5 vũ khí huyền thoại của Nga và Mỹ
Nhà quan sát quân sự người Nga Andrei Kotz đã lựa chọn 5 loại vũ khí có thời gian sử dụng dài nhất trong quân đội Nga và Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga
Súng chống tăng RPG-7
Súng chống tăng vác vai RPG-7 được các kỹ sư Liên Xô phát triển trong thời gian từ năm 1958 đến 1961, trước khi hoạt động trong Lực lượng vũ trang Liên Xô từ năm 1961. Trong suốt 57 năm, hơn 9 triệu khẩu RPG-7 đã được sản xuất và biến nó trở thành vũ khí chống tăng phổ biến nhất thế giới.
Hiện tại, quân đội Nga đang sử dụng phiên bản RPG-7V2, được nâng cấp thiết bị ngắm và tăng tầm bắn. RPG-7 được sử dụng trong hàng chục cuộc xung đột qua nhiều thập kỷ và đã chứng minh được tính hiệu quả trong các cuộc chiến không đối xứng với kẻ thù mạnh hơn.
Xe bọc thép M113
Phương tiện bọc thép chở quân (APC) M113 bắt đầu hoạt động trong quân đội Mỹ từ năm 1960 và được xuất khẩu tới khoảng 50 quốc gia. Với khoảng 85.000 chiếc M113 được sản xuất, đây là APC thành công nhất mọi thời đại.
Vỏ thép dày của M113 có thể chống lại được nhiều loại đạn súng máy cỡ lớn với đường kính lên tới 7.62mm. Vũ khí chính của phương tiện là súng máy Browning 12.7mm. Trong 58 năm hoạt động, M113 đã tham gia hàng chục cuộc xung đột trên thế giới.
Pháo phản lực BM-21
Pháo phản lực BM-21 Grad được chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Liên Xô vào năm 1963 và vẫn hoạt động cho đến nay. Tổng cộng hơn 9.000 hệ thống BM-21 đã được xây dựng và chúng xuất hiện trong kho vũ khí của Nga và 50 quốc gia khác.
Video đang HOT
Một hệ thống BM-21 có thể phóng 40 quả đạn 122mm trong vòng 20 giây và tiêu diệt mục tiêu trong bán kính từ 25 đến 45 km. Giống như RPG-7, pháo BM-21 có thể sử dụng nhiều loại đạn bao gồm đạn chùm và đạn cháy.
Súng máy M2 Browning
Súng máy hạng nặng M2 Browning hiện chỉ được coi là vũ khí loại nhỏ của quân đội Mỹ. Được đưa vào sử dụng trong quân đội từ năm 1933 – loại súng .50 caliber từng xuất hiện trong Chiến tranh thế thứ 2, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam và Iraq. Nó cũng được trang bị trên máy bay chiến đấu, trực thăng, xe bọc thép chở quân, xe tăng,..
Cho đến nay, khoảng khẩu M2 Browning đã được sản xuất. Ngay cả Liên Xô cũng trở thành chủ sở hữu của loại vũ khí này theo dạng cho mượn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và B-52
“Pháo đài bay” B-52 của Mỹ và “Gấu trắng” Tu-95 của Nga ban đầu được thiết kế như các máy bay ném bom tấn công hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cho đến nay, chúng vẫn đóng vai trò là các hệ thống vũ khí chiến lược.
“Pháo đài bay” B-52 của Mỹ
Trong khi máy bay ném bom Tu-95 của Nga lần đầu tiên tham chiến trong chiến dịch tiêu diệt phiên quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria vào năm 2015, oanh tạc cơ B-52 của Mỹ đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh ở Việt Nam, vùng Vịnh, Nam Tư và Afghanistan.
Lực lượng không gian vũ trụ Nga hiện vẫn duy trì hoạt động 60 chiếc máy bay ném bom Tu-95. Chúng được trang bị hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại, bao gồm tên lửa hành trình tàng hình Kh-101. Trong khi đó, 90 chiếc B-52 đang hoạt động hiện tại của Không quân Mỹ được trang bị đạn thông minh và tên lửa hành trình.
Theo Danviet
Tên lửa cuộc chạy đua chưa có hồi kết
Hàng loạt các quốc gia trên thế giới hiện nay đang sở hữu những giàn tên lửa hiện đại với tầm bắn có thể với tới bất cứ đâu trên địa cầu. Từ châu Âu, Trung Đông, vùng Vịnh, hay khu vực châu Á - Thái Bình Dương... - nơi đâu cũng tham gia vào cuộc chạy đua vô cùng tốn kém vừa để khẳng định sức mạnh quân sự, vừa để giữ thế chủ động trong các cuộc xung đột ngày càng gia tăng ở khắp mọi nơi.
Tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên chuẩn bị rời bệ phóng
Nơi nào có tranh chấp lãnh thổ, tầm ảnh hưởng, còn mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo nơi đó còn phát triển tên lửa. Iran phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và cung cấp tên lửa cho đồng minh quan trọng của họ là lực lượng Hezbollah tại Liban và quân nổi dậy sắc tộc Houthi ở Yemen.
Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa đất đối không S-400 của Nga, dù không phù hợp với hệ thống của NATO. Triều Tiên thách thức thế giới bằng các vụ thử tên lửa đạn đạo. Nga triển khai tên lửa hành trình có khả năng đặt toàn bộ Tây Âu trong tầm ngắm, vi phạm thỏa thuận Liên Xô - Mỹ năm 1987 về lực lượng hạt nhân tầm trung.
Sức mạnh quốc gia đồng nghĩa với tầm xa tên lửa?
Dù không vượt qua bầu khí quyển Trái đất hay vươn cao vào không gian, có tầm bắn ngắn hay xa, được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân hay chỉ thực hiện nhiệm vụ thông thường, quỹ đạo phát triển tên lửa hiện nay định hình so sánh cán cân sức mạnh quốc tế. Nó tạo ra sức ảnh hưởng cho các cường quốc đang trỗi dậy như Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia...
Liên Xô là quốc gia đầu tiên phát triển tên lửa đạn đạo, có khả năng vượt qua tầng khí quyển, bay vào không gian và được thiết kế để mang theo đầu đạn hạt nhân. Bắt đầu từng những năm 2000, lĩnh vực này đã có nhiều thay đổi. Trước đây, tên lửa đạn đạo là đặc quyền của các cường quốc lớn, nhưng tới nay thì các loại tên lửa tầm xa đã nằm trong tầm tay của rất nhiều nước. Khả năng phát triển tên lửa thuộc nhiều quốc gia, ngay cả các quốc gia không có tiềm lực kinh tế cũng cố gắng có cho được một hệ thống phóng với tên lửa thuộc nhiều tầm bắn trước mối đe dọa từ bên ngoài.
Bất chấp các nỗ lực chống phổ biến vũ khí của cộng đồng quốc tế, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, thậm chí bom nguyên tử vẫn được âm thầm hoặc công khai phát triển. Đơn cử như Iran, Libya, Ukraine - những nước đều đã bị quân đội nước ngoài tấn công hoặc xâm chiếm sau khi chấp nhận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân theo thỏa thuận quốc tế vẫn lựa chọn tên lửa làm biện pháp tốt nhất để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và duy trì sự tồn tại của chế độ.
Mới đây, Mỹ đe dọa rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà các cường quốc cùng ký năm 2015 và Nga đang thể hiện tiềm lực quân sự, tầm ảnh hưởng. Châu Âu đang khủng hoảng với Brexit, với bất ổn chính trường Đức, quốc gia đầu tàu của liên minh châu Âu hay bất ổn vì lúng túng trong giải quyết vấn đề tị nạn.
Còn Trung Đông, người Sunni và Shiite đối đầu ngày càng quyết liệt. Trong rối ren ấy, các quốc gia lại tìm đến sức mạnh của thứ vũ khí nằm trên bệ phóng với hy vọng duy trì một khoảng cách nhất định so với các nước muốn áp đặt ảnh hưởng và quyền lực lên khu vực.
Vận chuyển tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M Topol
Tên lửa Nga ngăn bước tiến NATO
Trước khi sang năm 2018, Nga liên tục tăng ngân sách quốc phòng tiến hành rất nhiều vụ thử tên lửa mới. Việc này nằm trong ý đồ của Tổng thống V.Putin muốn giành lại địa vị cường quốc lớn cho Nga và xét lại kết cấu an ninh châu Âu mà Nga cho là không phù hợp với lợi ích quốc gia mình.
Lật lại hồ sơ, Hiệp định về vũ khí hạt nhân tầm trung - Intermediate - Range Nuclear Forces Treaty (INF) - được Liên Xô và Mỹ ký ngày 8-12-1987, là một đóng góp quan trọng trong việc chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ giữa hai siêu cường. Hiệp định do Tổng thống Mỹ thời đó Ronald Reagan và Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev chủ trì, cam kết phá hủy toàn bộ các tên lửa trên đất liền, có tầm bắn từ 500 đến 5.500km. Thể theo Hiệp ước này, Mỹ và Liên Xô đã phá hủy tổng cộng hơn 2.600 tổ hợp tên lửa như vậy.
Nhưng năm 2007, Nga bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa hành trình SSC-8 mang đầu đạn hạt nhân nhằm vào Tây Âu. Gần đây nhất, ngày 26-12-2017, Nga thử tên lửa liên lục địa Topol, được trang bị phương tiện mang đầu đạn hạt nhân có khả năng chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Buộc Washington phải lên án kế hoạch của Nga vi phạm INF.
Mới đây, Nga chuyển các giàn phóng tên lửa đất đối không S-300 và S-400 tới Kaliningrad, Belarus và Đông Địa Trung Hải đặt ra cho các cường quốc phương Tây một vấn đề mới về chiến lược chống tiếp cận. Châu Âu cũng rất quan ngại về sự xuất hiện nhiều hơn các hệ thống tên lửa tấn công và phòng thủ Nga sát biên giới của mình. Hệ thống tên lửa của Nga triển khai tại Syria cũng giúp thu hẹp phạm vi hành động của lực lượng không quân trong liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ đứng đầu.
Nhờ giới hạn quyền tự do lưu thông và hoạt động trên không, tên lửa Nga đã gây khó khăn cho đối phương đưa ra các quyết định chính trị. Ở những khu vực khác như Ukraine và Gruzia, sự hiện diện của tên lửa Nga cũng tạo ra những tác động tương tự. Sự kiện gây chấn động cả NATO, khi mới đây Nga thông qua một thỏa thuận bán 4 giàn phóng S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án chung giữa hai nước đã gần như hoàn tất, năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận bàn giao hệ thống "sức mạnh" trên từ Nga, khiến nước này trở thành thành viên đầu tiên của NATO trang bị hệ thống vũ khí hoàn toàn không tương thích với cơ cấu chung của tổ chức.
Trung Đông luôn trong tầm bắn
Iran - một sức mạnh mới nổi ở Trung Đông, luôn bổ sung kho vũ khí của mình các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường nhằm mở rộng ảnh hưởng trong vùng, bảo vệ lãnh thổ và đẩy lùi ảnh hưởng của kẻ thù ra xa đường biên giới.
Trong cuộc chiến tranh giành quyền lãnh đạo toàn bộ Trung Đông giữa dòng Sunni và Shiite, tên lửa đã mang lại cho Tehran lợi thế to lớn. Thời gian qua, lực lượng nổi dậy người Houthi tại Yemen đã 2 lần bắn tên lửa được cho là có nguồn gốc từ Iran vào Thủ đô Riyadh của Saudia Arabia.
Sự mở rộng ảnh hưởng của Iran cũng khiến Israel lo ngại. Tel Aviv theo dõi chặt chẽ kho tên lửa ngày một phình to xung quanh lãnh thổ Israel do Hezbollah, lực lượng dân quân người Shiite thân Iran hoạt động ở Liban và Syria, nắm giữ. Israel đã không kích một số đoàn xe chở tên lửa tại Syria. Liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Israel và các đồng minh của Iran tại Liban hay Syria hay không? Khi tên lửa Iran đang làm cho cán cân lực lượng Israel và Iran thay đổi.
Mỹ cũng bắt đầu lo ngại tầm ảnh hưởng tên lửa của Iran tại Trung Đông. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bổ sung thêm điều khoản ngăn chặn Iran phát triển tên lửa đạn đạo vào thỏa thuận hạt nhân, một Văn kiện quan trọng được coi là thắng lợi ngoại giao của Mỹ sau một thời gian thương lượng rất dài nhưng hiện đang bị Washington đe dọa xé bỏ.
Tên lửa Triều Tiên, mối đe dọa không chỉ với Mỹ
Kể từ khi Triều Tiên chứng tỏ họ không chỉ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân mà còn nắm trong tay chương trình phát triển tên lửa đạn đạo đủ để chế tạo tên lửa có khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ, mối đe dọa đã không còn chỉ với Mỹ. Triều Tiên, một quốc gia bí ẩn dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Kim Jong un đã làm thế giới bàng hoàng khi bất ngờ ngày 29-11 phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Mối đe dọa với toàn cầu về khả năng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng vươn tới Mỹ có nghĩa nó có thể đến bất cứ đâu Triều Tiên mong muốn.
Sự suy giảm niềm tin vào các cam kết và chính sách ngoại giao của Mỹ trong khu vực đã thúc đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc xem xét lại hệ thống phòng thủ của mình. Nhật Bản đã quyết định mua một hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa hơn và hiện đại hóa các tên lửa Patriot. Tokyo và Seoul có thể sẽ còn đi xa hơn nữa. Họ cũng sẽ cân nhắc việc phát triển vũ khí hạt nhân để bảo vệ mình trước nguy cơ từ Triều Tiên nếu cho rằng các đảm bảo từ Mỹ không đủ. Đó là vì cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên đã làm nản lòng các bên trong tìm kiếm lối thoát thông qua đàm phán.
Theo An Ninh Thủ Đô
Điểm mặt 5 tàu ngầm nhanh nhất thế giới Tốc độ cao là một trong những tính năng quan trọng nhất của các tàu ngầm đa nhiệm hiện đại. Tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô cạnh tranh nhau để chiếm vị thế thống trị quân sự toàn cầu bao gồm lĩnh vực phương tiện chiến đấu dưới nước. Các kỹ sư...