50 gian hàng thực phẩm sạch sẽ góp mặt trong Phiên chợ tháng 3
Phiên chợ Nông sản, thực phẩm an toàn và Vật tư nông nghiệp sẽ tiếp tục được diễn ra từ ngày 17.3 – 19.3 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489, đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).
Phiên chợ nông sản an toàn đã trở thành nơi mua sắm quen thuộc của người dân thủ đô
Với quy mô 50 gian hàng, Phiên chợ sẽ tiếp tục trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm sạch an toàn và vật tư nông nghiệp (rau, củ, hoa quả, thịt, cá, trứng, đồ hộp, hải sản chế biến, bánh kẹo, cà phê, chè, nước trái cây, sữa, nước giải khát…) có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ: Các đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn, đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo chuỗi; được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap về trồng trọt và chăn nuôi hoặc các đơn vị sản xuất nông sản, thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường.
Phiên chợ Nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp là Phiên chợ định kỳ hàng tháng, tiếp nối thành công của các “Phiên chợ Nông sản, thực phẩm an toàn và Vật tư nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức tại địa chỉ 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tất cả các sản phẩm mang đến hội chợ đều đã được chứng nhận nguồn gốc, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn
Video đang HOT
Phiên chợ bắt đầu khởi động từ tháng 5/2016, trải qua hơn 10 phiên tổ chức định kỳ mỗi tháng, phiên chợ đã trở thành điểm đến quen thuộc lý tưởng của bà con nội trợ thông minh, là điểm tập kết những “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch” trong cả nước.
Phiên chợ được tổ chức định kì, đây là cơ hội để người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm sạch ở các vùng miền
Với mục tiêu nhằm xây dựng một điểm giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn; Giới thiệu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, hợp quy bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản và tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng.
Phiên chợ tháng 3 – Phiên khởi động của năm 2017 sẽ mở cửa đón khách tham quan mua sắm từ 8h30 đến 18h00 các ngày 17.3 – 19.3.
Theo Danviet
Chi 3 tỷ đồng phát triển 2.000 m2 xà lách thủy canh
Để có đủ 3 tỷ đồng vốn đầu tư trồng rau thủy canh công nghệ cao, chị Nguyễn Thị Hoàn không ngần ngại thế chấp nhà cửa, tài sản, đồng thời vay mượn thêm bạn bè và người thân.
Khởi nghiệp từ năm 2012, chị Nguyễn Thị Hoàn - chủ Công ty cổ phần đầu tư Song Hành ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh thu được thành công bước đầu với sản phẩm rau an toàn như rau ăn lá các loại, rau mầm, rau củ, dưa lưới... Khi sản lượng tiêu thụ của cơ sở ngày một tăng, chị bắt đầu thử nghiệm trồng xà lách thủy canh với mục đích đa dạng hóa sản phẩm rau củ quả của cơ sở, đồng thời gia tăng giá trị kinh tế.
Xà lách tại cơ sở của chị Hoàn phát triển đồng đều. Ảnh: Rau sạch Song Hành.
Ban đầu, dù trồng thử nghiệm xà lách thủy canh trên một diện tích nhỏ nhưng chị Hoàn thu được kết quả khá khả quan. Từ đây, chị dự tính đầu tư thêm 2.000 m2 trồng các loại xà lách theo mô hình thủy canh. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống của cơ sở, khoản chi phí ban đầu bỏ ra khá lớn.
Theo tính toán của chị Hoàn thời điểm đó, với 1.000 m2 nhà trại, chị cần 1,2 đến 1,5 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, trong đó có cả trang thiết bị ngoại nhập. Do vậy, muốn mở rộng diện tích 2.000 m2 trồng rau thủy canh, chị cần tới 3 tỷ đồng tiền vốn đầu tư. "Không có vốn, không thể đầu tư công nghệ, không thể áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, vậy chúng tôi chẳng khác gì những người làm nông truyền thống trên những thửa ruộng cũ như trước đây", chị Hoàn chia sẻ.
3 tỷ đồng là khoản chi phí lớn đối với một cơ sở sản xuất còn non trẻ và vốn chưa dày. Chị Hoàn tính tới chuyện vay ngân hàng để tiếp tục hiện thực hóa mô hình xà lách thủy canh. Tuy nhiên, dù "gõ cửa" nhiều ngân hàng nhưng chị đều thất bại vì không có tài sản thế chấp để vay số tiền lớn như thế. Đề xuất vay vốn của chị với gói tín dụng 50.000 tỷ của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ưu tiên cho phát triển nông nghiệp sạch cũng không gặp may mắn. Lý do là phần diện tích một ha làm trang trại rau an toàn mà chị định thế chấp là đất thuê 50 năm của địa phương; 20 ha còn lại lại là đất thuê của dân.
Theo chị Hoàn, muốn phát triển nông nghiệp hiện đại, người nông dân phải có vốn để đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ảnh: Rau sạch Song Hành.
Bước đầu gặp khó nhưng chị Hoàn vẫn không nản lòng. Sau khi bị các ngân hàng từ chối, chị xoay vốn bằng cách thế chấp nhà cửa và tài sản để vay mượn ngoài, đồng thời huy động thêm tài chính từ người thân, bạn bè. Có tiền trong tay, chị đầu tư mua sắm thiết bị cho vườn trại, trong đó, một số phải nhập từ Thái Lan. Hạt giống của các loại xà lách được chị mua từ một địa chỉ tin cậy tại Hà Nội.
Với mô hình này, toàn bộ xà lách được trồng trên giàn, với nguồn dinh dưỡng được chuyển trực tiếp qua nguồn nước. Theo chị Hoàn, so với các phương pháp canh tác khác, rau trồng thủy canh sẽ giảm sâu bệnh, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho rau cũng được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, do không sử dụng bất kỳ loại phân hóa học nào trong quá trình trồng nên rau thành phẩm luôn được đảm bảo an toàn.
Trồng 2.000 m2 xà lách thủy canh vào cuối năm 2016, dự kiến vào giữa tháng 3 năm nay, cơ sở sẽ tiến hành thu hoạch lứa rau thủy canh đầu tiên. Theo tính toán, sản lượng có thể đạt tới một tạ xà lách các loại mỗi ngày.
Hiện tại, trang thiết bị của vườn thủy canh đã được đầu tư đầy đủ, bài bản. Do vậy, thời gian tới, cơ sở cần sát sao hơn trong việc chọn hạt giống và vận hành đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo sản lượng đề ra.
Chị Hoàn cho biết, chị may mắn vì nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vốn của người thân, bạn bè để có được trang trại ngày hôm nay. Theo chị, vốn đầu tư cũng là một bài toán nan giải, cản trở không ít ước mơ của người dân giữa bối cảnh nông nghiệp đòi hỏi công nghệ cao.
Theo Phong Vân (VNE)
Quảng Bình: Tỏi Quảng Minh đang ở đâu? Hơn 50 năm trước, trên những thửa ruộng vốn quen với cây lúa, người dân xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn) đã mạnh dạn cải tạo đất, trồng những cây tỏi đầu tiên để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Trải qua hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng người dân địa phương, vượt qua biết bao thăng trầm, tỏi...