5 tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa, 20 năm sau cô gái khiếm khuyết làm được điều kỳ diệu
Không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, cô gái khiếm khuyết đã tự vươn lên trở thành cử nhân ngành dược và kiếm sống bằng những bức tranh thú cưng.
Nỗi buồn của cô bé tuổi lên 5 bị bỏ rơi trước cổng chùa
Trần Ngọc Anh Thư (25 tuổi) lớn lên trong một ngôi chùa thuộc tỉnh Đồng Nai. Trong kí ức của cô gái đáng thương, hình ảnh người mẹ vô cùng nhạt nhòa bởi đã 20 năm nay cô không còn gặp lại hình dáng ấy nữa.
Nhắc lại kỉ niệm buồn, Thư kể: “Mẹ đã dắt mình vào chùa lúc mình lên 5 tuổi, còn ba thì mình chưa bao giờ thấy. Thỉnh thoảng các sư cô vẫn kể: “ngày đầu con bé vào đây nó chưa biết chữ nào, nhưng nó biết mọi thứ trên đời. Nó nói mãi không thôi”…
Lớn hơn một chút, mình dần ít nói hơn, thu hẹp bản thân hơn khi biết bản thân là trẻ bị bỏ rơi. Khoảng những năm đầu cấp hai, nhận ra là ngoại hình khác với các bạn nên mình rất nhạy cảm và sợ ánh mắt của mọi người.
Hồi nhỏ, mình rất buồn vì nghĩ mẹ không thương mình nhưng khi lớn hơn, có nhiều trải nghiệm hơn mình tự nhận thấy bản thân vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người. Mình không trách mẹ nữa, có thể việc để mình lại chùa đã là lựa chọn cuối cùng của mẹ rồi và mẹ cũng rất đáng thương khi phải rời xa đứa con của mình”, Thư bộc bạch.
Thư bị bỏ rơi lúc 5 tuổi trước cổng một ngôi chùa ở Đồng Nai.
Sống cùng những trẻ mồ côi và được các sư cô nuôi nấng, chăm sóc nhưng chỉ mình Thư là trẻ khiếm khuyết nên cô bạn luôn cảm thấy tự ti về bản thân. Ở chùa, các bạn ai cũng có người đến nhận làm con nuôi còn Thư thì không. Mãi sau này mới có một chị đến và nhận cô làm em nuôi.
Để vượt qua thời gian ấy, Thư đã chọn làm bạn với bút chì, tranh vẽ như một cách viết nhật kí để bày tỏ nhưng suy nghĩ cảm xúc của mình. Khi học đến cấp phổ thông, Thư bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về hội họa qua các kênh Youtube.
Thư tìm đến các bức vẽ như cách tự an ủi tâm hồn mình.
Bút vẽ, chì màu biến cô gái tự ti trở nên yêu đời hơn
Năm 2016, Thư rời chùa, một mình vào TP.HCM để học tập rồi cũng một mình tự đi thi, thuê trọ giữa thành phố rộng lớn.
Video đang HOT
Thư đậu ngành công nghệ thông tin, nhận được học bổng nhưng bỏ dở giữa chừng. Năm tiếp theo, Thư tiếp tục thi theo học ngành dược một trường cao đẳng ở TP.HCM theo nguyện vọng của các sư cô.
Cơ hội tươi sáng mở ra cánh cửa tưởng chừng hạnh phúc với cô bạn nhưng môi trường này lại khiến cô chẳng có nổi một người bạn để cùng đi ăn, đi chơi hay tâm sự. Thư kể, dường như ở trong lớp mình có khả năng đặc biệt, đó là tàng hình.
Khi ấy, cô bạn lại tìm đến tranh vẽ như một cách để giải tỏa nỗi lòng của mình. Thư vẽ tranh nhiều hơn, vẽ chân dung để tặng chị nuôi. Những bức vẽ, chì màu có một sức mạnh kì lạ giúp cô gái nhỏ bé cảm thấy yêu đời nhiều hơn.
Tốt nghiệp ngành dược nhưng tình yêu hội họa lại kéo Thư đến với những bức tranh như một công việc nuôi sống mình.
Hiện tại, vẽ tranh là công việc giúp cô bạn nuôi sống bản thân.
Cô bạn hào hứng nhớ lại cơ duyên đặc biệt ấy: “Trong một lần tham gia dự án phi lợi nhuận mình nhận được lời mời từ một người chú vẽ một bức tranh thú cưng. Đó là khách hàng đầu tiên của mình”, Thư tâm sự.
Từ bức tranh đó, nhiều người nước ngoài biết đến Thư và đặt hàng cô bạn vẽ tranh thú cưng của họ. Sau 2 năm gắn bó với nghề, Thư đã vẽ hơn 100 bức cho những vị khách nước ngoài.
Cũng bằng công việc gắn với đam mê này giúp Thư chi trả được chi phí thuê phòng trọ. Cô bạn luôn tâm niệm rằng: “Dù bạn là ai thì bạn cũng là phiên bản đặc biệt và duy nhất trên thế giới này. Chấp nhận những điều không hoàn hảo của bản thân và nỗ lực phát triển bản thân hơn mỗi ngày thì mọi khó khăn cũng chỉ là thử thách”.
Nỗ lực hết mình trong cuộc sống, công việc, cô nàng bộc bạch bản thân chưa nghĩ đến chuyện tình cảm cá nhân mà muốn tập trung phát triển bản thân để trở thành cô gái độc lập, hạnh phúc hơn.
Cô gái ở Canada là con ngoài giá thú, 46 năm đi tìm cha, ngày gặp lại hỏi câu quặn lòng
Chị Tuyết Mai là kết quả của mối tình oan trái giữa người lính từng tham gia giải phóng miền Nam với cô gái gốc Sài thành.
Mẹ từ mặt nếu con đi tìm cha
46 năm qua, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, hiện đang sinh sống và làm việc ở Canada, vẫn không ngừng mong mỏi tin tức từ cha. Tuổi thơ chị Mai lớn lên trong sự thiếu thốn tình thương của một mái ấm gia đình không vẹn tròn.
Chị nhận ra sự vắng mặt của cha ngay từ khi biết nhận thức. Thấy bạn bè khác được cha đưa đi học, được cha chở đi chơi, chị Mai tủi thân vô cùng. Lòng chị tự đặt ra hàng trăm nghìn câu hỏi: " Cha mình là ai? Cha có biết đến sự tồn tại của mình trên đời không? Sao cha lại không ở với mẹ con mình?".
Chị đem sự thắc mắc ấy hỏi mẹ, nhưng bao năm nay vẫn chỉ nhận được câu trả lời cụt ngủn : "Ba mày chết rồi". Bà Thao - mẹ chị là một người phụ nữ hiền lành nhưng cũng rất quyết đoán. Bà đã một mình vất vả nuôi chị mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Trong giấy khai sinh của chị Mai, bà để phần tên chồng là Bùi Văn Lũy, 28 tuổi, đã mất. Ngoài ra không có bất kỳ thông tin gì thêm.
Chị Tuyết Mai và mẹ ruột ngày còn nhỏ
Bẵng đi một thời gian, cho đến năm chị Mai lên 10 tuổi, vô tình hôm đó chị ở nhà nhận được một bức thư lạ. Chị ngạc nhiên vô cùng khi đọc nội dung bên trong, người gửi xưng "anh - em", hỏi rất nhiều điều về cuộc sống của mẹ con chị. Lời lẽ thấm đẫm tình cảm, cuối thư ký tên Bùi Văn Lũy, nơi gửi từ Chương Mỹ, Hà Tây.
Là thư khiến tâm trạng đứa bé 10 tuổi xốn xang vô cùng. Hôm đó, bà Thao biết con đọc lén thư nên đã đánh con một trận rất đau. Chị Mai biết mẹ có bí mật gì đó về ba nhưng không muốn nói. Dù gặng hỏi hàng trăm lần, xin mẹ cho đi tìm ba, biết nơi ở về ba, nhưng bà Thao vẫn không hé một lời. Bà bảo với chị nếu đi tìm ông ấy, bà sẽ từ mặt.
"Tôi có giải thích từ từ cho mẹ hiểu, tác động tư tưởng tới bà. Nhưng tính mẹ rất cổ hủ, vì mẹ em từ nhỏ sống với bà cố là người đi tu, nên rất kỹ tính. Nói ra điều gì là không thay đổi, như đinh đóng cột", chị Mai bộc bạch.
Mẹ càng cấm đoán, chị Mai lại càng kiên trì. Sau khi qua Canada ở cùng chồng con, chị vẫn không nguôi ý định tìm lại cội nguồn. Chị hỏi thăm khắp nơi, một vài cô bác trong họ hàng có lén kể với chị Mai vài điều về quá khứ năm xưa. Họ không rõ câu chuyện cụ thể, chỉ biết ông Lũy và bà Thao quen nhau vào thời điểm ông Lũy đi bộ đội, đóng quân miền Nam.
Khi có bầu được 2 tháng, bà Thao vô tình biết được chuyện động trời rằng ông Lũy đã có vợ con ngoài Bắc. Tức giận, căm hận, bà đoạn tuyệt với người tình, đuổi ông đi nơi khác. Kể từ ngày đó cả hai bặt vô âm tín.
"Sao cha không đi tìm con?"
Đã hàng chục năm nay, chị Mai đã nhiều lần về nước tìm cha, đồng thời đăng tải tin lên các kênh xã hội, nhờ những người bạn ngoài Bắc hỏi han về người cha thất lạc. Trong thâm tâm chị tự nhủ luôn sẵn sàng tha thứ dẫu cha có sai lầm trong quá khứ.
"Tôi muốn bù đắp, báo hiếu cho ông. Nếu ông còn sống mà cuộc sống khó khăn quá, tôi cũng sẵn lòng san sẻ", chị Mai nói.
Tháng 12/2021, chị Mai bất ngờ nhận được cuộc gọi báo tin từ một người phụ nữ tên Đào Thị Hưởng, nói rằng ông Lũy vẫn còn sống và đang ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chị Hưởng ở cách nhà ông Lũy khoảng 20km. Rất nhanh chóng, chủ kênh Youtube đã kết nối hai cha con chị Mai qua cuộc gọi cách xa ngàn cây số.
"Con chào ba, ba có khỏe không?", chị Mai cất tiếng gọi cha lần đầu tiên trong cuộc đời. Phía đầu dây bên kia, ông Bùi Văn Lũy và vợ ngồi trước màn hình, không kìm được xúc động. Ông Lũy năm nay đã 77 tuổi, sức khỏe đã giảm sút đi nhiều. Vụ tai nạn cách đây vài năm khiến ông phải phẫu thuật cắt một nửa bên não, thần trí đôi khi không còn được minh mẫn.
Ông Bùi Văn Lũy hiện đang sống ở Chương Mỹ, Hà Nội
Giữa tâm trạng ngổn ngang, chị Mai dằn lòng hỏi tiếp, câu hỏi mà chị luôn canh cánh trong lòng nhiều năm nay: "Sao bao lâu nay cha không đi tìm con?". Ông Lũy trào nước mắt. Mối tình oan trái năm xưa bỗng ùa về trong ký ức. Ông Lũy kể, ông và bà Thao quen biết nhau ở Nhà Bè khi ông nhập ngũ, tham gia giải phóng miền Nam. Trót lỡ thương người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, ông không dám nói cho người tình biết rằng ông đã có vợ con ở ngoài Bắc.
Thời điểm mang thai 2 tháng, bà Thao đọc được một bức thư mà vợ ông Lũy gửi, suy sụp khi biết sự thật. Không thể giải thích thêm được gì, khi kết thúc thời gian đóng quân, ông Lũy quay trở về Bắc.
"Ba rất nhớ con. Ba có đi tìm con, nhưng mẹ con coi như ba chết rồi nên ba không đi tìm nữa. Ngày đó ba có qua nhà, nói với bà nội con hãy chăm sóc cho 2 mẹ con. Nhiều năm qua ba có gửi thư vào Sài Gòn cho má con nhưng không thấy hồi âm", ông Lũy nói.
Cha con ông Bùi Văn Lũy đoàn tụ qua cuộc gọi video cách xa nghìn cây số
Bà Hưởng - vợ của ông Lũy cũng rất vui mừng chào đón sự xuất hiện của chị Mai. Biết mối tình vụng trộm của chồng năm xưa, bà không hề oán trách mà thậm chí còn thương chị Mai nhiều hơn. Trước đó, con cái của ông Lũy cũng mong tìm giúp cha thông tin về người anh chị em thất lạc từ lâu nhưng chưa có điều kiện.
"Ngày xưa tôi có đọc được 1 lá thư bà Thao gửi ra ngoài này, viết là: Anh hãy coi em như đống tro tàn, em coi anh như chết rồi. Tôi biết nhưng không bao giờ ghen hết.
Giờ tìm được con là mừng rồi, phấn khởi lắm. Có lẽ vợ chồng ăn ở có hồng phúc nên về già con gái vẫn quay về chung vui, đoàn tụ", bà Hưởng tâm sự.
Bà Hưởng biết quá khứ của chồng nhưng vẫn tha thứ.
Chị Mai cho biết, trong thời gian tới sẽ sắp xếp về Việt Nam gặp cha. Chị vẫn chưa cho mẹ ruột biết sự việc. Trong lòng người con gái hy vọng một ngày mẹ sẽ bỏ qua chuyện cũ, vướng mắc từ mối tình năm xưa được cởi bỏ. Cả gia đình chị cùng sum vầy, đoàn viên vào một ngày không xa.
Cô gái 24 tuổi xinh đẹp mê mệt người yêu đồng giới U50, cưới rồi vẫn sợ bị nẫng mất Dù chênh lệch tuổi tác khá lớn, tình yêu của cặp đôi Huỳnh Như và Minh Minh vẫn chiến thắng.Lên mạng "thả thính", được người yêu như ý Cách đây hơn 4 năm, cô gái trẻ xinh đẹp Huỳnh Như (hiện 24 tuổi) buồn buồn liền lên mạng "thả thính". Ngay lập tức, chị Minh Minh (hiện 42 tuổi) đã bị "dính thính"...