5 triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến gần 1/10 số phụ nữ, được cho là đang bị chẩn đoán thiếu trầm trọng trên toàn thế giới. Tình trạng bệnh tiến triển này đặc trưng bởi các mô nội mạc tử cung, vốn nằm bên trong tử cung, lại phát triển ở nơi khác.
Ước tính khoảng 25 đến 50% phụ nữ hiếm muộn bị lạc nội mạc tử cung.
Theo Bộ Y tế Mỹ, bệnh thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44. Dưới đây là 5 triệu chứng phổ biến mà bạn nên biết:
1. Đau vùng tiểu khung và đau bụng
Một số phụ nữ có thể bị đau dài ngày ở vùng lưng dưới, bụng và vùng tiêu khung và đau nhiều thêm mỗi khi kinh nguyệt bắt đầu, dẫn đến đau dữ dội.
Cơn đau có thể khu trú, nhưng nó cũng có thể gây đau ở vùng háng, lưng hoặc trực tràng”.
Có mối lo ngại là nhiều phụ nữ bỏ qua những triệu chứng này, không nhận ra cơn đau bụng kinh của họ là trên mức bình thường. Đó là một trong những lý do tại sao phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị chậm trễ nhiều năm trong chẩn đoán.
Video đang HOT
2. Ra máu quá nhiều
Khoảng 1/3 số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung gặp phải một hoặc nhiều bất thường liên quan đến ra máu. Ra máu nhiều trong kỳ kinh kèm theo máu cục có thể là dấu hiệu tiềm ẩn.
RA máu cũng có thể xảy ra giữa chu kì, được gọi là rong kinh. Tình trạng này nên được bác sĩ khám vì nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác như mất cân bằng nội tiết tố, khô âm đạo, hoặc ung thư.
3. Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi giao hợp, gọi là dyspareunia, là một triệu chứng phổ biến khác của lạc nội mạc tử cung. Mô nội mạc tử cung có thể bị căng hoặc giãn trong khi quan hệ tình dục, đặc biệt là trong các chuyển động vào sâu.
Khi dương vật đi sâu vào phía sau của âm đạo, các dây chằng giữ tử cung bị đè ép, và đó là điểm nóng của lạc nội mạc tử cung.
4. Khó có thai
Ước tính khoảng 25 đến 50% phụ nữ vô sinh bị lạc nội mạc tử cung, có thể gây ra sẹo hoặc viêm bên trong. Các biến chứng như vậy có thể ngăn cảm rụng trứng, ngăn chặn tinh trùng đi vào ống dẫn trứng, hoặc gây hại cho sự phát triển của phôi.
Nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình bị lạc nội mạc tử cung sau khi không thể thụ thai và đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Tình trạng này chỉ có thể được xác định với sự giúp đỡ của một xét nghiệm xâm lấn gọi là nội soi ổ bụng.
5. Rối loạn đại tiểu tiện
Với các triệu chứng như táo bón và tiêu chảy, nhiều bệnh nhân nhầm lẫn tình trạng của mình với hội chứng ruột kích thích (IBS). Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi đột ngột/không giải thích được về tần suất đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu quan trọng trong một số trường hợp.
Nhiều phụ nữ đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc tiết niệu nhưng bệnh không thuyên giảm, lý do là vì họ thực sự bị lạc nội mạc tử cung chứ không phải bệnh ở đường tiêu hóa.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Vừa mổ lấy thai, vừa bóc đa nhân xơ chi chít trong tử cung
Sáng 9/8 nguồn tin từ bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện này vừa phẫu thuật cấp cứu lấy thai kết hợp bóc đa nhân xơ tử cung cho sản phụ 33 tuổi ở Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hiện tại cả bé và mẹ đều khỏe mạnh
Trước đó, ngày 3/8/2018, sản phụ Nguyễn Thị M. nhập viện Phụ sản Cần Thơ trong tình trạng mang bầu lần 2, thai 39 tuần, ngôi ngang, chuyển dạ, đa nhân xơ, có vết mổ cũ.
Các bác sĩ xác định đây là trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn và đề ra biện pháp xử trí phẫu thuật lấy thai kết hợp bóc đa nhân xơ tử cung với hy vọng bảo tồn khả năng sinh sản cho bệnh nhân.
BS.CKII. Huỳnh Thanh Liêm - Phẫu thuật viên chính, cho biết: Đây là một trường hợp phẫu thuật phức tạp do sản phụ có vết mổ cũ dính nhiều, toàn bộ tử cung bị chiếm bởi nhiều nhân xơ chi chít, đặc biệt là nhân xơ tử cung mặt trước của đoạn dưới cản trở quá trình phẫu thuật lấy thai. Tuy nhiên, êkip phẫu thuật đã cố gắng bóc nhân xơ để tiếp cận buồng tử cung nội xoay thai bắt ra bé gái nặng 2.800 gram.
Sau khi lấy thai xong, các bác sĩ tiếp tục tiến hành bóc thêm nhân xơ tử cung kết hợp thuốc tăng co cầm máu, truyền máu kịp thời kiểm soát tổng trạng và khâu phục hồi bảo tồn được hoàn toàn tử cung cho bệnh nhân.
Với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa cùng các phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm, chị M. đã có cuộc "vượt cạn" an toàn, mẹ tròn con vuông sau 1 tiếng tập trung phẫu thuật.
Hiện tại, mẹ có các chỉ số sinh hiệu tốt, bé gái da hồng hào, khóc to, thở đều tự nhiên không cần hỗ trợ, phản xạ bú tốt và đang được chăm sóc tại khoa Nhi - Sơ sinh.
Phạm Tâm
Theo Dân trí
Vòi xịt vệ sinh kẹt trong hậu môn thanh niên 18 tuổi Bệnh nhân ở Hải Dương vào viện với đoạn vòi nước dài khoảng 45 cm kẹt sâu vào hậu môn trực tràng không kéo ra được. Bệnh nhân cho biết đã dùng vòi xịt vệ sinh để rửa sau khi đi đại tiện, song hậu môn co thắt làm vòi xịt đi sâu vào trong không rút ra được. Bệnh nhân tự dùng...