5 thứ ảnh hưởng đến hoóc môn phụ nữ cần lưu ý
Ngay cả khi bạn thực hiện các biện pháp để đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên, bạn vẫn có thể tiếp xúc với những thứ hằng ngày có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hoóc môn.
Du lịch cũng có thể ảnh hưởng đến hoóc môn Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 thứ ảnh hưởng đến hoóc môn có thể làm bạn ngạc nhiên:
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số sản phẩm mỹ phẩm có thể chứa các hóa chất gây rối loạn nội tiết. Nếu bạn bị bệnh tuyến giáp hoặc bệnh lý nội tiết, đặc biệt nên tránh các sản phẩm có thành phần như formaldehyde, chì, oxybenzone…
Những chất gây rối loạn này có thể có trong đồ trang điểm hằng ngày như son môi, kem chống nắng, sơn móng tay, trang điểm mắt… Bạn cũng có thể tiếp xúc với chúng nếu thường xuyên đi đến tiệm làm đẹp. Ví dụ, formaldehyde thường được sử dụng trong duỗi tóc thẳng.
Tác dụng của ôm, âu yếm
Trải qua cảm giác của con người dưới hình thức ôm, cầm tay, xoa bóp và âu yếm có thể giải phóng một hoóc môn gọi là oxytocin. Matt Hertenstein, một nhà tâm lý học thực nghiệm tại Đại học DePauw ở Indiana (Mỹ), lưu ý rằng nó cũng làm giảm hoóc môn căng thẳng. Tương tự như phản ứng của chúng ta với mùi vị, một cảm giác dễ chịu hoặc thân thiện “làm cho vỏ não trán ổ mắt sáng lên, giống như những kích thích tưởng thưởng khác”, ông nói.
Video đang HOT
Điện thoại thông minh
Ức chế nội tiết tố cũng có thể được thêm vào danh sách dài các rủi ro về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng quá nhiều điện thoại thông minh. Trong khi tất cả các loại ánh sáng có thể ảnh hưởng đến hoóc môn, ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử (được gọi là ánh sáng màu xanh) có tác động gấp đôi đến hoóc môn.
Ánh sáng xanh lam có thể làm giảm lượng melatonin trong cơ thể bạn, đó là hoóc môn ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Về lâu dài, điều này có thể gây ra sự tích tụ độc tố thần kinh và làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Các nghiên cứu cho thấy quá mức chất khử trùng kháng khuẩn để làm sạch tay có thể thực sự gây hại nhiều hơn là tốt. Sử dụng quá mức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách thay đổi sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu.
Triclosan, một thành phần thường được tìm thấy trong các chất khử trùng, đã bị nghi ngờ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoóc môn tuyến giáp và có khả năng dẫn đến suy giáp. Ngoài ra, báo cáo đã tìm thấy tiếp xúc với chất khử trùng cũng có thể liên quan đến sự phát triển của ung thư tuyến giáp.
Du lịch
Du lịch có thể ảnh hưởng đến hoóc môn melatonin và cortisol. Những thay đổi nhỏ đối với thói quen sống hằng ngày – thức dậy sớm một ngày và sau đó ngủ muộn – có thể có ảnh hưởng nhỏ đến nồng độ melatonin, tiến sĩ Anita Mitra, bác sĩ phụ khoa của Sở Y tế Quốc gia Anh cho biết.
Khi các mức này thay đổi, chúng có thể ảnh hưởng đến testosterone ở nam giới. Mặt khác, phụ nữ có thể phải đối mặt với những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt do sự gián đoạn của lịch rụng trứng.
Ngọc Lam
Những điều cần biết về dậy thì nam và nữ
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc về sự phát triển cơ thể của con cái, đặc biệt là tuổi nào sẽ ngưng phát triển đối với nam và nữ, cũng như cách để chăm sóc thể trạng tuổi dậy thì.
Shutterstock
Sau đây là câu trả lời của các chuyên gia sức khỏe trên trang Medical News Today.
Trẻ em trai
Sự phát triển trong giai đoạn dậy thì diễn ra trong khoảng thời gian dài, vì vậy có thể khó biết khi nào giai đoạn này kết thúc mà chỉ có thể nhận biết qua các dấu hiệu ở cơ thể.
Cơ thể của bé trai trải qua nhiều thay đổi trong tuổi dậy thì, chẳng hạn thừa cân hoặc béo phì, lông cơ thể... và những dấu hiệu bên trong cơ thể. Trung bình, trẻ em trai bắt đầu dậy thì vào khoảng 12 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ trai dậy thì từ 8 đến 14 tuổi.
Phụ huynh cần quan tâm nhất là cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trai trong giai đoạn này như sau: Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ và tập thể dục là điều cần thiết. Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ ngủ đêm. Ngủ lành mạnh là đi ngủ vào cùng một khoảng thời gian mỗi đêm và không thức dậy quá muộn.
Trong giai đoạn dậy thì, trẻ trai có thể thấp hơn hoặc cao hơn các bé trai khác cùng tuổi. Hiểu được những thay đổi mà cơ thể chúng đang trải qua và có thể tìm thấy thông tin về tuổi dậy thì có thể giúp trẻ phát triển chiều cao hơn.
Các bé gái có khuynh hướng phát triển dậy thì vào khoảng từ 10 đến 14 tuổi. Tuổi trung bình của trẻ gái khi dậy thì là khoảng 11 tuổi. Hầu hết các bé gái sẽ đạt đến chiều cao trưởng thành khi 15 tuổi. Bé gái thường bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì sớm hơn bé trai.
Tuổi dậy thì là sự chuyển đổi từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành; nó là một loạt các thay đổi cơ thể với việc tăng sản xuất một số hoóc môn nhất định.
Có trường hợp dậy thì sớm hay muộn, và điều này hoàn toàn bình thường. Dậy thì bé gái kéo dài cho đến khi trẻ gái khoảng 16 tuổi.
Ở trẻ em gái, tuổi dậy thì trước 8 tuổi không phổ biến. Nó cũng được coi là không phổ biến nếu một cô gái không phát triển vú khi đã 13 tuổi, hoặc không bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 16. Những trường hợp này cần được khám chuyên khoa để chẩn đoán tình trạng sức khỏe.
Các hoóc môn có liên quan đến tuổi dậy thì cũng có thể làm cho thanh thiếu niên cảm thấy vui hay buồn là hoàn toàn bình thường.
Dinh dưỡng tuổi dậy thì với nữ cũng rất quan trọng, và trẻ gái bị suy dinh dưỡng có thể phát triển muộn hơn so với bạn bè. Suy dinh dưỡng trầm trọng khi còn nhỏ có thể góp phần làm trì hoãn sự phát triển, có thể có những tác động nếu không được điều chỉnh.
Theo Cơ quan Giáo dục Nạn đói Thế giới, năm 2013, hơn 200 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã bị suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng đáng kể khiến họ có nguy cơ bị dậy thì muộn, cũng như các biến chứng phát triển khác.
Ngọc lam
Những tiết lộ bất ngờ về tình dục khiến ai cũng ngỡ ngàng Một cuộc khảo sát mới tại Mỹ cho thấy nam giới hài lòng nhất với đời sống tình dục ở tuổi 64, trong khi phụ nữ là ở tuổi 66! Bạn sẽ bất ngờ khi biết độ tuổi tình dục thăng hoa 5.000 người Mỹ độc thân đã chia sẻ về đời sống tình dục của họ trong cuộc khảo sát Singles in...