50 triệu con cua đỏ xâm chiếm đảo lớn ở Australia
Hiện tượng thiên nhiên đáng kinh ngạc xảy ra trên đảo Giáng Sinh, Australia khi 50 triệu con cua đỏ vào mùa di cư.
50 triệu con cua đỏ xâm chiếm đảo lớn ở Australia
Cuộc di cư hàng năm đến đại dương để sinh sản của hàng chục triệu con cua đỏ tạo ra khung cảnh đẹp như tranh vẽ trên Đảo Giáng Sinh ở Australia.
Khoảnh khắc đầy mê hoặc cho thấy khoảng 50 triệu con cua đỏ bao phủ các cây cầu, vách đá, con đường từ rừng rậm đến bờ biển trong vườn quốc gia, ở vùng tây bắc. Người dân địa phương cũng như khách du lịch đua nhau chụp những bức ảnh, ghi lại khoảnh khắc về một trong những cuộc di cư của động vật lớn nhất hành tinh.
Với những vị khách lần đầu tiên đến đảo sẽ không khỏi choáng váng chứng kiến những đàn cua đỏ khổng lồ kéo nhau di chuyển trên đường. Thậm chí, người dân địa phương đã dành vài tháng để chuẩn bị cho cuộc di cư bằng cách xây cầu dành riêng cho chúng và những hàng rào tạm thời để bảo vệ loài giáp xác khỏi ảnh hưởng từ xe cộ, phương tiện giao thông trên đường.
Tiến sĩ Tanya Detto, điều phối viên chương trình các loài xâm lấn tại Đảo Giáng Sinh cho biết khu vực này không thấy xuất hiện nhiều cua đỏ di cư đến như vậy kể từ năm 2005.
Cư dân đã dành rất nhiều thời gian để trông coi các cây cầu và rào chắn giúp cua đỏ an toàn trên hành trình đến bờ biển để sinh sản.
“Thật sự rất vui, an tâm khi thấy chúng có chỗ đi lại để tránh xa dòng xe”, Tanya Detto cho biết.
Các chuyên gia cho biết lộ trình di cư của đàn cua sẽ thay đổi đôi chút qua từng năm và khá khó khăn để dự đoán chính xác cung đường.
Hầu hết số lượng cua đỏ sẽ sống sót nhưng vẫn có một số con cua bị mắc kẹt khi leo qua các tòa nhà cao tầng hay bị rơi xuống từ những vách đá vôi trên đảo.
Có thể dự đoán thời gian và tốc độ di chuyển của đàn cua đỏ dựa trên chu kỳ của mặt trăng, ước tính, những con cua cái sẽ đẻ vào ngày 29 hoặc 30 tháng này.
Mỗi con cua cái sẽ thả khoảng 100.000 quả trứng vào Ấn Độ Dương. Một tháng sau, những con cua đỏ con sẽ quay trở lại bờ biển để thực hiện cuộc hành trình trở về nhà, khu rừng nhiệt đới trên đảo. Tuy nhiên, một phần lớn trứng cua sẽ trở thành mồi của những con cá.
Trong nhiều năm qua, khách du lịch đổ về khu vực đảo Giáng Sinh chiêm ngưỡng cuộc di cư của cua đỏ. Các con đường trên đảo có thể bị đóng bất ngờ phục vụ cho việc di chuyển của cua, khách du lịch phải theo dõi thông tin trên đài phát thanh địa phương.
Phát hiện 5 con gà chết bất thường, gia đình gọi cho chuyên gia: Phát hiện bất ngờ sau đó!
Vị chuyên gia đã phát hiện ra điều gì bên cạnh chuồng gà này?
Một gia đình ở Bhadrak, bang Odisha, Ấn Độ đã phát hiện điều bất thường khi nghe tiếng động ở sau chuồng gà. Khi kiểm tra thì họ phát hiện có tới 5 con gà đã chết mà không rõ nguyên nhân khi không thấy vết thương gì đáng kể.
Lo ngại về một sinh vật cực kỳ nguy hiểm đang ẩn nấp đâu đó xung quanh chuồng gà nên gia đình này đã gọi điện đến một vị chuyên gia và không lâu sau ông đã tới. Sau khi quan sát hiện trường thì vị chuyên gia liền tìm kiếm manh mối xung quanh chuồng gà.
Ông lật tung các vị trí đáng ngờ và cuối cùng phát hiện ra một cái hang. Khi soi đèn pin vào thì cuộn mình trong đó là một sát thủ cực kỳ đáng sợ: Một con rắn hổ mang Ấn Độ (Tên khoa học: Naja naja) - một trong T ứ đại nọc độc gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân Ấn Độ.
Rắn hổ mang Ấn Độ có thể dễ dàng nhận biết thông qua hoa văn như hình mắt cú mèo; mặc dù có kích thước không quá ấn tượng (1 đến 1,5 m) nhưng rắn hổ mang Ấn Độ lại sở hữu nọc độc chết người.
Ngay cả rắn sơ sinh cũng có nọc độc nguy hiểm như cá thể trưởng thành. Tuy nguy hiểm là thế nhưng loài rắn này rất được tôn kính trong thần thoại và văn hóa Ấn Độ, chúng được bảo vệ ở Ấn Độ dưới Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ (1972).
Mở mộ cổ thế kỷ 15, chuyên gia sửng sốt phát hiện bí mật khủng Trong cuộc khai quật tại Peru, các nhà khảo cổ phát hiện mộ cổ thế kỷ 15 chứa hài cốt của khoảng 25 - 30 người. Họ tin rằng đây là nơi chôn cất giới tinh hoa. Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Chan Chan, cách thủ đô Lima, Peru khoảng 500 km về phía bắc, các nhà khảo cổ phát...