50% tiêm kích F-35 Mỹ ‘không đáng tin cậy’ vì lỗi kỹ thuật
Lầu Năm Góc cho biết khả năng sẵn sàng chiến đấu của tiêm kích tàng hình F-35 đang ở dưới mức chấp nhận với hàng trăm lỗi khác nhau.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF.
“Khả năng hoạt động của lực lượng tiêm kích F-35 vẫn ở mức thấp hơn dự kiến, buộc quân đội Mỹ phải áp dụng các giải pháp khắc phục tình thế vốn không thể chấp nhận được trong tình huống chiến đấu”, ông Robert Behler, tân giám đốc bộ phận thử nghiệm và đánh giá hoạt động (DOTE) của Lầu Năm Góc, nhấn mạnh trong báo cáo hôm qua, theo RT.
Ông Behler cho biết độ tin cậy của phi đội F-35 hiện chỉ ở mức 50% và “không hề được cải thiện kể từ tháng 10.2014, bất chấp việc số lượng máy bay mới đang tăng lên”. Phần lớn các tiêm kích phải đắp chiếu đều do thiếu linh kiện thay thế.
Báo cáo dài 60 trang về siêu tiêm kích F-35 do ông Behler công bố nằm trong đánh giá toàn thể về hoạt động thử nghiệm vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2017. Tiêm kích F-35 vẫn gặp hàng loạt vấn đề kỹ thuật, gồm 301 lỗi được xếp hạng ưu tiên cấp độ một và hai nhưng mới chỉ có 88 lỗi đang được xem xét.
Đại diện nhà sản xuất Lockheed Martin sau đó lên tiếng bảo vệ chương trình F-35, cho rằng dự án vẫn tiến triển tốt và tập đoàn này đang hợp tác với Lầu Năm Góc để cải thiện khả năng sửa chữa và đặt mua linh kiện mới. “Khả năng sẵn sàng hoạt động của các tiêm kích mới thường trên mức 60%, trong khi một số đơn vị chiến đấu đạt tới mức 70%”, người phát ngôn Lockheed Martin Carolyn Nelson cho biết.
Lockheed Martin dự kiến hoàn tất quá trình phát triển kéo dài 16 năm của dòng F-35 trong năm nay. Tiêm kích thế hệ 5 này được ứng dụng thiết kế module dựa trên bộ khung cơ sở, tạo ra những phiên bản khác nhau cho các quân binh chủng Mỹ. Điều này được cho là sẽ cắt giảm chi phí chế tạo và bảo dưỡng, nhưng thực tế cho thấy dự án F-35 không đạt được kỳ vọng khi liên tục bị trì hoãn và đội giá, trở thành chương trình vũ khí đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ với tổng ngân sách 1.200 tỷ USD.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Tranh cãi về khả năng không chiến của F-35 trước tiêm kích đời cũ
Do tập trung vào công nghệ tàng hình, F-35 không thể cơ động nhanh và mang nhiều vũ khí như Su-35 và Typhoon, khiến khả năng không chiến bị hạn chế.
Video đang HOT
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: USAF
Sau một cuộc diễn tập tập kích được thực hiện gần đây ở căn cứ không quân bang Vermont, Mỹ, các phi công lái F-35 cho rằng chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 này có ưu thế vượt trội so với tiêm kích thế hệ 4 về khả năng xâm nhập phòng không, trong khi sức mạnh không chiến "chưa biết mèo nào cắn mỉu nào", theo Business Insider.
Khả năng không chiến của chiếc tiêm kích đa nhiệm tối tân này từ lâu đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chuyên gia quân sự, và nhiều người đã thẳng thừng nhận định rằng F-35 không thể nào chống lại được tiêm kích thế hệ 4 Su-35 của Nga hoặc Typhoon của châu Âu khi giao chiến ở tầm gần.
"Tiêm kích F-35 sẽ không bao giờ có thể không chiến được với Typhoon hoặc Su-35", Jusstin Bronk, học giả chuyên nghiên cứu về sức mạnh không quân trong chiến đấu ở Viện nghiên cứu các lực lượng vũ trang Thống nhất Hoàng gia Anh, khẳng định.
Trong một số cuộc thử nghiệm ở giai đoạn đầu, F-35 đã bị tiêm kích F-16 đánh bại trong những tình huống không chiến truyền thống. Tuy nhiên, một số nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cho hay sau khi thực hiện một số cải tiến, khả năng không chiến của F-35 đã được cải thiện rõ rệt khi đánh bại tiêm kích F-16 trong 8 lần giao chiến mô phỏng.
Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đều thống nhất rằng không chiến chưa bao giờ là thế mạnh của F-35, chiếc tiêm kích được thiết kế chiếm ưu thế nhờ công nghệ tàng hình, khả năng nhận thức tình huống và khả năng đối đầu ngoài tầm nhìn thị giác. Bởi vậy, khi giao chiến ở tầm gần, Typhoon hoặc Su-35 đều có thể tận dụng khả năng cơ động để vọt lên và bắn hạ F-35.
"Tiêm kích Typhoon và Su-35 đều có tỷ lệ lực đẩy trên tải trọng dương khi mang theo vũ khí chiến đấu, có nghĩa là chúng có thể tăng tốc theo phương thẳng đứng và thực hiện vòng lượn tác chiến tốt hơn nhiều so với F-35, đặc biệt là các biến thể nặng hơn như F-35B và F-35C", Bronk giải thích.
Tiêm kích F-35 cũng có tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng dương nhưng khi trang bị nhiên liệu và vũ khí tác chiến, không rõ tỷ lệ này có duy trì được hay không.
Ngoài ra, các cánh có diện tích nhỏ và thiết kế thiên về khả năng tàng hình thay vì cơ động cũng làm suy yếu khả năng không chiến của F-35.
Tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter Typhoon. Ảnh: AP
"Việc bố trí các vũ khí nhẹ trên cánh giúp Typhoon và Su-35 có thể chuyển hướng ở góc hẹp hơn so với F-35 trong khi ít bị ảnh hưởng bởi lực kéo và thất thoát năng lượng cũng ít hơn", Bronk nói.
Bởi vậy, Bronk cho rằng việc vượt mặt tiêm kích siêu cơ động Su-35 ở khả năng không chiến dường như là "nhiệm vụ bất khả thi" đối với F-35.
Vũ khí hạn chế
Công nghệ tàng hình không những hạn chế khả năng cơ động của F-35 mà còn khiến nó bị giới hạn lượng vũ khí mang theo.
"Tiêm kích Typhoon và Su-35 có thể mang lượng tên lửa lớn hơn F-35 trong các cấu hình tác chiến thông thường, đồng nghĩa với việc ở khoảng cách gần, chúng có thể mang theo lượng tên lửa trang bị đầu dò hồng ngoại gấp đôi để tấn công đối thủ", Bronk nhận định.
Dù tàng hình hiệu quả trước radar truyền thống, F-35 thể hiện rõ nhược điểm trước các hệ thống ảnh hồng ngoại. Các tên lửa trang bị hệ thống tìm kiếm và bám bắt mục tiêu hồng ngoại (IRST) có thể xác định rất rõ và bám theo F-35 trên bầu trời.
"Trên lý thuyết, hệ thống IRST tối tân có thể phát hiện và theo dõi tiêm kích tàng hình F-22 hoặc F-35 ở khoảng cách khá xa, tệ hơn nữa là vật liệu hấp thụ radar ở lớp sơn tàng hình của các chiến đấu cơ này tỏa nhiệt rất nhanh khiến chúng phát ra tia hồng ngoại ngay cả khi họng xả khí thải được che dấu", Bronk nói.
Chuyên gia này cho rằng hệ thống IRST chính là chìa khóa để phát hiện và tấn công các tiêm kích tàng hình tối tân như F-35.
Su-35 được đánh giá là loại tiêm kích có khả năng siêu cơ động. Ảnh: Sukhoi
Tiêu diệt mối đe dọa từ xa
John Rahill, phi công huấn luyện tiêm kích F-35, cho rằng việc đánh giá tiêm kích tàng hình F-35 thông qua khả năng không chiến chẳng khác gì "xem xét khẩu súng trường ở năng lực đánh giáp lá cà".
Các chuyên gia phân tích quân sự cũng cho rằng dù không mạnh ở khả năng không chiến, F-35 có thể phát hiện chiến đấu cơ đối phương ở ngoài tầm nhìn thị giác và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa hiện đại nhờ khả năng tàng hình và đọc tình huống.
Dave Majumdar, chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, cho rằng khi tham chiến, F-35 thường được triển khai cùng với tiêm kích F-22 và F-15C. Các chiến đấu cơ này có nhiệm vụ giành và duy trì ưu thế trên không khi đối đầu với Su-35, để F-35 rảnh tay thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp đơn độc chiến đấu, F-35 vẫn đủ khả năng đối đầu với Su-35 nếu sử dụng vũ khí trang bị hợp lý, chẳng hạn như sử dụng công nghệ tàng hình và thiết bị cảm biến để tấn công từ xa, tránh xuất hiện gần Su-35.
Theo Bronk, Su-35 và Typhoon không thể phát hiện F-35 cho đến khi nó tiến rất gần mục tiêu. Trong thời gian đó, tình huống tác chiến hoàn toàn do F-35 quyết định, bởi nó có thể né tránh, tấn công, hoặc di chuyển tới vị trí an toàn để phóng tên lửa không đối không tầm xa diệt mục tiêu, trước khi tiêm kích đối phương biết chuyện gì đang xảy ra.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ định bỏ hơn 100 tiêm kích F-35 vì phần mềm lỗi thời Lầu Năm Góc đang xem xét kế hoạch không biên chế 108 tiêm kích F-35 đời cũ vì quá trình nâng cấp quá tốn kém. Tiêm kích tàng hình F-35 trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Không quân Mỹ. Trong số 1.763 tiêm kích tàng hình F-35 dự kiến biên chế cho không quân Mỹ, có 108 chiếc đời cũ cần nâng cấp...