50 hộ dân bị gần 100 lò vôi bao vây
Người dân tổ 12 thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ, Thái Bình) quanh năm sống thiếu ánh sáng bởi phải đóng kín cửa nhà, dùng vải che chắn nhiều lớp bên ngoài để tránh khói bụi từ 98 lò vôi.
Ông Phạm Đức Thuận, Chủ tịch UBND thị xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho biết, tổ dân phố 12 có chưa đến 50 hộ dân nhưng có tới 98 lò nung vôi vây quanh. Từ 2012 trở lại đây, người dân đua nhau xây dựng lò sản xuất vôi để xuất sang Đài Loan, Hàn Quốc. Nhiều lò được cấp phép nhưng không ít lò xây chui.
Theo ông Thuận, việc phát triển lò vôi ồ ạt là hành động tự phát, người dân khi thấy có lợi nhuận, có đầu mối về thu mua là đua nhau vay mượn tiền bạc để xây dựng. Bình quân mỗi lò được đầu tư khoảng 2 tỷ đồng để xây dựng, mua sắm máy móc, việc đốt lò bằng than khiến môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.
Hàng ngày xe tải chở vôi, xỉ, than… kìn kìn ra vào. “Tại các kỳ họp, nhiều người dân bức xúc kiến nghị nhưng chính quyền rất khó xử lý. Số chủ lò là người địa phương chiếm khoảng 70% và đều có quan hệ họ hàng, làng nước với nhau”, ông Thuận nói.
Nhà văn hóa của tổ dân phố 12 lem nhem chẳng khác nào nhà hoang. Phía ngoài sân một lớp bụi vôi dày tới 5-6 cm.
Video đang HOT
Để giảm thiểu bụi, người dân nơi đây làm mọi cách như dùng bạt bưng kín cửa nhà. Vì thế, dù là ban ngày nhưng trong nhà tối om, thiếu ánh sáng.
Anh Nguyễn Tiến Dũng (48 tuổi) cho biết, nhiều gia đình không chịu đựng được khói bụi đã bán nhà hoặc đóng cửa chuyển đi nơi khác sinh sống. Gia đình ông Dũng cũng rất muốn rời đi nhưng do không có điều kiện nên đành bám trụ ở lại. Hàng ngày để giảm bụi vào nhà, ngoài việc bưng kín cửa bằng vải bạt, ông Dũng bê nước ra té ra đường.
Bà Nguyễn Thị Hảo (60 tuổi) ngao ngán: “Bưng kín thì bí, không bưng thì bụi lắm. Gia đình đã bưng 2 tấm bạt nhưng có ăn thua gì đâu. Bụi vôi, bụi xỉ vẫn bay vào đầy nhà đó thôi. Lúc đầu còn tích cực lau, sau chán, kệ, tuần lau một lần”.
Các đồ đạc trong gia đình bà Nguyễn Thị Hảo đều bị bụi bao phủ.
Cuộc sống thiếu ánh sáng nhưng lại thừa bụi khiến nhiều gia đình không có điều kiện như gia đình bà Phúng, ông Dũng, bà Huynh, bà Liên, và Vân… vẫn cam chịu mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng không được giải quyết.
Không chỉ người dân tổ dân phố 12, thị xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do khói bụi từ các lò nung vôi xả ra mà ngay người dân của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) sống liền kề bức xúc, nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng không được giải quyết do cả trăm lò nung vôi đều thuộc đất Thái Bình.
Khói, bụi từ quá trình sản xuất vôi đã biến bầu không khí nơi đây thành một màu xám đục.
Một chủ lò tâm sự: “Độc hại, ô nhiễm ai cũng biết cả, nhưng chúng tôi giờ biết nghề làm gì khi trình độ không có, tuổi cũng đã cao. Kinh doanh buôn bán phải có phố, có phường, trong khi ruộng vườn trước có một chút thì cũng đã nhường lại cho mấy nhà máy, xí nghiệp hết cả. Bây giờ có nghề nung vôi là tốt rồi. Tuy thu nhập không cao nhưng cũng phần nào giải quyết được công ăn việc làm cho không ít người”.
Giang Chinh
Theo VNE
Tượng Phật "khủng" đổ sập do cốt sắt quá nhỏ!
Cơ quan Công an tỉnh Thái Bình đã xác định được nguyên nhân ban đầu của vụ sập tượng Phật tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (hay còn gọi là chùa Sóc, ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là do sử dụng sắt thép cỡ nhỏ...
Vụ tượng phật đổ sập do sử dụng sắt thép nhỏ, mái vòm yếu.
Theo đó, Công an tỉnh Thái Bình xác nhận, nguyên nhân sự cố khiến tượng Phật đổ sập là do phần mái chùa được gia cố yếu, sử dụng sắt thép cỡ nhỏ nên không chịu được sức nặng của bức tượng. Phần đầu bức tượng có khối lượng rất nặng, ngược lại phần thân tượng chưa được gia cố chắc chắn nên khi trần của tòa Chánh điện bị sụt, tượng Phật cũng bị kéo nghiêng và đổ sập.
Tượng Phật được đánh giá là cao nhất miền Bắc nhưng bên trong chỉ có những thanh cốt sắt rất nhỏ.
Lãnh đạo UBND huyện Quỳnh Phụ đã đình chỉ mọi hoạt động xây dựng tại chùa Sóc, đồng thời yêu cầu chính quyền xã An Mỹ phải nhanh chóng báo cáo, giải trình về sự cố
Trước đó, hồi 17h30 chiều 7/7, pho tượng Phật bê tông cốt thép cùng đài sen cao 34 mét trên mái chính điện của chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm đang xây dựng và được đánh giá là cao nhất miền Bắc bỗng đổ sập. Pho tượng bị gãy gập ở phần bụng, toàn bộ thân tượng đổ ập xuống nền đài. Do ở độ cao và trọng lượng lớn, phần chân và đài sen của tượng cũng bị sập xuống. Phần mái vòm của căn chính điện nhà chùa bị gãy vỡ, có chỗ thụt võng xuống trơ lõi thép.
Do thời điểm cuối ngày, thợ thi công đã nghỉ nên không gây thiệt hại về người, về vật chất được xác định thiệt hại trên 3 tỉ đồng.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Tạm dừng khách tham quan sau sự cố tượng Phật đổ sập Sau sự cố tượng Phật đổ sập tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (còn gọi là chùa Sóc), ông Phạm Công Chính - Chủ tịch UBND xã An Mỹ khẳng định, trước mắt chinh quyền ra quyết định đình chỉ thi công công trình cũng như việc thăm viếng tại ngôi chùa này. Đình chỉ công trình cho đến khi nguyên nhân...