5 tuyệt chiêu chống nắng toàn diện để có một làn da khỏe đẹp
Để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV độc hại, có đến 5 bí quyết bạn cần nhớ chứ không chỉ là bôi kem.
Mẹo đong kem dưỡng ẩm và kem chống nắng đúng cách Bí quyết dưỡng trắng da của gái Hàn, chống nắng cực đỉnh của gái Nhật 4 kem chống nắng giá cực mềm nhưng chất lượng không phải dạng vừa, còn hô biến da đẹp…
Ánh sáng Mặt trời vừa mang lại sự sống nhưng cũng chứa nhiều tia độc hại. Ảnh: Geographical Magazine.
Chống nắng, hay chính xác hơn là chống các tia độc hại trong ánh sáng Mặt trời, là một bước dưỡng da quan trọng nhất và không thể thiếu, nhất là với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam. Việc không chống nắng sẽ mang đến những tác hại như khiến da bị cháy nắng, xạm da, tạo vết nám, tàn nhang trên da, gây lão hóa hoặc thậm chí ung thư da.
Vì vậy, các bác sĩ da liễu cũng như các beauty blogger luôn nhấn mạnh chống nắng là điều vô cùng cần thiết. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Anh Thư đã chia sẻ 5 cách chống nắng hiệu quả qua kênh YouTube Dr Chubby ngày 7/2.
1. Núp nắng
Cách đơn giản nhất được nữ bác sĩ Chubby chia sẻ đó chính là… đừng ra ngoài khi trời nắng. Ở yên trong nhà để tránh nắng chính là phương pháp chống nắng hiệu quả nhất và… rẻ tiền nhất.
Phương pháp tránh nắng hiệu quả và rẻ tiền nhất chính là… ở yên trong nhà. Ảnh: Dr Chubby.
Video đang HOT
Đối với những người không thể không ra đường trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, sau đây là các phương pháp chống nắng dành cho bạn.
2. Kem chống nắng
Phương pháp đầu tiên mà không ai chưa nghe qua đó chính là sử dụng kem chống nắng. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại kem chống nắng như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học, sản phẩm dạng kem, dạng gel, dạng sữa…
Các loại kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì tác dụng càng tốt. Tuy vậy, do chất liệu kem đặc nên những loại kem chống nắng chỉ số cao có thể gây nên bí da. Các bạn nên cân nhắc sử dụng kem chống nắng tùy theo nhu cầu mỗi người và môi trường. “Cần phải thoa kem đủ lượng và khoảng 2-3 tiếng phải thoa lại một lần”, bác sĩ Chubby lưu ý.
Kem chống nắng là sản phẩm quen thuộc nhất khi nhắc về chống nắng. Ảnh: Dr Chubby.
3. Phương pháp chống nắng vật lý
Sử dụng những vật dụng chống nắng như mũ, nón, khẩu trang chính là phương pháp chống nắng mà ai cũng có thể áp dụng được. Các loại mũ rộng vành và khẩu trang che mặt là vũ khí chống nắng dễ sở hữu nhất để chống tia cực tím.
Theo nữ bác sĩ, chúng ta cũng nên chọn trang phục màu tối, dày, ít đàn hồi thì hiệu quả chống nắng sẽ tốt hơn so với loại vải mỏng. Tuy vậy, một lớp vải thông thường chỉ có chỉ số chống nắng khoảng 6-9 SPF. Vì vậy theo bác sĩ Chubby, “trung bình bạn cần khoảng 7 lớp khẩu trang thì mới đủ để chống được tia cực tím”.
Dù mũ nón khẩu trang cũng có tác dụng che chắn cho làn da khỏi nắng những vẫn là chưa đủ. Ảnh: Dr Chubby.
Sau nhiều tranh cãi trên mạng về tác dụng thực sự của viên uống chống nắng, bác sĩ Chubby giải thích viên uống này không có tác dụng sinh ra lớp bảo vệ da khỏi tia cực tím sau khi uống. Về bản chất, viên uống chống nắng tăng cường chất chống oxi hóa, làm da khỏe hơn từ bên trong, từ đó có tác động lên khả năng chống nắng của da.
Viên uống chống nắng đã gây nhiều tranh cãi trong giới làm đẹp. Ảnh: Dr Chubby.
Vậy có nên uống viên uống chống nắng hay không? “Chubby chọn uống viên uống chống nắng. Ngoài tác dụng chống oxi hóa, viên uống này cũng có những tác dụng làm da đẹp hơn, không bổ 10 cũng bổ 5, 6″, bác sĩ Chubby chia sẻ.
“Chống nắng không bao giờ là đủ”, nữ bác sĩ nhấn mạnh.
5. Trang phục chống tia UV
Theo gợi ý của bác sĩ Chubby, các bạn muốn tối đa hóa hiệu quả chống nắng thì cần sử dụng những sản phẩm đặc biệt có tác dụng chống tia UV như ô (dù), mũ, nón, khẩu trang, trang phục chống nắng. Những sản phẩm đặc biệt này sẽ có chỉ số chống nắng cao hơn các loại trang phục thông thường bởi chúng khiến tia cực tím bị phản ngược lại khi tiếp xúc.
Những loại trang phục này sẽ được đề trên tag là UV CUT và có chỉ số UPF chống nắng. “UPF trên 30 là được hiệp hội ung thư da Skin Cancer Foundation chứng nhận là có khả năng chống nguy cơ ung thư da rồi”, bác sĩ Chubby chia sẻ.
Các loại trang phục có UPF sẽ có tác dụng chống nắng cao hơn vải thông thường. Ảnh: Dr Chubby.
Chăm sóc bệnh nhân sau ghép gan
Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Ảnh minh họa
Hỏi: Gia đình tôi có người được ghép gan, xin hỏi bác sĩ về chi phí thuốc chống thải ghép sau ghép gan có lớn hay không, và trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau khi ghép gan cần lưu ý điều gì? - Nguyễn Văn Ngọc (Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Đáp: Sau khi được ghép gan ổn định, bệnh nhân thường được phép điều trị ngoại trú với thuốc chống thải ghép, tùy vào tình trạng bệnh mà có liều thuốc chống thải ghép khác nhau.
Trung bình mỗi tháng mỗi người bệnh tốn khoảng 10 - 15 triệu đồng tiền thuốc chống thải ghép, tuy nhiên, khoản tiền này được BHYT thanh toán theo phần trăm hưởng BHYT. Ví dụ, bệnh nhân hưởng BHYT 80% thì mỗi tháng khoản tiền phải thanh toán khoảng 2 - 3 triệu đồng.
Thông thường sau ghép gan 1 tháng, người bệnh có thể được xuất viện. Trong vòng 1 - 3 tháng đầu, người bệnh cần thường xuyên vào bệnh viện kiểm tra xét nghiệm để điều chỉnh thuốc chống thải ghép và dùng các thuốc dự phòng bệnh cơ hội.
Sau 3 - 6 tháng, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường nhưng lưu ý không lao động nặng. Thời gian này, người bệnh không cần được chăm sóc y tế đặc biệt nữa mà chỉ cần chú ý trong sinh hoạt: Tuyệt đối tránh bia, rượu, thuốc lá; cần ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm giàu đạm và vitamin. 3 - 6 tháng đầu, người bệnh nên hạn chế ăn hoa quả, sau có thể ăn nhưng không được ăn bưởi (vì có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc chống thải ghép); tránh đám đông và những khu vực không khí kém lưu thông; tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm (thậm chí chỉ cảm cúm). Đi đường nên mang khẩu trang.
Người bệnh phải dùng kháng sinh trước khi làm các thủ thuật như lấy cao răng, rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn; bảo vệ da bằng kem chống nắng, quần áo chống nắng, thực hiện quan hệ tình dục an toàn, dùng thuốc đuổi côn trùng chứa DEET hoặc picaridin.
Ngoài ra, người bệnh phải thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn. Nếu là nam thì cần nội soi đại tràng, khám tiền liệt tuyến; nữ cần nội soi đại tràng, khám tuyến vú hằng tháng, khám phụ khoa hằng năm.
Mặc đồ chống nắng, hội chị em khiến người đi đường hốt hoảng Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bức hình ghi lại cảnh "nguỵ trang" chống nắng vô cùng bá đạo khiến người đi đường nhìn là giật mình hoảng hốt. Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bức hình ghi lại cảnh chạy xe của 1 người phụ nữ. Thoạt nhìn sẽ thấy cô gái này ăn mặc không khác những...