5.000 xét nghiệm miễn phí tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh dành cho thai phụ
5.000 xét nghiệm miễn phí sẽ được dành cho thai phụ khám thai lần đầu tại các bệnh viện/ phòng khám đăng ký tham gia chương trình xét nghiệm gen miễn phí tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh – “Năm hành động không Thalassemia”.
5000 thai phụ sẽ được xét nghiệm gen miễn phí tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh – Ảnh: Thảo My
Từ ngày 23/ 1- 31/9/2021, Viện Di truyền Y học (MGI) và Công ty Cổ phần Giải pháp Gene – Gene Solutions (GS) phối hợp cùng 100 bệnh viện, cơ sở y tế khắp cả nước triển khai chương trình xét nghiệm gen miễn phí tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh – “Năm hành động không Thalassemia”. Chương trình có thể kết kết thúc sớm nếu hết mẫu miễn phí .
Theo đó, chương trình dành tặng 5.000 xét nghiệm miễn phí đến tất cả thai phụ khám thai lần đầu tại các bệnh viện/phòng khám đăng ký tham gia chương trình. Khi thai phụ được lấy máu làm công thức máu sẽ được thu máu cùng lúc để làm xét nghiệm gen tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (cả hai thể Alpha và Beta) miễn phí.
Trong giai đoạn mở đầu (quý 1 – 2021), chương trình sẽ triển khai tại các bệnh viện (BV): BV Đại học Y Dược TP.HCM, BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, BV Phụ sản Cần Thơ, BV Đại học Y Dược Huế, BV Trung ương Huế, BV Sản Nhi Long An, BV Hoàn Mỹ Cửu Long, BV Đa khoa Đồng Nai… và tiếp tục lan tỏa đến các đơn vị khác trên cả nước.
5.000 xét nghiệm miễn phí được dành cho thai phụ khám thai lần đầu tại các bệnh viện/phòng khám đăng ký tham gia chương trình
Tan máu bẩm sinh là một trong những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Bệnh do bất thường nhiễm sắc thể có liên quan đến hemoglobin – thành phần chính trong hồng cầu, đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể gây ra.
Video đang HOT
Trẻ sinh ra sẽ mắc Thalassemia khi nhận hai gen bệnh từ cha và mẹ, mỗi người một gen bệnh. Nhiều cha mẹ không biết bản thân mang gen bệnh vì thuộc nhóm người lành mang gen (chỉ mang một gen), không có biểu hiện gì về bệnh, nhưng có khả năng sinh ra những đứa trẻ mắc Thalassemia. Người bệnh sẽ gặp tình trạng các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Bệnh có nhiều mức độ biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Trường hợp rất nặng có thể gây phù thai, sẩy thai liên tục; hoăc tử vong ngay sau sinh do thiếu máu nặng, suy tim. Những thể nặng thường biểu hiện rõ ràng khi trẻ 6-24 tháng tuổi với triệu chứng suy dinh dương, xanh xao, gan lách to, nhiêm trung tai đi tai lai.. Tre bi chậm phát triển thể chất, tâm thân, vận động va kho sông tơi tuôi trương thanh…
Tan máu bẩm sinh là một trong những bệnh lý huyết học di truyền phổ biến
Biện pháp điều trị cơ bản là truyền máu và thải sắt suôt đơi. Chi phí điều trị lớn, nhiều trường hợp trẻ phải chịu cảnh “sống chung” với bệnh, truyền máu liên tục để duy trì sự sống. Dù căn bệnh này đã được Việt Nam biết tới từ những năm 60 nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ sinh ra mang gen bệnh từ sự thiếu hiểu biết của người dân.
Theo số liệu của Bộ Y tế và thống kê dân số năm 2017, Việt Nam có hơn 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, 20.000 người đang điều trị bệnh, 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm và 2.000 trẻ mắc bệnh thể nặng. Dự báo con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng nếu công tác sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh không được chú trọng.
Tan máu bẩm sinh là nỗi đau đeo bám cả cuộc đời người bệnh, nỗi ám ảnh khôn nguôi với những người cha, người mẹ mang cùng gen bệnh. Căn bệnh này còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến giống nòi. Điều đáng nói có rất nhiều người hiện mang gen lặn tan máu bẩm sinh nhưng không hề hay biết bởi họ vẫn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý.
Phép màu cho các cặp đôi cùng mang gen bệnh dẫn đến liên tiếp bị phù thai
Với trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh thể nặng, khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.
Có những người phụ nữ hết lần này đến lần khác bị phù thai mà chẳng thể hiểu nổi vì đâu số phận mình lại bất hạnh đến như vậy. Đó là một nỗi ám ảnh, day dứt, nỗi đau "đến chết cũng không quên được".
Hai lần liên tiếp bị phù thai
Chị Nguyễn Thị T. đã trải qua 2 lần đình chỉ thai trong nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Lần đầu tiên, chị T. phải xa lìa đứa con bé bỏng chưa kịp chào đời vì bị thai lưu. Chị chỉ nghĩ mình không may và lại tiếp tục ôm ấp hy vọng ở lần mang thai thứ hai.
Nhưng hy vọng bao nhiêu thì tuyệt vọng bấy nhiêu, đến tuần thai thứ 30, chị đi siêu âm bác sĩ lại phát hiện bánh nhau phát triển quá lớn, tim thai to và có nguy cơ dẫn tới phù thai. Từ quê nhà chị phải lặn lội lên Hà Nội để khám. Lúc này chị mới biết nguyên nhân của những nỗi đau liên tiếp ấy, đó là do 2 vợ chồng chị cùng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Nghe bác sĩ thông báo mà chị tưởng như sét đánh ngang tai.
Chị ngồi ở hành lang bệnh viện hàng giờ với hai hàng nước mắt chảy dài. Giờ đây con vẫn đạp trong bụng mẹ mà ngày mai sẽ phải xa con, chị tưởng như không thể vượt qua nỗi đau "đến chết cũng không quên được" ấy.
Với trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh thể nặng, khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai.
Hy vọng nhờ chẩn đoán trước chuyển phôi
Nỗi ám ảnh quá lớn khiến chị T. không dám nghĩ đến việc tiếp tục mang thai nữa. Phải chờ đến 3 năm sau, vợ chồng chị mới dám lấy hết can đảm đến Viện Huyết học - Truyền máu TW xét nghiệm gen và xin tư vấn của các bác sĩ. Năm 2019, anh chị quyết định đi thụ tinh nhân tạo và thực hiện chẩn đoán trước chuyển phôi.
Sau những nỗi đau thì cuối cùng may mắn cũng đến, gia đình chị T. vỡ òa hạnh phúc khi đón chào một em bé khỏe mạnh ra đời. Nhìn con lớn lên từng ngày, chị xúc động chia sẻ:
"Người ta có con thì dễ dàng mà sao hành trình làm mẹ của em lại gian truân, đau khổ như thế. Hai lần mất con khi con đã lớn làm em tuyệt vọng. Nếu không được biết về các biện pháp chẩn đoán trước sinh thì em cũng không dám sinh con nữa. Chúng em đã có một đứa con khỏe mạnh, điều đó như một giấc mơ vậy".
Tan máu bẩm sinh là nỗi đau đeo đẳng suốt cả cuộc đời người bệnh, là nỗi ám ảnh khôn nguôi với những người cha, người mẹ mang cùng gen bệnh. Nhưng với những tiến bộ của y học, người mang gen bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sinh ra con bị bệnh.
TS.BS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia cho biết: "Hiện nay, tại Việt Nam đã có thể triển khai các biện pháp chẩn đoán trước sinh thalassemia ngang tầm với các nước trong khu vực như chẩn đoán thai nhi, chẩn đoán trước chuyển phôi. Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu TW thường xuyên xét nghiệm và tư vấn cho khoảng trên 300 cặp vợ chồng thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh Thalassemia, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh ra đời.
Tôi rất mong tất cả các bạn trẻ và những người trong độ tuổi sinh đẻ hãy thực hiện tầm soát gen bệnh tan máu bẩm sinh càng sớm càng tốt. Các cặp vợ chồng không may cùng mang gen bệnh hãy đi khám để được tư vấn và lựa chọn biện pháp chẩn đoán trước sinh phù hợp".
Mỗi năm, Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu TW thường xuyên xét nghiệm và tư vấn cho khoảng trên 300 cặp vợ chồng thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh Thalassemia, từ đó đã có hàng trăm em bé khỏe mạnh ra đời.
Trong thời gian qua, Viện Huyết học - Truyền máu TW đã đẩy mạnh công tác truyền thông và thực hiện khảo sát dịch tễ về tan máu bẩm sinh trên toàn quốc, nghiên cứu, hoàn thiện các kỹ thuật xét nghiệm đột biến gen thalassemia nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán người mang gen và chẩn đoán trước sinh, tiến tới giảm dần số trẻ em sinh ra bị bệnh.
Nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị về bệnh tan máu bẩm sinh sẽ được báo cáo tại Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2020 (diễn ra từ ngày 26 - 27/11/2020 tại Hà Nội). Đó là cơ hội tốt để các cán bộ y tế trên toàn quốc cập nhật các kiến thức mới, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị, chẩn đoán trước sinh thalassemia nói riêng cũng như các lĩnh vực thuộc chuyên khoa Huyết học - Truyền máu TW nói chung.
Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc năm 2020 là Hội nghị khoa học lớn nhất của ngành Huyết học - Truyền máu được tổ chức định kỳ, góp phần vào sự phát triển của chuyên ngành và sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các đại biểu sẽ có cơ hội cập nhật kiến thức mới, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn thông qua gần 100 bài chuyên luận và báo cáo có chất lượng về các lĩnh vực: Huyết học lâm sàng, Huyết học cận lâm sàng, Truyền máu, Ghép tế bào gốc, Di truyền - Sinh học phân tử... cùng với các gian triển lãm và các hoạt động bên lề có ý nghĩa...
TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu TW, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc 2020 cho biết :
"Năm 2020 là một năm đầy biến động do đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Công tác truyền máu tại hàng loạt quốc gia phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng về nguồn người hiến máu. Tuy nhiên, ngành Huyết học - Truyền máu Việt Nam đã chủ động, sáng tạo trong việc huy động người hiến máu và tổ chức tiếp nhận, cung cấp máu an toàn, góp phần vào thành công chung của cả nước trước đại dịch.
Dưới áp lực rất lớn vừa điều trị, vừa phòng chống dịch, đội ngũ chuyên gia, cán bộ y tế vẫn không ngừng học hỏi, nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu. Những nỗ lực đó thể hiện ở các đề tài nghiên cứu khoa học tham gia trình bày tại hội nghị được đầu tư cả về chất lượng và số lượng, có giá trị thực tiễn cao đối với công tác truyền máu và điều trị, chăm sóc người bệnh. Hội nghị là cơ hội rất tốt để các cán bộ chuyên môn cập nhật kiến thức khoa học, trao đổi kinh nghiệm, góp phần đưa chuyên khoa Huyết học - Truyền máu Việt Nam ngày càng phát triển toàn diện và hội nhập với nền y học thế giới.
Hội nghị cũng dành thời lượng cho chuyên đề Báo cáo viên trẻ với 17 báo cáo do các cán bộ trẻ trình bày. Đây là hoạt động thực sự ý nghĩa được duy trì trong các kỳ Hội nghị khoa học Huyết học - Truyền máu toàn quốc, nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ được học hỏi, thực hành nghiên cứu khoa học và phát huy năng lực, xây dựng đội ngũ kế cận cho chuyên ngành.
Mẹ sinh mổ liên tục trong 10 năm, bác sĩ lo lắng khi tử cung mỏng như giấy Thai phụ này đã mang thai 6 lần liên tiếp trong chưa đầy 10 năm và 5 lần sinh trước của cô đều thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai. Mang thai lại sau nhiều lần mổ lấy thai sẽ khiến người phụ nữ đối mặt với nhiều nguy hiểm như nguy cơ sẹo thai, nhau bong non, nhau tiền đạo, thậm...