5 triệu chứng thầm lặng của bệnh suy tim sung huyết
Khi tim gặp vấn đề, triệu chứng có thể xuất hiện ngay. Đó là cách cơ thể cảnh báo với chúng ta. Nhận ra sớm suy tim sung huyết ngay khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện có thể giúp chúng ta tự cứu sống bản thân.
Bất kỳ ai gặp vấn đề về tim đều có thể bị suy tim sung huyết – SHUTTERSTOCK
Bất kỳ ai đang gặp vấn đề sức khỏe về tim đều có thể mắc suy tim sung huyết. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy tim sung huyết gồm thừa cân, béo phì, trên 65 tuổi và đang bị đau tim, theo Viện nghiên cứu Tim, Phổi và Máu quốc gia Mỹ (NHLBI).
Các triệu chứng thường gặp của suy tim sung huyết gồm:
Khó thở
Suy tim sung huyết là tình trạng mà tim bơm máu kém, khiến máu không thể được đẩy ra khỏi tim, gây ứ đọng máu trong tim cũng như các cơ quan khác.
Một trong những triệu chứng đầu tiên của suy tim sung huyết là khó thở, ngay cả khi làm những việc lặt vặt nhẹ nhàng trong nhà, theo Reader’s Digest.
“Khi tim hoạt động yếu, máu có thể trào ngược lại vào phổi và gây khó thở. Người bệnh có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi đã nghỉ ngơi”, bác sĩ Gregg Fonarow, người phát ngôn của Hiệp hội tim mạch Mỹ, cho biết.
Cảm thấy giày dép chật
Video đang HOT
Suy tim sung huyết có thể gây sự tích tụ chất lỏng trong các mô, gây sưng phù ở chân và bàn chân. “Người mắc suy tim sung huyết có thể cảm thấy đôi giày của họ bị chật”, bác sĩ Fonarow nói.
Ngoài ra, khi bị suy tim, khả năng đào thải nước và natri ra khỏi cơ thể của thận bị kém đi. Đây cũng là nguyên nhân góp phần làm ứ đọng chất lỏng trong các mô, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Ho và thở khò khè
Chất lỏng ứ đọng còn khiến người mắc suy tim sung huyết bị ho. “Đó là triệu chứng của suy tim sung huyết mà đôi khi bị chẩn đoán nhầm là hen suyễn hoặc viêm phế quản”, ông Fonarow giải thích.
Bị suy tim sung huyết, khi làm các hoạt động dù đơn giản như leo cầu thang hay hút bụi trong nhà cũng có thể khiến đầu óc choáng váng và cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Khi tim không bơm đủ máu đến khắp cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách chuyển máu từ những cơ quan ít quan trọng như tay, chân để tập trung máu đến những cơ quan quan trọng như não và tim. Chính điều này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Đau bụng
Một số trường hợp bệnh nhân suy tim sung huyết còn cảm thấy buồn nôn, nguyên nhân là do hệ tiêu hóa đang nhận được ít máu hơn vì phần lớn máu đã được ưu tiên cung cấp cho các cơ quan quan trọng hơn, theo Reader’s Digets.
Theo thanhnien
Tư thế ngủ nào tốt cho sức khỏe của bạn
Ngủ trong tư thế nằm ngửa tốt cho tim mạch, cơ xương khớp song dễ bị ngáy; ngủ nghiêng bạn có thể bị đau hông và lưng.
Nằm ngửa
Theo Verywellhealth, cơ thể nằm ngửa, chân được mở rộng ra hai bên, cánh tay ngang bằng cơ thể hoặc cánh tay có thể được nâng lên đặt trên bụng, hoặc phía sau đầu, hoặc vươn ra hai bên.
Theo các nhà khoa học, đây là vị trí ngủ tốt nhất. Ở tư thế này, cơ thể thở tốt hơn, làm giảm áp lực và các cơn đau xương khớp. Bàn chân duỗi thẳng giúp làm giảm phù ngoại biên (sưng bàn chân và mắt cá chân), giảm tác động của suy tim sung huyết. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, đối với những người khó thở, tư thế nằm ngửa có thể sẽ khiến họ khó thở hơn, biểu hiện như ngáy to, nguy cơ tắc nghẽn mũi và cản trở đường hô hấp. Các tình trạng bệnh lý có thể gặp phải do ngủ ngáy như mất ngủ, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, đi tiểu đêm, nghiến răng, rối loạn tâm trạng, mất thính lực, viêm xoang mạn tính, nguy cơ đau tim...
Nằm nghiêng bên trái
Ảnh: Todayshows
Ở vị trí này, cơ thể ngả sang bên trái, phần vai trái sẽ bị áp lực, cánh tay trái nằm dưới hoặc hơi tiến lên trên, chân được xếp chồng lên nhau, hơi cong và đầu gối được nâng lên trên cơ thể.
Nằm nghiêng bên trái tránh được các tác động bất lợi của tình trạng ngủ ngáy. Phụ nữ mang thai đặt một chiếc gối dưới bụng hoặc giữa đầu gối, giúp làm giảm áp lực lên bàng quang và giảm đau lưng.
Tuy nhiên, ở tư thế này, các cơ quan nội tạng ở ngực có thể dịch chuyển, phổi đè nặng lên tim. Áp lực gia tăng này ảnh hưởng đến chức năng của tim, khả năng làm suy tim. Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh ở cánh tay trái hoặc chân cũng gây ra các vấn đề về vai, lưng dưới do sự thay đổi độ cong của cột sống.
Nằm nghiêng bên phải
Giống tư thế nằm nghiêng bên trái, nằm nghiêng bên phải tránh các tác động bất lợi của ngủ ngáy. Tuy nhiên, các cơ quan nội tạng lại dịch sang bên phải, tim dịch chuyển trung thất về phía phổi phải, làm giảm thể tích phổi, ảnh hưởng đến nồng độ oxy trong máu và làm căng thẳng hệ tim mạch.
Ngoài ra, áp lực lên dây thần kinh của cánh tay phải hoặc chân dẫn đến chấn thương do nén hoặc đau thần kinh. Như vậy, ngủ nghiêng bên trái hay phải thường xuyên có thể gây ra đau lưng dưới, đau hông, các bệnh về tim và phổi.
Nằm úp
Đây là vị trí ngủ ít phổ biến. Cả cơ thể nằm úp xuống giường, khuôn mặt quay sang một bên để thở, cánh tay và bàn tay mở rộng ra bên ngoài, chân duỗi thẳng, không cong.
Tư thế này tránh được hậu quả bất lợi của giấc ngủ ngáy, ngăn ngừa sự thay đổi cơ quan xảy ra với ngực, giảm đau mạn tính với các cơ xương. Tuy nhiên, tư thế này sẽ dẫn đến đau cổ, tăng áp lực lên các cơ vùng vai và lưng trên, áp lực lên dây thần kinh từ bàn tay. Ngoài ra, hơi thở cũng có thể bị tổn hại.
Nằm hơi đứng
Ở tư thế này, đầu được nâng lên cao 20-30% so với toàn thân, giống như ngủ trong một chiếc ghế tựa. Tư thế này giảm nguy cơ ngủ ngáy và các vấn đề liên quan đến ngừng thở. Tuy nhiên, gần như không thể thay đổi vị trí khi ngủ, con người khó đi vào giấc ngủ sâu.
Theo các nhà khoa học, khi xem xét vị trí tốt nhất cho giấc ngủ, điều quan trọng là hiểu cơ thể. Rối loạn giấc ngủ có thể xuất phát từ tư thế ngủ của chính bạn. Vì vậy, hãy thử nghiệm các tư thế khác nhau để biết tư thế nào là tốt nhất.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Nghĩ rằng con bị viêm phế quản đã qua khỏi, bố mẹ vừa thở phào nhẹ nhõm thì nhận tin dữ rằng con nằm trong số 88 người "đặc biệt" trên thế giới Thấy con thở khò khè khó nhọc, cặp bố mẹ này vẫn nghĩ con chỉ bị viêm phế quản như rất nhiều đứa trẻ khác mắc phải thôi nhưng ngờ đâu... Người ta đua nhau mơ ước được vinh dự có tên trong những bảng danh sách những người đặc biệt nhất trên thế giới, chẳng hạn như có tài năng phi thường,...