5 thực phẩm không nên ăn với tôm, cứ tùy tiện kết hợp có ngày gặp nguy
Không phải thực phẩm nào cũng có thể tùy tiện để ăn hoặc nấu cùng tôm.
Tôm là một trong những loại hải sản được nhiều người yêu thích. Thịt tôm tươi không chỉ ngon ngọt mà còn bổ dưỡng. Tôm thường được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như luộc, xào, hấp, nướng, nấu canh, súp, cháo, xào… Tuy tôm có thể là thành phần của nhiều món ăn nhưng không phải với thực phẩm/nguyên liệu nào nó cũng kết hợp được cùng với nhau. Do đó, chúng ta hãy tham khảo các thông tin dưới đây để tránh cho gia đình mình.
1. Tôm không nên nấu cùng thịt gà
Tôm và thịt gà thường là 2 thực phẩm không hay nấu cùng nhau tuy nhiên sở thích của mỗi người mỗi khác, có thể khi hầm cháo, nấu súp nhiều người cho lẫn 2 thứ này chung. Bạn cũng không nên để hai món ăn này trên cùng một bữa ăn.
Trong Đông y, thịt gà và tôm kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong, tức gây ngứa ngáy khắp người.
2. Tôm hạn chế ăn cùng thịt lợn
Điều này thật bất ngờ vì theo thói quen nấu ăn của nhiều người, thường cho thịt lợn rang cùng tôm. Đây là món ăn khá phổ biến lại rất ngon miệng. Tuy nhiên theo các y văn cho rặng, không nên ăn thịt lợn cùng với tôm vì chúng tương kỵ theo ngũ hành.
Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với tôm dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
3. Tôm tránh ăn cùng táo đỏ
Táo đỏ rất bổ dưỡng, giàu vitamin nên được nhiều người sử dụng để ăn trực tiếp hoặc nấu cháo. Tuy nhiên không nên nấu cháo tôm cùng táo đỏ hoặc sau khi ăn tôm không nên ă táo đỏ ngày vì khi kết hợp 2 loại này với nhau, tôm sẽ làm cho vitamin có chứa trong táo đỏ kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm hoặc vỏ tôm tạo thành chất triôxít asen (thạch tín) gây ngộ độc.
4. Tôm không ăn cùng bí đỏ
Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy tôm không nên ăn cùng bí đỏ thế nhưng theo Đông y, bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, còn tôm có tính ấm, vị ngọt, mặn… nếu kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính và hương vị này với nhau sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ, có mức độ tổn hại nhất định tới sức khỏe con người, bạn nên lưu ý nhé.
5. Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu trứng khác.
Ngoài ra, có một số loại nước cũng không nên dùng cùng với tôm như nước trà, bia, các loại nước ép hoa quả tươi, cụ thể:
- Không nên uống trà khi ăn tôm: Tôm là thực phẩm giàu canxi, do đó, uống trà trước, trong khi và sau khi ăn tôm sẽ tạo ra phản ứng với axit tanic có trong trà, tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
- Các loại nước ép hoa quả tươi: Trong các loại nước ép hoa quả (nhất là nước cam, nước lê…) rất giàu vitamin C, vì vậy nếu uống nhiều khi ăn cùng tôm có thể dẫn tới hiện tượng bị ngộ độc vitamin C.
Video đang HOT
- Không uống bia khi ăn tôm: Thói quen của người Việt là uống bia trong khi ăn nhưng không phải thực phẩm nào cũng nên ăn khi uống bia, trong đó có tôm. Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận. Uống nhiều bia trong khi ăn tôm sẽ khiến cơ thể sản xuất axit uric ảnh hưởng đến thận, dễ bị gút.
THAM KHẢO THÊM CÁCH NẤU CÁC MÓN TÔM
1. TÔM HẤP NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
- Tôm 500g (mua loại 100g được 4-5 con)
- 1 trái dừa xiêm nhỏ
- Xà lách, dưa leo, cà chua, hành lá để trang trí
Cách làm:
- Tôm cắt bớt râu, rửa sạch, để ráo.
- Đầu tiên các bạn gọt vỏ dừa, tỉa khoanh tròn, chắt lấy nước. Nhớ là gọt sao cho đẹp để còn xếp tôm cho bắt mắt nhé các bạn.
- Tiếp theo đổ nước dừa cho vào chảo sâu lòng. Đập dập củ hành tím, bằm nhỏ, nấu nước dừa cho sôi rồi nêm muối bột nêm cho nước vừa ăn, cho tôm sú đã rửa sạch vào, đảo đều.
- Sau khi thấy vỏ tôm đỏ ta tắt bếp rồi vớt.
Xếp tôm quanh miệng quả dừa. Đun lại nước dừa đã lấy nước khi này đổ vào trái dừa đã xếp tôm là xong nhé.
2. TÔM RANG MẶN NGỌT
Nguyên liệu
- 400gr tôm tươi
- 1 muỗng rưỡi cà phê đường
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 1 củ tỏi; 2 củ hành khô
- 1 chút bột nêm; 1 muỗng muối; 1 chút tiêu
- Dầu ăn
Cách làm:
- Tôm mua về rửa sạch sau đó cắt bỏ râu và phần đầu nhọn của tôm, hành tỏi đem băm nhỏ.
- Cho tôm vào 1 cái tô, thêm chút muối, nước mắm, tiêu, bột nêm và trộn đều, ướp tôm 15-20 phút cho tôm ngấm gia vị.
- Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng dầu sau đó cho tỏi vào phi thơm lên, tiếp theo bạn cho tôm vào đảo đều.
- Rang tôm thêm vài phút sau đó thêm đường và đảo đều cho tôm ngấm gia vị, nếm lại cho tôm có vị đậm đà vị mặn ngọt vừa miệng là tắt bếp, xúc tôm rang mặn ngọt ra đĩa để ăn cùng cơm nóng rất đưa cơm.
- Món tôm rang mặn ngọt tuy dân giã nhưng luôn được lòng người thưởng thức bởi không chỉ có hương vị thơm ngon, đậm đà mà tôm còn là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Chị em hãy bổ sung thực đơn món tôm rang mặn ngọt này cho gia đình cùng thưởng thức nhé.
Ai bảo uống trà gây khó ngủ? Có một loại trà không những giúp bạn đánh một giấc êm ru, mà còn hỗ trợ hoạt động bài tiết gan, khiến da đẹp lên trông thấy
Ăn được, ngủ được là tiên. Đúng giờ đủ giấc, da sẽ đẹp liền!
Nếu chiếc điện thoại mà bạn đang dùng biết nói, tôi tin chắc rằng đây là điều mà nó muốn hét vào mặt bạn bấy lâu nay: " Đêm rồi, làm ơn cho tôi yên thân sạc pin đi! Cô đã hành tôi cả ngày rồi!"
Đúng vậy đấy! Trên đời này có những cô gái có thể thiếu ăn, thiếu ngủ nhưng không thể không lướt đến cạn bảng tin Facebook, Instagram. Nửa đêm canh ba, người ta chăn ấm đệm êm, thì các cô vẫn trằn trọc không yên.
Mà nào có phải do thất tình hay đau khổ, buồn chán gì. Không ngủ được chỉ là không ngủ được mà thôi.
Nếu bạn cũng đang trong tình thế không yên lúc nửa đêm như thế hoặc có đang thao thức vì tình mà mất ngủ thật, vậy thì hãy thử pha ngay loại trà mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
Bạn có hết thất tình không, chúng tôi không dám đảm bảo. Nhưng chắc chắn, ngủ ngon và da đẹp thì khỏi phải bàn!
Trà hoa cúc - táo đỏ - kỷ tử
Công dụng
Có thể bạn chưa biết: Ở các nước châu Á, hoa cúc là loại hoa phổ biến nhất được dùng để pha trà với mục đích hỗ trợ giấc ngủ, giải tỏa căng thẳng.
Hoa cúc có chứa lacton sesquiterpene - một chất hỗ trợ quá trình giải độc gan, giúp cơ thể thư giãn. Trà hoa cúc giúp làm dịu tâm trí và loại bỏ những cơn đau đầu gây ra do việc hoạt động trí não thường xuyên, với cường độ cao.
Táo đỏ
Nó cũng được biết đến với khả năng giảm sưng, chống viêm. Trà hoa cúc khá trung tính nên bạn yên tâm là có thể uống hàng ngày mà không lo về nguy cơ quá liều.
Trong khi đó, táo đỏ chứa một lượng lớn hoạt chất Saponin - Chất giúp an thần, cải thiện trí nhớ, giảm lo âu và bảo đảm hoạt động của các tế bào não.
Không chỉ vậy, táo đỏ còn có tác dụng giúp cơ thể chống viêm, chống nhiễm trùng và hỗ trợ hoạt động của gan nhờ một loạt các dưỡng chất tốt cho cơ thể như phenolic, flavonoid, axit triterpenic, vitamin C và polysaccharide.
Nguyên liệu cuối cùng trong loại trà này là kỷ tử. Loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C, beta-carotene và axit amin. Đây đều là những chất giúp cải thiện sắc tố da, làm da sáng hồng và mịn màng.
Vì thế, trà hoa cúc - táo đỏ - kỷ tử chính là cứu cánh cho giấc ngủ và làn da của các chị em thuộc hội "cú đêm".
Bạn có thể tìm mua hoa cúc khô, táo đỏ và kỷ tử ở các hiệu thuốc bắc hoặc đặt hàng trê các sàn thương mại điện tử. Thế kỷ 21 rồi, mọi thứ đều có thể đặt mua online mà chẳng cần tốn sức tìm kiếm. Đương nhiên, chị em cũng đừng quên kiểm tra nơi bán hàng thật kỹ nếu mua hàng online nhé!
Cách làm trà hoa cúc - táo đỏ - kỷ tử
Để pha một tách trà "ngủ ngon" với dung tích khoảng 350ml, bạn cần:
8-10 bông hoa cúc khô
5 quả táo đỏ
1 thìa cà phê kỷ tử
1 thìa cà phê mật ong
Nước sôi
- Bước 1: Táo đỏ bổ làm đôi. Cho vào bình trà cùng hoa cúc và kỷ tử. Rót nước sôi vào đầy bình và lắc đều trong khoảng 30 giây.
- Bước 2: Đổ phần nước đầu đi và thêm 300ml nước sôi vào. Đợi khoảng 15 phút để các chất dinh dưỡng "tan" vào nước. Thêm mật ong, vậy là bạn đã hoàn thành xong món trà hoa cúc - táo đỏ - kỷ tử này rồi.
Nếu bạn dùng bình có màng lọc để hãm trà, khi đổ trà ra cốc đừng quên vớt lấy cả táo đỏ và kỷ tử nhé. Hoa cúc không ăn được nên bạn có thể bỏ bã hoa, nhưng đừng bỏ táo đỏ và kỷ tử vì chúng hoàn toàn có thể ăn được.
Với gợi ý này, chúng tôi hy vọng chị em sẽ có thêm một cách để diệt tận gốc "con cú đêm", đồng thời sở hữu làn da sáng mịn.
Táo đỏ có tác dụng gì và cách ăn táo đỏ đúng cách Táo đỏ là loại quả quen thuộc đối với người Việt Nam. Nó được sử dụng như một vị thuốc, nhưng bạn có biết tác dụng của táo đỏ là gì và ăn táo đỏ đúng cách ra sao? Quả táo đỏ có nguồn gốc từ Nam Á nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Những quả tròn...