5 thói quen “xấu” khi uống thuốc
Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.
1. Uống thuốc cùng bữa ăn
Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc “ trước bữa ăn” là uống “trước khi ăn bữa chính”, các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là “ sau bữa ăn”.
Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc “trước bữa ăn” hoặc lúc “bụng rỗng” là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc “trước bữa ăn” là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.
Uống thuốc “sau bữa ăn” là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.
Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là “1 lần/ngày”, đến “3 lần/ngày”. Chúng ta thường hiểu “3 lần/ngày” là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ. Do vậy, nếu uống thuốc “3 lần/ngày”, nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống “2 lần/ngày” nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, ” 3 lần/ngày” có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; “2 lần 1 ngày” có thể là 7h sáng và 7h tối.
2. Tách đôi thuốc khi uống
Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.
Video đang HOT
Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.
Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.
3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả
Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành…mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.
Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.
4. Không kiêng trong ăn uống
Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường…cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:
Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt…bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.
Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.
Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
5. Vừa nằm vừa uống thuốc
Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản. Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.
Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.
Theo Dantri
Nam trung niên thường khó ngủ
Không ít đàn ông từ tuổi 50, càng rõ nét trong giới doanh nhân, đang là nạn nhân của tình trạng tuy không khó ngủ khi lên giường, thậm chí vừa đặt lưng là ngáy o o khiến bà xã lắm lúc nghi ngờ chắc quên "cơm" vì đã ăn "phở" nhưng lại khổ vì tình trạng ngủ chưa đẫy giấc đã thức
Thật ra là oan cho đức ông chồng vì chưa quá canh hai thì đã thức giấc rồi trăn trở đến sáng. Hậu quả là nạn nhân khó tránh khỏi mệt mỏi khi thức dậy để rồi sau đó, buồn ngủ trong giờ làm việc. Tuy có thể lướt tiếp nhưng cách mấy thì ly nước đầy sớm muộn cũng đến lúc tràn chỉ vì vài giọt nước.
Tình trạng ngủ chưa đủ đã thức, theo định nghĩa của thầy thuốc, phải được xem là bệnh lý nếu xảy ra hơn 3 lần trong tuần và nếu cứ thế kéo dài hơn một tháng. Sở dĩ phân biệt rõ ràng như thế để nhanh chân tìm thầy chạy thuốc.
Nên nhớ mất ngủ theo kiểu gãy gánh giữa đường thường là hậu quả của một căn bệnh nào khác nghiêm trọng hơn nhiều nhưng núp bóng rất kỹ (như trầm uất, thiếu máu cơ tim, viêm thận mãn, tiểu đường... và nhất là do stress).
Chuyện gì cũng có ngoại lệ. Trong nhiều trường hợp, mất ngủ không vì bệnh nào hết mà chỉ là hậu quả rất bình thường, dù là với người bệnh thì bất thường, trong một giai đoạn muốn tránh cũng không được của đời người đàn ông. Đó là giai đoạn mãn dục nam càng lúc càng rõ nét khi bước vào tuổi 50.
Dưới ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nam tính testosterone, chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể tuy vẫn chạy nhưng trật vuột sao đó khiến bộ não ghi nhận đêm dài chỉ còn có mấy giờ.
Hậu quả là nạn nhân bị đánh thức lúc nửa đêm trên tinh thần trời đã sáng rồi dù gà chưa gáy. Khi đó không dễ dỗ lại giấc ngủ vì trung khu điều hành giấc ngủ rất ngoan cố. Đã nói không là không!
Tất nhiên là đã có thuốc an thần nếu mất ngủ. Nhưng nếu đơn giản như thế thì cuộc đời đâu lắm nỗi truân chuyên? Bên cạnh chuyện lệ thuộc thuốc, nghĩa là càng lúc càng khó tránh phản ứng phụ vì phải dùng liều cao hơn, nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã báo động rằng người dùng thuốc ngủ thường xuyên là đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Chữa chứng mất ngủ giữa đường của đàn ông mà quên vai trò của nội tiết tố thì chẳng khác nào muốn chống kẹt xe mà cứ đào đường thả cửa rồi bỏ đó chờ. Cho nên thay vì chạy đến thầy thuốc ngành thần kinh, nhiều nạn nhân nên gõ cửa nhà điều trị chuyên về nội tiết tố.
Đừng tưởng chỉ có phụ nữ mới khổ vì giai đoạn tiền mãn kinh. Đàn ông cũng vậy. Chỉ khác là sớm hơn và âm thầm hơn mà thôi.
Theo NLĐ
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tra, nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt cần dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Thuốc tác dụng tại chỗ dùng trong nhãn khoa do tính thuận tiện, dễ sử dụng nên người bệnh có thể tự dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, dược chất tập trung chủ yếu ở mắt và chỉ có một phần rất nhỏ dược chất được hấp thu vào...