5 xạ thủ bắn tỉa siêu hạng nguy hiểm nhất lịch sử, số 5 từng lấy mạng hơn 700 người
Hạ sĩ Rob Furlong tiêu diệt địch ở cự ly 2.430 m, xạ thủ Simo Hayha bắn hạ 705 quân địch. Họ là những lính bắn tỉa lừng danh trong lịch sử quân sự.
Thomas Plunkett là một người lính Ireland trong đơn vị súng trường 95 của quân đội Anh. Ông trở nên nổi tiếng nhờ cú bắn thần kỳ trúng viên tướng người Pháp Auguste-Marie-Franois Colbert. Trong trận chiến Cacabelos vào năm 1809, Plunkett dùng khẩu súng trường Baker và bắn trúng viên tướng Pháp ở khoảng cách 600 m. So với độ chính xác của những khẩu súng trường ở thế kỷ 19, đây là một phát bắn mà người ta không thể tin nổi. Để chứng minh cú bắn này không phải là một sự may mắn, Plunkett tiếp tục nạp đạn và bắn trúng một binh sĩ khác khi người này chạy đến để giúp viên tướng.
Trung sĩ Grace là thành viên của đơn vị bộ binh Geogria số 4 tham chiến trong cuộc nội chiến Mỹ. Ngày 9/5/1864, Grace thực hiện một trong những cú bắn nổi tiếng nhất lịch sử. Khi đó, trong trận chiến Spotsylvania, Grace dùng khẩu súng trường Whitworth của Anh và bắn trúng viên tướng John Sedgwick (ảnh trên) từ cự ly 900 m. Điều đặc biệt là mặc dù cấp dưới che chắn viên tướng kỹ càng, đạn vẫn găm vào vị trí bên dưới mắt trái của ông.
Là một cựu hạ sĩ của quân đội Canada, Rob Furlong đang giữ kỷ lục bắn tỉa xa nhất trong lịch sử với khoảng cách 2.430 m (tương đương chiều dài của 26 sân đá bóng). Thành tích này diễn ra vào năm 2002, khi Furlong tham gia chiến dịch Anaconda ở Afghanistan. Với khẩu súng McMillan Brothers Tac-50, Furlong bắn trúng một thành viên của al-Qaeda trong lần nổ súng thứ hai mặc dù đối phương đã nấp rất kỹ.
Video đang HOT
Từng 3 lần nhận huy chương quân đội và 2 lần bị thương nặng, hạ sĩ Francis Pegahmagabow (9/3/1891 – 5/8/1952) là một tay súng thiện xạ và lính trinh sát tài ba. Ông là một chiến binh người Ojibwa trong hàng ngũ quân đội Canada. Trong binh nghiệp thời Thế chiến I, ông đã tiêu diệt 378 và bắt giữ 300 lính Đức. Ngoài thành tích tiêu diệt quân địch, Francis còn được trao thưởng vì những hành động dũng cảm như truyền tin trong lửa đạn, thay thế lãnh đạo chỉ huy chiến trận và tiếp tế đạn dược cho đồng đội. Mặc dù là một trong những xạ thủ xuất sắc nhất Thế chiến I, nhưng ông nhanh chóng bị quên lãng khi trở về Canada.
Simo Hayha là một xạ thủ bắn tỉa của quân đội Phần Lan trong Chiến tranh Liên Xô – Phần Lan (1940). Ông là một huyền thoại và đang giữ kỷ lục về số lần tiêu diệt đối thủ trong lịch sử bắn tỉa. Quân Liên Xô đặt cho ông biệt danh “Cái chết trắng”. Sinh ngày 17/12/1905 tại thị trấn nhỏ Rautjarvi của Phần Lan, Hayha bắt đầu phục vụ trong quân đội từ năm 1925. Trong Chiến tranh Liên Xô – Phần Lan, Simo Hayha tham gia bảo vệ vùng Kollaa và bằng một khẩu súng trường M28 cũ kỹ không có ống ngắm thường, ông đã hạ 542 địch thủ. Mặc dù là một tay bắn tỉa cừ khôi nhưng khi cầm một khẩu tiểu liên Suomi M-31 SMG, ông tiếp tục nâng số lượng địch thủ bị hạ lên ít nhất 705. Quân Liên Xô đã truy lùng ông rất gắt gao nhưng không bắt được ông. Simo Hayha qua đời ngày 1/4/2002.
(Theo Zing News)
Lầu Năm Góc vượt qua Trump để tiếp tục chương trình F-35?
Sau tuyên bố của tân Tổng thống Donald Trump về F-35, người phụ trách và đơn vị sản xuất đã đưa ra những tín hiệu lạc quan về việc tiếp tục thực hiện dự án này.
Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng, chương trình F-35 đã tiêu tốn số tiền không nhỏ ngân sách dành cho quốc phòng, tuy nhiên nguyên nhân là do những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất và thử nghiệm lần đầu, sau giai đoạn này chương trình F-35 sẽ tiếp tục được thực hiện và chắc chắn giá thành sẽ hạ xuống, còn các sự cố và hỏng hóc sẽ không xuất hiện.
F-35 trong chuyến bay đầu tiên. Ảnh: Lockheed Martin
Những phát biểu khá lạc quan của đại diện Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện chương trình "Máy bay vàng" F-35 có thể dẫn đến những sai lầm trong việc xác định phương hướng tiếp tục phát triển hay dừng dừng sản xuất, người đứng đầu Lầu Năm Góc phụ trách về việc phát triển máy bay F-35, ông Chirstopher Bogdan cho biết.
"Những vấn đề xảy ra đối với chương trình này rất nhiều, nhưng chúng ta đang quá lạc quan về khả năng thành công của nó.
Chính vì những đánh giá sai lầm nên những kế hoạch đặt ra và thực hiện không phù hợp với thực tế dẫn đến càng thực hiện càng nhiều sai sót và càng tốn ngân sách nhưng chúng ta không thể khắc phục được", cổng thông tin Bloomberg dẫn lời của ông Bogdan.
Cũng theo Bloomberg, mặc dù tân Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích về chương trình tốn kém nhưng không hiệu quả này, nhưng chi phí sản xuất dành cho chương trình máy bay ném bom thế hệ thứ năm F-35 không phải là ngoài tầm kiểm soát.
Theo người đại diện Lầu Năm Góc, họ sẽ tiếp tục thực hiện chương trình và cung cấp ngân sách cho F-35.
"Các nhà bình luận đã không biết hết được những thành công đã đạt được trong dự án này. Mặc dù gặp một số sự cố nhưng đây là điều dễ hiểu, máy bay thế hệ thứ 5 hoàn toàn mới cũng như các loại vũ khí mới khác trong quá trình thử nghiệm gặp vấn đề là tất yếu, quan trọng là chúng tôi khắc phục được những sự cố này.
Chương trình này sẽ tiếp tục được thực hiện và sau đó sẽ sản xuất hàng loạt cung cấp cho các đối tác và cuối cùng chúng tôi sẽ hoàn lại ngân sách cho nhà nước", ông Bogdan nhấn mạnh.
Ông Bogdan cho biết thêm rằng, Lầu Năm Góc đã quyết định thực hiện bay thử nghiệm sang tháng năm 2018 thay vì các kế hoạch trước là tháng 9/2017.
Họ cần thêm thời gian để thử nghiệm và khắc phục tất cả sự cố đã phát sinh và có thể chuyến bay thử nghiệm có thể kết thúc vào tháng 2/2018, trong giai đoạn này có thể chúng tôi sẽ cần thêm khoảng 532 triệu USD.
Trước đó trong quá trình bay thử nghiệm, F-35 đã gặp một số vấn đề liên quan đến sự hoạt động của các hệ thống, bao gồm cả hệ thống vũ khí...và buộc họ phải dừng hoặc thu hồi một số chiếc để bắt tay vào khắc phục và cần thêm thời gian để thử nghiệm.
Trong khi đó, công ty Lockheed Martin cũng đã hứa sẽ làm giảm chi phí của các máy bay chiến đấu xuống khoảng 85 triệu USD một chiếc. Và hiện tại công ty đang tiến hành đàm phán với Lầu Năm Góc về bản hợp đồng cung cấp số lượng máy bay này lớn nhất trong lịch sử.
Trong tháng 11, Lockheed Martin đã nhận được số tiền thanh toán đầu tiên 1,28 tỷ USD. Khi đó giá của 90 chiếc máy bay F-35 sẽ có giá ước khoảng 7,19 tỷ USD.
(Theo Đất Việt)
Nếu Việt Nam mua C-295 AEW, đây sẽ là thay đổi lớn nhất trong cấu hình? Dự báo trong tương lai, các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không C-295 AEW sẽ sử dụng khung thân vận tải cơ C-295W. Hiện tại, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không (AWACS) C-295 AEW đang được Airbus Defence and Space giới thiệu dưới dạng mẫu thử nghiệm. C-295 AEW sử dụng khung gầm vận tải cơ C-295M...