5 thứ bạn ‘không nên chạm vào’ khi đến bệnh viện
Đây đều là những nơi có thể chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và tất cả mọi người ra vào bệnh viện đều thường xuyên chạm vào những nơi này. Nếu chạm vào, bạn nên rửa tay thật sạch sau đó.
Tay vịn trên giường bệnh có thể là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn – SHUTTERSTOCK
Vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật gây bệnh khác có thể bám vào bất kỳ bề mặt nào. Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Infection Control, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 18 tấm rèm che bao quanh giường bệnh trong vòng hai tuần, theo Reader’s Digest.
Từ lúc mới làm sạch đến sau hai tuần, các tấm rèm này đã chứa đầy khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh Staphylococcus aureus (MRSA). Nó có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau, từ nhiễm trùng da đến viêm phổi, viêm tủy xương, theo Reader’s Digest.
Tay vịn trên giường bệnh
Vi khuẩn gây bệnh có thể sống nhiều tuần trên thép không gỉ và các bề mặt cứng khác trong bệnh viện. MRSA có thể sống trên đó đến một năm, trong khi những vi khuẩn như Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.
Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều thường xuyên chạm vào tay vịn trên giường bệnh nên đó trở thành nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Vì vậy, mọi người khi nuôi bệnh người thân hãy lau tay vịn bằng nước khử trùng hằng ngày.
Video đang HOT
Bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện và nhiều người khác thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào họ tiếp xúc ở rèm cửa hay tay vịn giường đều có thể lây nhiễm sang các nút bấm thang máy.
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau. Họ phát hiện 1/3 số đó xuất hiện khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.
Ngoài ra, các nút thang máy này còn có vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy và Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não, theo Reader’s Digest.
Nút bấm thang máy là một trong những nơi ít được vệ sinh trong bệnh viện. Chúng thường không được vệ sinh hay khử trùng đúng mức nên có rất nhiều vi khuẩn trên đó.
Cách phòng ngừa tốt nhất là nên rửa tay sau khi chạm vào hoặc sử dụng khăn giấy hay khăn ăn để ấn nút khi dùng thang máy, các chuyên gia khuyến cáo.
Tay vịn ghế dành cho người khám bệnh
Tay vịn của những băng ghế dành cho người khám bệnh hay thân nhân người bệnh có thể chứa nhiều vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh. Chúng có thể khiến vết nhiễm trùng khó lành hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Reader’s Digest.
Một vị trí không thể không nhắc đến khác là tay nắm cửa. Bác sĩ, y tá, bệnh nhân và mọi người lui tới bệnh viện đều thường xuyên chạm vào tay nắm cửa.
Các nghiên cứu cho thấy có đến 30% tay nắm cửa chứa khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA. Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là rửa sạch tay trước và sau khi đến bệnh viện, các chuyên gia cho biết.
Theo thanhnien
Cần làm gì khi có biểu hiện ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm nhiễm vi sinh, biến chất, chứa độc tố... khiến người dùng rơi vào tình trạng bị ngộ độc ở mức độ khác nhau, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Xử lý ban đầu khi bị ngộ độc thực phẩm là việc quan trọng cần làm để tránh nguy hiểm cho nạn nhân.
Nhiều nguyên nhân gây ngộ độc
Các mặt hàng thực phẩm bao gồm thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả... luôn tiềm ẩn những nguy cơ chứa độc tố tự nhiên hoặc chất độc nhân tạo nguy hiểm cho người sử dụng. Mặt khác, trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất, nhiễm vi sinh gây hại khiến người dùng bị ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm luôn là nỗi lo của cộng đồng trong mỗi bữa ăn
Ngoài những vụ ngộ độc đơn lẻ (chưa có thống kê cụ thể) phải nhập viện điều trị vì ngộ độc, tình trạng ngộ độc tập thể luôn rình rập cộng đồng trong mỗi bữa ăn. Chỉ tính riêng trên địa bàn TPHCM trong năm 2017 xảy ra 4 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 2 vụ ở trường học khiến 26 học sinh nhập viện, 2 vụ xảy ra với người lao động ở các công ty khiến 26 người mắc.
Ngày 17/3/2018, thành phố xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khiến 25 học sinh trường tiểu học Phạm Văn Hai (Bình Chánh) phải nhập viện cấp cứu. Nguyên nhân được xác định là do trà sữa trong bữa ăn sáng nhiễm vi sinh vật khiến học sinh bị ngộ độc.
Mới đây, ngày 28/10 có tới 55 trẻ em và người lớn tại Nhà thờ giáo xứ Tân Thái Sơn (Tân Phú) sau khi ăn bánh mì đã phải nhập viện cấp cứu, trong đó có nhiều trẻ bị sốc, tim mạch bất ổn. Các kết quả xét nghiệm tại bệnh viện xác định, bệnh nhi bị nhiễm trùng, nhiễm độc tiêu hóa. Hiện Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM đang khẩn trương điều tra dịch tễ, xét nghiệm mẫu thức ăn, mẫu bệnh phẩm, truy tìm nguyên nhân. Qua xác minh ban đầu, món chà bông gà nghi nhiễm tụ cầu là "thủ phạm" gây ra vụ ngộ độc cấp tính trên.
Nguy cơ ngộ độc có ở mọi khâu
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban An toàn Thực phẩm chia sẻ: "Ngoài những độc tố tự nhiên có trong một số loài như nấm, cá nóc, so biển, cóc... thì thịt cá, rau củ quả cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị nhiễm vi sinh gây hại. Chỉ cần sơ suất, lơ là trong khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến và vận chuyển thì nguy cơ ngộ độc cho người ăn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào".
Ngoài khuyến cáo cộng đồng lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn trong chế biến, bảo quản để giảm nguy hại, Ban Quản lý An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân những việc cần làm khi chẳng may xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Cần đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, vận chuyển, bảo quản thực phẩm
Theo đó, nếu sử dụng phải thực phẩm nhiễm hóa chất, sau khi ăn cơ thể sẽ có những biểu hiện ngộ độc với triệu chứng chủ yếu là hội chứng về thần kinh trong thời gian từ vài phút đến vài giờ. Thực phẩm nhiễm vi sinh sẽ có biểu hiện chủ yếu là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 48 giờ. Thực phẩm bị biến chất sẽ có các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn từng cơn, có khi kèm triệu chứng tiết nước bọt, ngứa cổ họng, choáng váng, đau đầu, co giật, nổi mề đay, xuất hiện từ 2 giờ đến 4 giờ sau ăn.
Nên "kích" nôn khi có dấu hiệu ngộ độc
Khi nạn nhân bị ngộ độc có biểu hiện buồn nôn, nôn, người sơ cứu cần cho uống từ 100 đến 200ml nước, sau đó dùng tăm bông hoặc ống xông ngoáy họng, cho nạn nhân cúi thấp đầu (tránh sặc vào phổi) nôn hết thực phẩm đã sử dụng ra ngoài. Trường hợp nạn nhân không thể nôn được, cần cho uống than hoạt tính để hấp thu các chất độc.
Khi nạn nhân có biểu hiện tiêu chảy, không nên uống thuốc cầm tiêu chảy mà cần cho bệnh nhân tiêu ra hết. Nếu thấy bệnh nhân có biểu hiện mất nước nên cho uống oresol pha với 1 lít nước hoặc pha 1/2 muỗng cà phê muối với 4 muỗng cà phê đường trong 1 lít nước. Trường hợp nạn nhân có biểu hiện hôn mê, co giật cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị.
Khi xảy ra ngộ độc, cần bảo quản lạnh thực phẩm nghi ngờ để gửi mẫu kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Ngưng ngay việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc và cảnh báo những người xung quanh không sử dụng. Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải khẩn trương tổ chức cấp cứu, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, đồng thời báo ngay cho, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, Sở Y tế và cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời vụ việc.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Làm ngay 6 cách đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh, nhất là trong thời tiết "ẩm ương" này Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc, có cơ sở khoa học vững vàng, trước hết là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Kiểm soát tốt nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác trong mùa...