50 sắc thái của Eto’o qua góc nhìn của người bạn đặc biệt
Gần 10 năm trước trong ngày đầu tiên của năm 2010, Samuel Eto’o bay sang Nairobi (Kenya) để tham dự một hội thảo về Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc (UNEP).
Vấn đề là Eto’o chỉ biết tiếng Pháp, trong khi các tình nguyện viện lại chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Anh. Phải mất vài ngày, họ mới tìm được cho Eto’o một người thông ngôn và cuộc gặp đó đã mở ra tình bạn cực kỳ đặc biệt sau này của Báo đen.
Duyên không hẹn trước
Pascal-Olivier Ouandji (thường gọi là Ouandji) sinh ra ở Cameroon, nhưng theo gia đình qua Kenya định cư từ lúc lên 7. Khi Liên Hợp Quốc phối hợp với FIFA tổ chức hội thảo môi trường như một sự kiên bên lề hướng tới VCK World Cup 2010 mà Lục địa đen có vinh dự đăng cai, Ouandji đang là thực tập sinh của UNEP.
Thực ra, Ouandji cũng chẳng có gì đặc biệt so với những bạn trẻ mới ra trường đang đi tìm thử thách trong cuộc sống, trừ việc anh nói thông thạo 3 ngoại ngữ là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Đấy chính là điều BTC hội thảo mong muốn và họ tận dụng luôn anh chàng thực tập này để tiết kiệm chi phí.
Ouandji không được đào tạo để trở thành phiên dịch. Có thể trong ngôn ngữ và cách diễn đạt của chàng trai trẻ năm ấy còn đôi chỗ vấp váp nhưng không sao, Eto’o cần một người nghe hiểu tiếng Pháp và nói được sang tiếng Anh.
Video đang HOT
Ouandji, người bạn tri kỷ luôn nhắc Eto’o với hoài bão của dân tộc
Tất nhiên, được làm việc với người nổi tiếng là cơ hội hiếm có khó tìm trong cuộc đời. Nhưng Ouandji chẳng thể tin rằng, giữa anh và Eto’o lại có nhiều điểm chung đến vậy. Họ cùng sinh năm 1981, đều tới từ Douala và có chung nhiều sở thích. Thú vị hơn cả là Ouandji có kiến thức sâu rộng về bóng đá, dễ hiểu bởi lúc nhỏ, anh từng là học viên của lò đào tạo trẻ Rodez.
6 tháng sau, khi Cameroon hoàn thành chiến dịch World Cup, Eto’o có việc quay trở lại Nairobi. Puma – hãng sản xuất dụng cụ thể thao Đức, nhà tài trợ chính của Eto’o chỉ định anh làm đại sứ cho chương trình phát triển bóng đá cộng đồng ở Kenya. Như một thói quen, Eto’o nhờ BTC địa phương liên lạc với Ouandji và nhờ anh tới phiên dịch.
Hoài bão của một người châu Phi
Eto’o không có nhiều bạn. Từ sâu thẳm trong trái tim, anh là người đơn giản, sống với mục tiêu của bản thân và cố gắng tránh xa ánh đèn showbiz. Vì thế, Ouandji có thể chỉ là một trong 24 triệu đồng bào bình thường bên ngoài kia nhưng lại là anh bạn tri kỷ Eto’o tìm kiếm bấy lâu nay.
Gặp Ouandji, Eto’o như trở thành con người khác. Anh cởi mở, dễ gần và sẵn sàng dốc hết ruột gan chia sẻ những biến cố, sóng gió trong cuộc sống. Không còn là một Eto’o nhanh như báo trên sân, không còn là một Eto’o phải gồng lên ra vẻ đạo mạo trong các cuộc gặp với chính trị gia, Eto’o chỉ đơn giản là một con người bình thường với những nhu cầu bình dị.
Trong những cuộc nói chuyện và thư từ trao đổi giữa hai bên, Ouandji lắng nghe và hiểu nhiều hơn về con người Eto’o. Báo đen thường nhắc tới những buổi gặp gỡ với Paul Biya, tổng thống của Cameroon. Có lần, Eto’o kể với Ouandji rằng khi sang Thụy Sỹ cùng Paul Biya, anh đã trình bày thẳng quan điểm: “Mỗi lần về quê, tôi lại phải lấy chiếc xe địa hình Hummer ra lái. Vì đường ở đây quá xấu, tới nỗi phải dùng chiếc ô tô đắt tiền nhất trong các loại xe địa hình để di chuyển. Rõ ràng, người có thu nhập như tôi không phải đại diện cho số đông và chúng ta cần có những hành động thiết thực để nâng cấp chất lượng cuộc sống người dân”.
Đó chỉ là một trong nhiều “bộ mặt khác” của Eto’o mà nếu không tiếp xúc, sẽ chẳng ai trong số những người ngoài kia nhận ra. Trong suốt bài phỏng vấn với So Foot, Ouandji cứ nhắc đi nhắc lại về hoài bão của Eto’o với dân tộc, với vị thế của châu lục trên trường quốc tế. “Anh ấy đang trên đường trở thành người châu Phi vĩ đại nhất, vượt qua cả George Weah về tầm ảnh hưởng trong khu vực”.
Eto’o từng giải thích thế này về lý do anh chuyển tới Anzhi Makhachala: “Nói anh nghe, người châu Phi thường sớm bằng lòng với cuộc sống. Hôm qua họ nghèo, rồi sáng mai trúng số 1 triệu euro và thế là cuộc đời chấm dứt ở tờ vé số đó. Khi quyết định sang Nga, tôi muốn chứng minh rằng người da màu, người châu Phi hoàn toàn đủ năng lực để được trả lương cao nhất thế giới trong một lĩnh vực nào đó. Đấy không chỉ là chuyện của tôi, mà là khát vọng của nhiều dân tộc muốn vươn lên. Cũng giống như anh thôi, một người bình thường có khao khát được gặp người nổi tiếng và khi làm được rồi mới nhận ra, à nó đâu khó đến thế”.
Cuộc sống của công chức
Năm 2011, Ouandji qua Ottawa, thủ đô của Canada theo học ngành báo chí. Sau đó, anh làm việc cho một tờ báo âm nhạc và hiện tại làm việc cho trung tâm tư vấn dịch vụ công cộng của hội đồng thành phố Ottawa. Ngoài ra, Ouandji còn tham gia sáng tác âm nhạc.
Mất liên lạc cả năm qua
Tháng 4/2018, Ouandji xuất bản cuốn sách “Un lion parmi les hommes” (tựa việt: Chú báo giữa rừng xanh), đề cập tới nhiều chi tiết trong cuộc sống của Eto’o. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cuốn sách không xuất bản đúng dịp bầu cử tổng thống Cameroon và người đại diện của Eto’o khởi kiện Ouandji với lý do xâm phạm đời tư cá nhân. Từ đó tới nay, họ không còn liên lạc với nhau.
Theo Bongdaplus.vn
Eto'o học ở Harvard để làm gì?
Vừa mới treo giày được 2 tháng, Samuel Eto'o đã gấp rút chuẩn bị sang Mỹ du học. Huyền thoại bóng đá Cameroon này sẽ bắt đầu đèn sách tại đại học Harvard từ tháng 1/2020. Vì sao Eto'o sốt sắng đi học như vậy?
Hỏi ra mới biết Eto'o vừa cho ra mắt nhà cái tại Cameroon. Nhà cái mà Eto'o chung vốn với một nhóm nhà đầu tư này có thương hiệu gắn với tên anh: Beto'o.
Eto'o chia sẻ: "Khi còn là cầu thủ, tôi đã phải trả tiền cho người khác để họ quán xuyến chuyện tiền bạc cho tôi. Còn bây giờ, tôi không còn vướng bận chuyện thi đấu nữa. Tôi muốn tự mình quản lý công việc kinh doanh của mình. Tôi cần phải biết những kỹ năng mới. Nên tôi cần đi học, cụ thể là về quản trị kinh doanh".
Không phải vô cớ mà Eto'o sốt sắng thực hiện tinh thần "muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học" đến thế. Anh đã từng phải nếm trải kinh nghiệm thương đau khi lấn sân thương trường. Hồi 2012, Eto'o lập ra công ty viễn thông của riêng mình với tên Set'Mobile. Công ty này không lâu sau đó đã phá sản.
Theo Bongdaplus.vn
Maradona 'mất gin' năm 13 tuổi Huyền thoại Diego Maradona tiết lộ chuyện 'mất đời trai' từ khi còn tuổi teen với một phụ nữ lớn tuổi và từng bị đĩa bay của người ngoài hành tinh bắt cóc. Maradona hiện là HLV Gimnasia tại quê nhà Argentina. Ảnh: AFP. Cựu danh thủ lắm tài nhiều tật chia sẻ nhiều chuyện gây sốc về đời tư, quan điểm cá...