tích cực. Đám đông bao gồm người trẻ và người già tập trung tại công viên để được gặp và chào đón Tổng thống Obama.
"Chúng tôi hoanh nghênh Tổng thống Obama. Tôi hy vọng chuyến thăm lịch sử của ông Obama đến Hiroshima sẽ giúp đẩy mạnh việc giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới", ông Toshiyuki Kawamoto (80 tuổi) cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu sau khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm ở Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, thành phố Hiroshima (Nhật Bản) ngày 27.5.2016. REUTERS
Đúng như Nhà Trắng tuyên bố từ trước, Tổng thống Obama không đưa ra lời xin lỗi về vụ thả bom nguyên tử. Nhưng đối với một số người sống sót sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, những lời phát biểu của ông Obama chính là lời xin lỗi.
"Tôi nghĩ đó là lời xin lỗi", ông Eiji Hattori (73 tuổi), nhận định. Ông Hattori là một đứa bé vào thời điểm Hiroshima hứng chịu quả bom nguyên tử, dù sống sót nhưng hiện ông mắc ba căn bệnh ung thư.
Mục tiêu chính của ông Obama trong chuyến thăm lần này là nhằm đẩy mạnh tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông được trao giải Nobel Hòa bình năm 2009 nhờ sáng kiến giải trừ vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Thủ tướng Abe hoan nghênh chuyến thăm Hiroshima của ông Obama, đồng thời bày tỏ kỳ vọng một tương lai thế giới không vũ khí hạt nhân. "Tôi chân thành hoan nghênh chuyến thăm lịch sử này, vốn được người dân Hiroshima và cả nhân dân Nhật Bản trông đợi từ lâu", ông Abe nói.
Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay và trò chuyện với một người sống sót sau vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima. REUTERS
Tuy nhiên, chuyến thăm Hiroshima của ông Obama gặp phải sự chỉ trích từ chính quyền, truyền thông của Trung Quốc và Triều Tiên.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết vụ thảm sát Nam Kinh đáng nhớ hơn là Hiroshima. Trung Quốc cáo buộc quân đội đế quốc Nhật Bản thảm sát 300.000 người ở Nam Kinh vào năm 1937. Nhưng một số quan chức Nhật Bản thuộc phe bảo thủ bác bỏ cáo buộc này.
Còn hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA gọi chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Obama là "chiêu trò chính trị ấu trĩ" nhằm che đậy bản tính thật của ông Obama vốn là "một kẻ cuồng chiến tranh hạt nhân".
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật Bản tưởng niệm 70 năm ngày Nagasaki bị ném bom nguyên tử Lễ tưởng niệm 70 năm quân đội Mỹ thả bom nguyên tử trong Thế chiến chiến II được tổ chức tại thành phố Nagasaki chất chứa nhiều cảm xúc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết không sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh:Reuters Buổi lễ trọng thể hôm qua với sự tham dự của đại biểu đến từ 75 nước, trong...