50 ha rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ
Vườn Quốc gia Vũ Quang vừa phát hiện, chủ động báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh một vụ phá rừng đặc dụng đặc biệt nghiêm trọng tại hai tiểu khu 198 và 204 của khu vườn quốc gia có diện tích 56.000 ha này.
Thông tin lãnh đạo Vườn quốc gia Vũ Quang (VQG Vũ Quang) cung cấp cho Dân trí cho hay, vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng này được cán bộ vườn phát hiện trong vụ tuần tra, truy quét lâm tặc vào đầu tháng 12/2012. Khu vực rừng bị lâm tặc đốn hạ là rừng pơ mu đặc dụng, nằm giáp biên giới Việt – Lào, thuộc 2 tiểu khu 198 địa bàn xã Hòa Hải, huyện Hương Khê và 204 địa bàn xã Hương Điền, huyện Vũ Quang.
Những cây pơ mu hàng trăm năm tuổi trong khu rừng đặc dụng bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc
Video đang HOT
Ngay sau khi phát hiện vụ việc, lãnh đạo VQG Vũ Quang đã huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ rừng, cán bộ kiểm lâm vườn nhiều tuần liền bám rừng truy quét, truy lùng thủ phạm, đồng thời tiến hành đánh dấu, kiểm đếm diện tích, số lượng cây để xác định số lượng gỗ bị đốn hạ.
Lãnh đạo VQG Vũ Quang xác nhận, khoảng 50 ha rừng pơ mu nguyên sinh hàng trăm năm tuổi với khoảng 700 m3 đã bị lâm tặc lợi dụng địa bàn hiểm trở đốn hạ, cưa xẻ, tập kết tại nhiều điểm khác nhau chờ vận chuyển bằng khe suối, đường mòn về xuôi. Nhờ phát hiện, tiến hành chốt giữ nghiêm ngặt nên VQG Vũ Quang đã ngăn chặn không cho lâm tặc di chuyển số gỗ trên ra khỏi hiện trường.
Lực lượng bảo vệ vườn đã phát hiện, bắt giữ 7 đối tượng đến từ tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên cả 7 đối tượng đều không thừa nhận là thủ phạm đã tàn sát diện tích rừng nêu trên. Các đối tượng sau đó chỉ bị xử phạt hành chính số tiền hơn 90 triệu đồng.
Những tấm gỗ pơ mu vuông vắn được cưa xẻ giữa rừng già, chờ vận chuyển về xuôi
Nhận được báo cáo của VQG Vũ Quang, cuối tháng 2/2013, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT thành lập đoàn công tác 50 người gồm nhiều thành phần, như thanh tra Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, lực lượng công an, biên phòng, chủ rừng VQG Vũ Quang để tiến hành thị sát, đo đếm, xác định lại chính xác diện tích, khối lượng rừng đặc dụng bị tàn phá; trên cơ sở đó có căn cứ để xử lý cá nhân, tập thể liên quan.
Theo Dantri
Năm 2013: Cơ hội việc làm ra sao?
Những ngành nghề nào sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất việc nhất trong năm 2013? Ngành nghề nào có nhiều cơ hội việc làm cho người lao động? Những tín hiệu mới của thị trường lao động so với năm 2012... là thông tin được các chuyên gia trao đổi trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 27-2.
Cơ hội lớn tập trung vào ngành cơ khí, tự động hóa, điện...
Thị trường lao động sớm nhộn nhịp
Đánh giá về những tín hiệu mới của thị trường lao động đầu năm nay so với năm 2012, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, thị trường việc làm trong năm 2013 rất sôi động, đặc biệt các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, có nhu cầu lao động rất lớn và cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hải Vân cũng lưu ý, không có nghĩa cung đã hoàn toàn đáp ứng cầu. Theo đó, 2013 vẫn là năm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mất cân đối cung cầu lao động vẫn diễn ra, mặc dù có thể nhẹ hơn so với năm trước. "Không chỉ về số lượng mà ngay cả trình độ, thể lực, thể chất của lao động Việt Nam hiện nay cũng mới chỉ đáp ứng phần nào. Về thể lực của lao động, chúng ta chỉ đạt mức trung bình, nên khi áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng máy móc thì cũng còn những hạn chế nhất định" - bà Vân đưa ra ví dụ.
Đại diện cho các tỉnh phía Bắc có nhu cầu lao động lớn, ông Đỗ Thanh Quang, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh khẳng định năm nay, nguồn lao động đối với Bắc Ninh không phải là vấn đề lớn. "Từ năm 2005 đến nay khi tỉnh Bắc Ninh phát triển các khu công nghiệp thì số lao động khoảng hơn 10.000 người nhưng đến nay đã gần 200.000 người, năm 2012, số lao động tăng thêm 29.000 người và năm nay chúng tôi dự báo tăng thêm 28.000 người. Do vậy, nhu cầu lao động việc làm của Bắc Ninh có thể hấp thụ nhiều lao động trong và ngoài tỉnh".
Tuy nhiên, đối với Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội không quá lạc quan. "Theo nhận định của tôi, thị trường lao động trong năm 2013 chưa có biến động lớn. Kinh tế còn khó khăn nên ổn định nhân sự và việc làm là ưu tiên hàng đầu, chỉ dịch chuyển lao động về trình độ, cơ cấu ngành nghề" - ông Thành phân tích.
Dư thừa lớn với ngành kinh tế, tài chính
Cung cấp những thông tin dự báo quan trọng với người lao động trong năm 2013 về nhóm ngành có nguy cơ mất việc, ông Vũ Quang Thành cho biết, qua hoạt động của Sàn giao dịch việc làm, các nhóm ngành kinh tế, xã hội, kế toán tài chính đang thực sự dư thừa lao động.Trong nhóm ngành này sẽ có sự thay đổi, chuyển dịch lao động. Trong khi đó, những nhóm ngành như cơ khí, điện tử, bán hàng, marketing rất cần lao động và doanh nghiệp có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, ông Thành cũng khẳng định tìm được lao động trong những nhóm ngành này lại rất khó.
"Năm 2012, các doanh nghiệp ngành truyền thống như mộc, cơ khí, sản xuất sắt thép hoạt động gặp nhiều
bodyp
khó khăn nên dẫn đến dư thừa một lượng lớn lao động. Năm 2013, khó khăn này vẫn tiếp tục" - ông Đỗ Thanh Quang lưu ý với những ngành nghề truyền thống. Cũng theo ông Quang, thế mạnh của Bắc Ninh là các ngành điện, điện tử, tự động hóa... và đây là những ngành rất cần lao động.
Theo điều tra về tình hình lao động năm 2013 của Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH thì các ngành có cơ hội việc làm lớn là chế biến gỗ, xây dựng, sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm, bán lẻ, công nghệ thông tin, điện, điện tử... Còn với những nghề mà đòi hỏi yêu cầu cao, kỹ thuật bậc trung như kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, chế tạo... doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao.
Theo ANTD
Người lao động chớp cơ hội việc làm Trái với thông lệ ăn chơi cho hết tháng Giêng, năm nay nhiều nhà tuyển dụng cho biết người lao động đã có ý thức tìm việc làm ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tại phiên giao dịch việc làm đầu tiên của Hà Nội ngày 21-2, số lượng nhà tuyển dụng cũng như người lao động đến tìm việc làm đều...