50 năm Sơn Mỹ: Thảm sát kinh hoàng và lời xin lỗi muộn màng
Vào ngày 9.11.1974, William L. Calley được trả tự do. Thay vì mức án chung thân, Calley chỉ phải bị quản thúc tại gia tổng cộng 43 tháng và 11 ngày vì tội ác của mình. Có lẽ, những thế hệ người Mỹ sinh sau năm 1975 chưa bao giờ biết đến người đàn ông này, cũng như một địa điểm có tên Mỹ Lai ở Việt Nam.
Cái tên Calley và Mỹ Lai sẽ vẫn mãi là một trong những vết nhơ đen tối nhất trong lịch sử quân sự Mỹ – vết nhơ không thể nào xóa bỏ.
504 và 0
16.3.1968: Lính Mỹ đốt sạch, phá sạch ở thôn Mỹ Lai. Một nhóm phụ nữ và trẻ em trước khi bị bắn chết. Anh: HAEBERLE
Vào năm 2009, Calley cuối cùng cũng đã chịu xin lỗi. Thế nhưng, kẻ sát nhân ngày nào vẫn khẳng định “mình chỉ làm theo lệnh”. “Không có một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận về những gì xảy ra ngày hôm đấy tại Mỹ Lai – Calley phát biểu tại bang Georgia – Tôi thấy hối hận về những người dân Việt Nam bị sát hại và gia đình của họ, những binh sĩ Mỹ tham gia vụ việc. Tôi rất xin lỗi. Nếu các bạn tự hỏi tại sao tôi ngăn chặn việc này, tôi phải nói rằng tôi chỉ là một thiếu úy nhận lệnh từ chỉ huy và làm theo nó một cách ngu xuẩn”.
Vào ngày 16.3.1968, Calley dẫn 1 trong 3 trung đội của Đại đội Charlie, thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn 11, Sư đoàn 23, tấn công thôn Mỹ Lai (làng Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, tỉnh Quảng Ngãi). Khoảng 100 binh sĩ tham gia cuộc tấn công. Theo tình báo quân đội Mỹ, làng Sơn Mỹ là nơi Tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ẩn náu sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968.
Calley cùng thuộc hạ và hai trung đội nữa – tất cả dưới quyền chỉ huy của đại úy Ernest L. Medina – đã sát hại 504 dân làng, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già. Có ít nhất 20 vụ hãm hiếp đã xảy ra, nhà ở bị thiêu rụi, gia súc bị giết, giếng nước bị đầu độc, cây trồng bị phá hủy. Cả làng chỉ còn vài người sống sót… Chỉ có 3 vũ khí được tìm thấy. Sau vụ bắn giết đẫm máu, những kẻ sát nhân mang súng trường M16, mặc quân phục quân đội Mỹ điềm nhiên nghỉ ăn trưa.
Từ một kế hoạch tấn công quân đội chính quy được cho là kéo dài khoảng 4 tiếng (từ 7 giờ 30 sáng tới 11 giờ 30) đã biến thành một cuộc “tắm máu” những người vô tội, trong đó có cả phụ nữ mang thai và trẻ em.
Video đang HOT
Về sau, nhiều binh sĩ tham gia cuộc thảm sát, bao gồm cả Calley và Medina, bị truy tố nhiều tội danh, trong đó có giết người, cưỡng hiếp và che giấu tội phạm. Thế nhưng, số người bị kết tội chỉ là con số 0!
Che giấu
Cuộc thảm sát Mỹ Lai đã được Lục quân Mỹ che giấu trong suốt thời gian dài, từ ngày 17.3.1968 cho đến ngày 4.4.1969. Mọi việc chỉ bị vỡ lở khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon cùng với 30 nghị sĩ quốc hội và nhiều quan chức chính phủ nhận được lá thư tố giác từ Ron Ridenhour – người đã tự mình điều tra và kết luận có một cuộc sát hại hàng loạt dân thường. Tuy nhiên, phải tới tận 13.11.1969, công chúng Mỹ mới biết đến sự kiện này qua bài viết “Trung úy bị cáo buộc giết hại 109 dân thường” của nhà báo Seymour Hersh trên tờ Thánh Louis Post-Dispatch. Phải 2 tháng sau khi Calley chính thức bị truy tố, sự thật mới được hé lộ!
Trong bức thư của mình, Ridenhour – người sau này trở thành một phóng viên điều tra đoạt giải thưởng về báo chí – đã dành tới 5 trang để miêu tả sự tàn bạo mà ông đã phát hiện ra: “Khi nhận được báo cáo đầu tiên, tôi vẫn cảm thấy nghi ngờ. Thế nhưng, khoảng vài tháng sau đó, tôi đã nghe được những câu chuyện tương tự từ rất nhiều người khác. Tôi không thể không tin rằng đã có sự việc đen tối và đẫm máu như vậy từng xảy ra vào tháng 3.1968, tại một ngôi làng có tên “Pinkville” ở miền Nam Việt Nam”.
“Pinkville” chính là mật danh của làng Sơn Mỹ – nơi mà quân đội Mỹ khẳng định rằng quân Giải phóng đang tập trung ẩn náu. Bức thư của Ridenhour, vốn được gửi vào ngày 29.3.1969 – một năm hai tuần sau vụ thảm sát – đã khiến Quốc hội phải hành động. Ngay sau đó, Lục quân Mỹ được chỉ thị điều tra vụ việc.
Điều tra
Sau quá trình điều tra ban đầu, trung úy Calley bị truy tố vào ngày 6.9.1969 với cáo buộc sát hại 109 dân thường. Những người khác trực tiếp tham gia vụ bắn giết cũng bị truy tố các tội danh giết người và hãm hiếp.
Vào tháng 11.1969, Tướng William Peers được giao nhiệm vụ mở rộng cuộc điều tra. Đến ngày 14.3.1970, cuộc điều tra kết thúc với kết quả làm chấn động công luận Mỹ: “Trong giai đoạn từ ngày 16-19.3.1968, binh sĩ của Lữ đoàn bộ binh số 11 đã thảm sát một số lượng lớn dân thường tại hai thôn của làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, miền Nam Việt Nam. Dù không xác định được chính xác số lượng, thế nhưng ít nhất 175 dân thường thiệt mạng và con số này có thể vượt mức 400″.
Sự thực là, quân Mỹ đã giết hại tới 504 dân làng Sơn Mỹ.
“Những tội ác tại làng Sơn Mỹ bao gồm giết người đơn lẻ và theo nhóm, cưỡng hiếp, làm thương tật vĩnh viễn, tấn công người dân thường, ngược đãi và giết hại những người bị bắt giữ. Ngoài ra, những binh sĩ tham gia vụ việc còn giết chết gia súc, phá hủy hoa màu, đầu độc giếng nước và thiêu rụi nhà cửa của nhiều thôn trong làng” – theo báo cáo. Thế nhưng, phải qua lời của các binh sĩ trực tiếp tham gia, công luận Mỹ mới thấy được sự dã man.
“Đốt nhà, bắn và bắn…”
Khi điều trần trước tòa, Dennis Conti đã miêu tả những gì mà đồng đội mình làm với những người dân sau khi lùa họ xuống một con mương: “Tôi đứng sau lưng còn họ đứng trước, thẳng một hàng ngang. Sau đó, Calley và Paul Meadlo đứng vào hàng và nổ súng thẳng vào những người dưới mương. Hai phút sau đó, chỉ có tiếng xả đạn từng phát và liên thanh. Những người dân làng la hét, kêu thất thanh và gục xuống. Mọi thứ thật là kinh khủng, Các mảnh đầu, mảnh thịt vương vãi khắp nơi. Không thi thể nào lành lặn hẳn”.
“Vào lúc đó, chỉ có một vài đứa trẻ còn sống. Thiếu úy Calley giết từng đứa một. Sau đó, tôi thấy một nhóm 5 phụ nữ và 6 trẻ em đứng thành một hàng thẳng. “Bắn chúng! Bắn chúng! Giết chúng!” – Calley ra lệnh cho tôi như vậy” – Conti kể.
Trong một bài báo, nhà báo Seymour Hersh cũng đã thuật lại lời của trung sĩ Michael Bernhardt – người từ chối tham gia vụ thảm sát: “Đó là giết người giữa ban ngày chứ không có gì là vô tình cả. Tôi đứng ngay đó, nhìn họ bắn giết”. “Khi đi vào làng, tôi nhìn thấy những binh sĩ đó đang làm nhiều điều lạ lùng… Đốt cháy các căn nhà, đợi những người bên trong chạy ra và bắn… Đi vào bên trong và bắn… Quây dân làng tập trung theo nhóm rồi bắn”.
Trong báo cáo của Tướng Peers, binh sĩ Robert Pendleton thừa nhận: “Mọi người đều nói về việc bắn vào bất kỳ thứ gì động đậy”. Calley – người đã chỉ huy và trực tiếp tham gia vụ thảm sát – lại khẳng định rằng mình chỉ tuân theo mệnh lệnh cấp trên. “Lúc đó và bây giờ, tôi vẫn cảm thấy rằng mình đã hành động như được chỉ đạo. Tôi không thấy sai trái gì trong việc thực hiện mệnh lệnh mình được giao” – người đàn ông này tuyên bố trước tòa.
Theo Danviet
Báo chí quốc tế đổ về Quảng Ngãi đưa tin dịp 50 năm thảm sát Mỹ Lai
Nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế của Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản... đăng ký tác nghiệp báo chí nhân lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai (Quảng Ngãi).
Sáng 13.3, lãnh đạo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, cho biết nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế đăng ký tác nghiệp báo chí sự kiện tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai. Số lượng đoàn và nhà báo đến tác nghiệp tăng hơn gấp đôi so với dịp 40 năm.
Theo đó, nhiều văn phòng thường trú của các hãng tin như Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), The Yomiuri Simbun, The Asahi Shinbun, Truyền hình NHK, báo Akahata, Phân xã Kyodo News (Nhật Bản) tại Hà Nội; Thông tấn DPA, kênh truyền hình Đức ZDF, báo Frankfuter Allgemeine Zeitung (Đức); báo RIA (Nga), Hãng VVTH Al - Jazeera (Quatar)... cử hàng chục nhà báo đến Quảng Ngãi tác nghiệp.
Nhiều nhà báo của các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới tác nghiệp ở khu chứng tích Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Phan Văn Đỗ, đại diện Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ) tại Việt Nam, cho hay khác với nhiều năm trước, năm nay có ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cùng một số cựu binh, giáo viên nghỉ hưu, thợ máy (quốc tịch Mỹ) yêu chuộng hòa bình đến dự lễ tưởng niệm.
Dịp này, ông Gerard Boivineau, cựu Tổng Lãnh sự Pháp cùng phu nhân; nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, hoa hậu Ngọc Hân cùng nhiều thành viên Quỹ hòa bình Mỹ Lai cũng về dự.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, chia sẻ lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai là dịp để ôn lại quá khứ đau thương, mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi trong chiến tranh.
"Nhìn lại quá khứ cũng là để kêu gọi mọi người chung tay xây dựng thế giới hòa bình. Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Quảng Ngãi đến với bạn bè quốc tế về nghị lực vượt qua mất mát, vươn lên từ mảnh đất đau thương hồi sinh, phát triển", ông Trí nói.
50 năm trước, một trung đội Mỹ tràn vào làng Sơn Mỹ. Trong sáng 16.3.1968, họ đã sát hại 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Đến tháng 11.1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek. Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Theo Minh Hoàng (Zing)
Quảng Ngãi sẽ xây dựng Công viên hòa bình Mỹ Lai 348 tỷ đồng Chiều 6.3, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họp báo tại TP.HCM để thông tin về dự án Công viên tưởng niệm hòa bình Mỹ Lai và giới thiệu về Quỹ Hòa bình Mỹ Lai. Phối cảnh tổng thể Công viên hòa bình Mỹ Lai sẽ được xây dựng trong tương lai. Ảnh: Hồ Văn Đến dự buổi họp báo, ngoài lãnh...