5 trụ cột chính ứng phó với đại dịch Covid-19
Theo TS Phạm Trọng Nghĩa, với diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường của dịch Covid 19, bên cạnh việc tiếp tục áp dụng các biện pháp hiện nay, cần sử dụng công cụ pháp lý mạnh hơn.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam kéo dài và gây tác động nặng nề nhất trong các đợt dịch từ trước đến nay. Nội dung này cũng trở thành “tâm điểm” của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, khi hầu hết đại biểu Quốc hội đều đưa ra quan điểm và đóng góp cho nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
Chính phủ cần xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng chống dịch
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa ( Lạng Sơn), Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, nêu lo ngại khi làn sóng dịch Covid-19 lần này xuất hiện biến chhungr virus mới.
Song song với việc tiếp tục áp dụng các biện pháp chống dịch như hiện nay, ông cho rằng cần sử dụng các công cụ pháp lý mạnh hơn khi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Theo đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổng thể về phòng, chống Covid-19 cho Việt Nam với các kịch bản về diễn biến dịch với cấp độ khác nhau; những tác động có thể xảy ra và giải pháp, điều chỉnh chính sách về ngắn hạn cũng như dài hạn.
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nhắc đến 5 trụ cột chính để ứng phó với đại dịch Covid-19. Ảnh: Đ.C.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tính đến việc xây dựng kế hoạch phục hồi hậu Covid, và mỗi kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm khác nhau để khoan sức dân, khoan sức doanh nghiệp.
TS Nghĩa cho rằng Covid-19 đã và đang tạo ra khoảng cách xã hội ngày càng lớn thông qua việc làm giảm thu nhập và phân phối lại thu nhập. Trong nước, nhóm yếu thế như người nghèo, người lao động tự do, xe ôm, bán hàng rong… là những người mưu sinh từ thu nhập bằng lao động hàng ngày, nay thu nhập của họ lại bị giảm, bị mất do dịch. Vì vậy, họ cần phải được đặc biệt quan tâm trong đại dịch cũng như trong các quyết sách hậu đại dịch.
Video đang HOT
Bên cạnh các quốc gia thành công, TS Nghĩa cho biết nhiều nước đã thất bại vì chưa đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của đại dịch, dẫn đến chủ quan, đưa ra các chính sách chậm chễ; chưa tập trung vào hai nhiệm vụ là chống dịch kết hợp với khôi phục, ổn định kinh tế; chưa kịp thời đưa ra biện pháp hỗ trợ đủ lớn và đủ dài hơi cho người dân, doanh nghiệp…
Từ thực tế đó, ông đề cập đến Khung hướng dẫn các biện pháp khẩn cấp ứng phó Covid-19 do Liên Hợp Quốc ban hành. Theo TS Nghĩa, các biện pháp ứng phó với đại dịch gồm 5 trụ cột chính.
Một, tập trung bảo vệ cán bộ y tế, các cơ sở y tế và hệ thống y tế.
Hai, bảo vệ người dân, tập trung bảo đảm chăm sóc y tế, an sinh xã hội và các dịch vụ cơ bản.
Ba, ứng phó và phục hồi kinh tế, tập trung vào bảo vệ việc làm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nhân trong khu công nghiệp và người lao động trong khu vực phi chính thức.
Bốn, ứng phó kinh tế vĩ mô thông qua các gói kích thích tài chính để làm cho các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp hơn với những người dễ bị tổn thương nhất.
Cuối cùng là giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội và phục hồi xã hội.
“Đây có thể là mô hình tham khảo để vận dụng phù hợp với điều kiện nước ta”, TS Phạm Trọng Nghĩa đề xuất.
Quan tâm hệ thống y tế cơ sở
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế, một số nơi có dấu hiệu quá tải về nhân lực và thiết bị y tế cần sự hỗ trợ đặc biệt của Bộ Y tế.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng việc số ca nhiễm tăng mạnh trong đợt dịch thứ tư đã tạo áp lực lớn lên công tác điều trị của hệ thống y tế. Ảnh: Chí Hùng.
Nữ đại biểu đề nghị quan tâm đầu tư hệ thống y tế cơ sở. Mặt khác, sớm sơ kết, đánh giá việc xét xử các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 để đưa ra chế tài xử lý mạnh hơn, kịp thời hơn, nhằm răn đe và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Bên cạnh những chính sách đã ban hành, bà Thanh đề nghị Chính phủ bổ sung giải pháp mới, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trụ vững vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, cần sớm đề xuất, nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là quan tâm cụ thể đến những vấn đề thiết thực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Đại biểu Nguyễn Cao Sơn (Hòa Bình) góp ý Chính phủ tiếp tục thực hiện linh hoạt, chủ động biện pháp, kế hoạch kiểm soát tốt dịch, trong đó tập trung nguồn lực hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch, nhanh chóng tìm nguồn và triển khai vaccine phòng chống dịch.
Nhận định việc kiểm soát dịch ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ông Sơn cho rằng kinh tế nước ta 6 tháng cuối năm 2021 đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Để thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, ông Sơn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sớm chỉ đạo chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp, đồng thời gia hạn trả nợ gốc vay và cơ cấu lại thời gian trả nợ, hỗ trợ cho doanh nghiệp do chịu ảnh hưởng của dịch.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp đồng bộ hỗ trợ cho doanh nghiệp, như miễn giảm các loại thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, phí, thuế đất và gia hạn thời gian nộp thuế.
Thừa Thiên-Huế tăng cường kiểm soát, hỗ trợ người dân từ vùng dịch trở về
Từ 25/7 đến sáng 29/7, khoảng 6.000 người dân từ các tỉnh, thành phía Nam đã trở về Thừa Thiên-Huế.
Qua xét nghiệm, tỉnh đã phát hiện 16 trường hợp mắc COVID-19 từ số người tự phát trở về địa phương. Tỉnh đang tăng cường lực lượng để kiểm soát và hỗ trợ người trở về từ vùng dịch.
Chuyến bay đón 240 người dân từ TP Hồ Chí Minh trở về Thừa Thiên-Huế, ngày 26/7.
Sắp xếp đồ đạc để đi cách ly, các thành viên trong gia đình anh Nguyễn Đình Mười (quê ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) không giấu nổi sự mệt mỏi. Gia đình anh đã chờ 10 giờ tại chốt kiểm dịch số 4 (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), nơi giáp ranh tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng. "Vì có con nhỏ 2 tháng tuổi, chúng tôi được các cán bộ, nhân viên y tế, quan tâm tận tình. Dù biết di chuyển lúc này rất nguy hiểm nhưng chúng tôi nghĩ về quê sẽ an toàn hơn là ở lại TP Hồ Chí Minh", anh Đình Mười cho hay.
Cùng chung suy nghĩ ấy, anh Nguyễn Anh (quê xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) và nhóm bạn thuê xe vượt hơn 1.000 km để về quê. Nếu tiếp tục ở lại TP Hồ Chí Minh, anh không biết phải chống chọi như thế nào khi đã thất nghiệp 2 tháng nay.
Nhiệt độ ngoài trời tại huyện Phú Lộc những ngày gần đây đều gần 40 độ C nhưng dòng xe nối đuôi nhau qua hầm và đèo Hải Vân vẫn kéo dài. Hầu hết những người trở về từ TP Hồ Chí Minh những ngày gần đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Phần lớn bà con tự di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân; số ít lựa chọn thuê xe dịch vụ. Dù biết nguy cơ lây nhiễm và phải chờ đợi mệt mỏi nhưng tất cả đều lựa chọn trở về.
Tại chốt kiểm dịch số 4, hàng trăm người chờ đợi làm thủ tục, chờ được hỗ trợ đưa đi cách ly. Mọi vật dụng như áo khoác, bìa carton, túi nilon, chăn... đều được người dân tận dụng trải ra ngồi hoặc dựng lên che nắng. Chính quyền địa phương đã dựng tạm rạp làm nơi nghỉ ngơi cho bà con, tuy nhiên diện tích không đủ cho số người quá đông. Các hộ dân lân cận đã nhiệt tình giúp đỡ nước uống và thức ăn cho bà con từ xa trở về.
Vì lượng người chờ tại chốt quá đông, việc giữ khoảng cách giữa các nhóm người không đảm bảo. Phải chờ đợi hàng chục giờ liền, nhiều người không thể kiên nhẫn mang khẩu trang hoặc phải tháo ra mỗi khi ăn uống. Người dân chủ quan khi đã có kết quả test nhanh, phiếu xét nghiệm Realtime-PCR âm tính. Vì vậy, công tác đảm bảo phòng, chống dịch tại các chốt kiểm dịch gặp rất nhiều khó khăn.
Lượt người về Thừa Thiên-Huế mỗi ngày càng đông. Từ vài trăm người mỗi ngày, hiện nay các cán bộ phải làm thủ tục cho gần 2.000 người từ vùng dịch TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa...) trở về.
Để giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, địa phương đã có sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, phương án kiểm soát các phương tiện đến hoặc qua địa bàn. Các chốt kiểm dịch được tăng cường lực lượng, xây dựng tấm chắn, phân luồng, trang bị đồ bảo hộ và nước rửa tay.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình, để giảm áp lực cho các chốt kiểm dịch, tỉnh đã linh động để người dân có thể khai báo y tế tại khu cách ly tập trung thay cho tại các chốt. Nhằm đối phó các trường hợp khai báo gian dối, thả người dọc đường sau khi qua các chốt kiểm dịch, tỉnh đã sẵn sàng cơ chế giám sát chặt chẽ phối hợp hệ thống camera đường bộ và các tổ giám sát trong cộng đồng.
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, người dân Thừa Thiên-Huế trở về quá nhiều, tạo nên áp lực cho ngành Y tế và các khu cách ly tập trung. Vì vậy, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế kêu gọi người dân cần bình tĩnh, phối hợp với chính quyền nơi cư trú đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời suy xét kỹ trước khi có ý định trở về để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.
Những trường hợp khó khăn, người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người yếu thế luôn được tỉnh ưu tiên hỗ trợ phương tiện, cơ sở vật chất, chi phí cách ly để trở về tránh dịch. Đến nay, 239 trường hợp từ TP Hồ Chí Minh được đón về bằng đường hàng không, cách ly tại những khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
Tính cả tiền cam kết, Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhận được hơn 8,3 nghìn tỷ đồng Theo Kho bạc Nhà nước, tính đến 17 giờ ngày 23/7, Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã nhận được 8,229 nghìn tỷ đồng (gồm ngoại tệ quy đổi), nếu tính cảm số tiền cam kết tài trợ, Quỹ nhận được hơn 8,3 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng tăng cường ủng hộ phòng, chống dịch. Ảnh: Trần Nguyên. Dịch COVID-19 bùng phát kéo dài khiến...