5.000 tỷ đồng xây nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận được xây dựng trên vùng diện tích rộng 300ha có tổng công suất 204MW. Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, nhằm khai thác lợi thế về nắng và gió của tỉnh Ninh Thuận.
Dự án có tổng công suất 204MW, được xây dựng trên vùng diện tích gần 300ha với kinh phí gần 5.000 tỷ đồng. Đây là dự án tích hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2019, đóng góp khoảng 450 triệu Kwh điện hòa lưới điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam được khởi công xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lương Xuân Vĩnh cho biết với lợi thế về tốc độ gió, số giờ nắng và độ bức xạ, tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ tạo điều kiện phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, tỉnh Ninh Thuận tích cực quy hoạch đất đai, giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư dự án năng lượng tái tạo.
Theo ông Vĩnh, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận với đặc trưng nắng và gió, là yếu tố tự nhiên đặc biệt để khai thác, phát triển các dự án năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời.
Video đang HOT
Theo quy hoạch năng lượng tái tạo 2020 và tầm nhìn 2030, tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam, phát triển trên 2.000MW điện mặt trời.
Hiện, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch 27 dự án điện mặt trời, điện gió với tổng công suất 1.600MW. Trong đó, 11 dự án đã triển khai tổng công suất khoảng 800MW và dự án điện mặt trời khởi công hôm nay là dự án thứ 12.
Theo ông Vĩnh, ngoài việc đóng góp nguồn điện cho điện lưới quốc gia thì dự án nhà máy điện mặt trời cũng góp phần ổn định kinh tế địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Do đó, ông đề nghị chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành phối hợp và tạo điều kiện để dự án sớm hoàn thành, đưa vào khai thác.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu tỉnh Ninh Thuận tiếp tục thu hút đầu tư để phát huy tiềm năng địa phương, sớm trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Quốc Anh
Theo Dantri
Quốc hội lập đoàn giám sát về đất đai đô thị và phòng cháy chữa cháy
Sáng nay (15/6) Quốc hội đã thông qua chương trình giám sát năm 2019 và nghị quyết thành lập đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018".
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (Ảnh: QH).
Theo đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
Đoàn giám sát chuyên đề do ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn; ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Phó Trưởng đoàn thường trực. Hai Phó Trưởng đoàn là ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường và bà Nguyễn Thanh Hải - Trưởng Ban Dân nguyện.
Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Còn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội giám sát tối cao về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018". Ông Đỗ Bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Đoàn giám sát; Ông Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm Phó Trưởng Đoàn thường trực. Hai Phó Trưởng Đoàn là Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp và ông Trần Văn Túy - Trưởng Ban Công tác đại biểu.
Tại kỳ họp cuối năm 2019, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo công tác năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước. Xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Bên cạnh hoạt động chất vấn, các đại biểu Quốc hội cũng sẽ thảo luận báo cáo của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Thế Kha
Theo Dantri
Phó Chủ tịch Quốc hội: "Không lấy tiền chỗ nọ đắp vào chỗ kia" Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trong việc sử dụng vốn đầu tư công khi UB Thường vụ Quốc hội xem xét việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn làm 2 dự án thuỷ lợi. Ông yêu cầu lập lại trật tự quản lý vốn, không thể lấy tiền chỗ nọ đắp vào chỗ kia....