5 yếu tố không ngờ làm tăng nguy cơ vô sinh mà con gái không hề hay biết
Một số thói quen từ chính cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vô sinh mà bạn cứ nghĩ là vô hại.
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
Việc lạm dụng thuốc tránh thai thường xuyên chẳng những gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của buồng trứng mà còn làm hại tới việc thụ tinh sau này. Chính vì vậy, nếu muốn quan hệ an toàn và chưa sẵn sàng có con thì bạn nên sử dụng “bịch cam sành” để ít gặp tác dụng phụ nhất.
Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
Môi trường sống cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của phái nữ. Bởi vậy, nếu bạn tiếp xúc với một môi trường hóa chất độc hại thường xuyên thì nguy cơ cao có thể bị suy giảm khả năng sinh sản về sau.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất độc hại nhiều còn dễ bị sảy thai hoặc sinh con dị tật.
Căng thẳng, áp lực
Khả năng thụ thai thành công cũng phụ thuộc không nhỏ tới sức khỏe ổn định của cả nam giới và nữ giới. Nếu quan hệ giường chiếu khi nữ giới (hoặc nam giới) gặp căng thẳng, lo lắng thường xuyên thì tâm trạng sẽ không được thoải mái và ảnh hưởng tới kết quả thụ thai.
Nguyên nhân là do tâm lý tác động làm thay đổi hệ thống miễn dịch và chức năng nội tiết của cơ thể, sự căng thẳng sẽ khiến lượng hormone thúc đẩy quá trình rụng trứng của nữ giới giảm xuống.
Gặp vấn đề với trọng lượng cơ thể
Quá gầy hoặc quá béo cũng đều có thể làm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Do khi trọng lượng cơ thể không cân đối, bạn sẽ dễ gặp vấn đề về nội tiết tố, làm ảnh hưởng tới hormone sinh dục và giảm cơ hội thụ thai.
Tiêu thụ đồ có cồn quá mức
Cũng giống như nam giới, nữ giới tiêu thụ quá nhiều đồ có cồn thường khó có con vì các chất kích thích trong rượu, bia có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mất kinh và ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng cũng như chất lượng trứng. Đặc biệt, nếu uống quá nhiều thì còn có thể bị ngưng quá trình trứng chín và rụng, từ đó dẫn tới hậu quả vô sinh.
Theo Helino
Video đang HOT
Các triệu chứng mang thai theo từng ngày sau khi rụng trứng
Đối với những người đang muốn có thai, những ngày sau rụng trứng đánh dấu hai tuần chờ đợi vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, biết những gì đang xảy ra trong cơ thể, cũng như các triệu chứng mang thai điển hình xảy ra qua từng ngày sau khi rụng trứng có thể làm cho việc chờ đợi dễ dàng hơn một chút.
Nhiều người tự hỏi liệu mỗi cơn co thắt và đau có thể là dấu hiệu mang thai hay không. Tuy nhiên, các triệu chứng sớm của thai kỳ thường rất giống với triệu chứng của kinh nguyệt sắp xảy ra. Một số, như đau và nhức cơ, cũng là một phần của cuộc sống hàng ngày.
Không thể biết chắc liệu ai đó có mang thai hay không cho đến khi có xét nghiệm xác nhận. Ngoài ra, các triệu chứng mang thai, và thời điểm chúng xảy ra, rất khác nhau giữa mỗi người.
Dưới đây là những gì sẽ xảy ra trong cơ thể xung quanh khoảng thời gian rụng trứng, và những dấu hiệu ban đầu mà mọi người có thể nhận thấy trong những ngày sau khi rụng trứng.
Các triệu chứng qua từng ngày sau khi rụng trứng
Ngày 0-7 sau rụng trứng
Rụng trứng là thời điểm khi buồng trứng giải phóng một trứng.
Ngay khi buồng trứng giải phóng một quả trứng, pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Pha hoàng thể sẽ kết thúc bằng kinh nguyệt, trừ khi mang thai xảy ra.
Mọi người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng mang thai nào trong phần đầu của pha hoàng thể. Điều này là do thai nghén không xảy ra cho đến khi trứng được thụ tinh làm tổ trong thành tử cung.
Trong pha hoàng thể, cơ thể sản sinh nhiều progesterone hơn, một loại hoóc-môn giúp duy trì thai kỳ sớm. Mức progesterone đạt đỉnh điểm vào 6-8 ngày sau khi rụng trứng ngay cả khi người đó không mang thai.
Mức progesterone có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cơ thể của một người - nghĩa là sau một tuần hoặc hơn, người phụ nữ bắt đầu mang thai có thể gặp các triệu chứng tương tự như trước kì kinh.
Khi trứng thụ tinh đến tử cung, nó sẽ tự "vùi" vào trong thành tử cung. Điều này được gọi là làm tổ và đánh dấu sự khởi đầu của thai kỳ. Làm tổ thường xảy ra 6 đến 12 ngày sau khi thụ tinh.
Đây là thời điểm mà người phụ nữ có thể bắt đầu thấy các triệu chứng mang thai, bao gồm:
đau vú
chướng bụng
thèm ăn
tăng độ nhạy cảm của núm vú
nhức đầu và đau cơ
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai. Nguyên nhân là do mức tăng progesterone ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.
Ngày 7-10 sau khi rụng trứng
Khi trứng thụ tinh tự làm tổ trong tử cung, khoảng một phần ba số người sẽ thấy ra máu nhẹ, hoặc chấm máu, được gọi là ra máu khi trứng làm tổ.
Tình trạng này chỉ kéo dài một hoặc hai ngày và rất ít. Ra máu khi trứng làm tổ là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ vì nó xảy ra vào khoảng thời gian người đó mang thai.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhận thấy ra máu trong khoảng thời gian trứng làm tổ, xét nghiệm thai vẫn có thể âm tính. Người đó có thể bị sẩy thai rất sớm, gọi là mang thai hóa học, hoặc ra máu có thể do nguyên nhân khác.
Khi trứng làm tổ, cơ thể bắt đầu tạo ra một hoóc-môn mang thai gọi là gonadotropin màng đệm của người (hCG). Được gọi là hoóc-môn mang thai, hCG, cùng với progesterone và estrogen, chịu trách nhiệm cho các triệu chứng sớm của thai kỳ. Nó cũng là hoóc-môn mà các xét nghiệm mang thai sẽ xác định.
Tuy nhiên, có thể mất vài ngày để hCG đạt đến mức có thể phát hiện được, vì vậy các xét nghiệm thai có thể không phát hiện được hoóc-môn và các triệu chứng có thể không diễn ra ngay lập tức.
Ngày 11-14 sau rụng trứng
Một vài ngày sau khi trứng làm tổ, nồng độ hCG có thể đủ cao để gây ra các triệu chứng thai kỳ sớm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn của kinh nguyệt khi một người dễ gặp các triệu chứng báo hiệu kinh nguyệt sắp xảy ra nhất.
Những phụ nữ biết rõ cơ thể của mình thường như thế nào mỗi tháng có thể xác định tốt hơn các triệu chứng của mình là do mang thai hay do kinh nguyệt.
Một số triệu chứng khác của thai kỳ sớm bao gồm:
núm vú sẫm màu
mệt mỏi
thèm ăn hoặc đói tăng lên
tăng nhu cầu đi vệ sinh
thay đổi tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy
Cho đến thời điểm thấy có những triệu chứng thai kỳ sớm, có thể nồng độ hCG đủ cao để xét nghiệm thai cho thấy có thai. Tuy nhiên, mức độ hCG là khác nhau, vì vậy điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Những triệu chứng sớm phổ biến khi mang thai
Buồn nôn là triệu chứng phổ biến khi mới bắt đầu có thai.
Khi thai kỳ tiến triển và nồng độ hCG tăng lên cao hơn, nhiều người bắt đầu bị nhiều triệu chứng hơn. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
chóng mặt hoặc choáng váng do sự thay đổi nội tiết tố và những thay đổi về huyết áp và nhịp tim
buồn nôn, đặc biệt khi đói
nôn
đặc biệt sợ một số loại thực phẩm hoặc mùi
thay đổi về khứu giác
mệt mỏi
chướng bụng và giữ nước
Cho dù một người đang cố gắng mang thai hoặc cố gắng tránh mang thai, việc chờ đợi hai tuần có thể khá là bực bội.
Một số người theo dõi sự rụng trứng bằng cách tìm ra các triệu chứng thể chất hoặc sử dụng các xét nghiệm rụng trứng. Điều quan trọng cần lưu ý là cách duy nhất để phát hiện sự rụng trứng là thông qua xét nghiệm y khoa.
Tuy nhiên, các test rụng trứng tại nhà có thể gây hiểu lầm, đặc biệt nếu người đó có những tình trạng bệnh ảnh hưởng đến sự rụng trứng.
Không có triệu chứng đơn thuần nào có thể xác nhận sớm việc có thai, và nhiều người không có các triệu chứng sớm của mang thai. Cách duy nhất để xác định có thai hay không là thông qua xét nghiệm.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Cách nhận biết máu báo thai Máu báo thai là dấu hiệu nhận biết có thai nhanh nhất, vậy làm thế nào để nhận biết được máu báo thai và không bị nhầm lẫn. Máu báo thai là gì? Máu báo thai chính là máu báo hiện tượng phôi thai đã làm tổ ở tử cung. Khi phôi thai làm tổ ở cổ tử cung sẽ làm niêm mạc...