5 thói quen xấu cần bỏ ngay để không tự hại mình
Dưới đây là 5 thói quen chỉnh sửa ngay để không tự mình hại mình, theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu Rory Brown tại Đại học St Mary ở London (Anh) trên Mirror.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Nhìn xuống màn hình
Nhìn xuống một thiết bị kỹ thuật số làm căng cơ cổ, dẫn đến đau và cứng khớp. Ông Rory nói: “Nên để thiết bị kỹ thuật số trước mặt bạn để tránh uốn cổ quá nhiều. Nếu bạn đang ngồi tại bàn làm việc, hãy nâng thiết bị lên cho phù hợp với tầm nhìn. Nên nghỉ giải lao thường xuyên và thư giãn cổ”.
Móc túi xách ở khủy tay
Mang túi xách quá khổ làm cong khuỷu tay, cứng cánh tay và có thể dẫn đến viêm bicep, chuyên gia vật lý trị liệu Sammy Margo cảnh báo.
Cô nói: “Khuỷu tay không phải để duy trì một vật nặng trong thời gian dài, vì vậy nó có thể làm căng cơ. Tốt hơn là đeo túi xách ở nách và thay đổi vị trí túi xách thường xuyên”.
Tư thế ngồi lái ô tô không thoải mái
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng hoạt động cơ bắp khắp cơ lưng và cổ, cộng với một tốc độ mệt mỏi nhanh hơn khi rung động xảy ra trong khi lái xe.
Vì vậy, chuyên gia Rory hướng dẫn cách lái xe đúng như sau: “Dành thời gian để điều chỉnh vị trí lái xe cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái và được hỗ trợ tốt”.
Ngoài ra, nên nâng chiều cao ghế ngồi ngang hông và đầu gối và đảm bảo ghế hỗ trợ đùi. Cố gắng uốn cong nhẹ ở tay khi cầm vô lăng và nhún vai thường xuyên.
Làm việc nhà sai tư thế
Video đang HOT
Những di chuyển cơ thể và các tư thế chà sàn, lau nhà, đánh bóng đặt bạn vào nguy cơ căng cơ bắp hoặc các khớp, đặc biệt là xung quanh lưng, cổ và vai.
Rory nói: “Sử dụng cơ bắp cốt lõi để giữ cho tư thế tốt trong khi làm việc nhà. Các tư thế lau dọn nhà cần uốn cong ở phần hông chứ không phải là phần lưng thấp”.
Giữ điện thoại bằng vai và cổ
Nếu bạn giữ điện thoại bằng cách dùng vai và cổ để bàn tay được tự do, nó có thể dẫn đến cứng cổ.
Tư thế cầm điện thoại đúng cách là giữ chiếc điện thoại vào tai, đầu thẳng và cổ thẳng, không nghiêng sang hai bên.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cách phòng ngừa bệnh tật theo từng độ tuổi
Theo các nhà khoa học, con người sống ở mọi giai đoạn của cuộc sống ảnh hưởng đến những năm sau này, và con người cũng có thể tự mình làm tăng cơ hội sống khỏe và thọ thông qua một số thói quen ở từng độ tuổi.
Tuổi 60 nên duy trì hoạt động thể chất. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vì vậy, dưới đây là một số thói quen nên làm trong mỗi giai đoạn sống để ngừa bệnh tật, theo Mirror.
Tuổi thơ
Ở lứa tuổi nhỏ, phụ huynh nên cho con em tiêm chủng để bảo vệ chúng khỏi các bệnh nguy hiểm bao gồm sởi, quai bị và rubella. Trong khi đó, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể ngăn ngừa béo phì, bệnh tiểu đường và các bệnh khác khi chúng lớn lên.
Một số chuyên gia tin rằng một tuổi thơ không hạnh phúc hay đau thương cũng có thể ảnh hưởng sự phát triển não và cơ thể. Các nhà khoa học tại Trường Y Yale (Mỹ) cảnh báo, tuổi thơ đau thương có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hội chứng ruột kích thích, đau nửa đầu, bệnh suyễn và mệt mỏi mạn tính trong cuộc sống sau này.
Tuổi thiếu niên
Gần 2/3 số thanh thiếu niên đặt mình vào nguy cơ phát triển ung thư da khi không dùng kem chống nắng.
Bà Susie Rice từ Quỹ Niềm tin Ung thư Thanh thiếu niên (Anh), cho biết: "Ung thư da ngày càng gia tăng. Những người trẻ tuổi cần phòng và tránh bị cháy nắng lặp đi lặp lại vì chúng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về da".
Tuổi 20 nên chú ý đến da - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tuổi 20
Tuổi 20 thường lấp đầy bằng thức ăn nhanh do cuộc sống bận rộn. Nhưng ăn uống lành mạnh lúc này có thể ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe trong cuộc sống sau này.
Viện Tim Minneapolis (Mỹ) tìm thấy những người ăn bảy phần trái cây và rau mỗi ngày có ít hơn 26% nguy cơ phát triển các mảng bám ở động mạch của họ 20 năm sau đó, so với những người ăn chỉ hai phần.
Tuổi 30
Xương giòn thường liên quan đến tuổi già, trong đó loãng xương ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ và 1/12 nam giới trên 50 tuổi. Nhưng mất xương thực sự bắt đầu ở tuổi 30, vì vậy ở tuổi này cần hấp thu đủ vitamin D và canxi và hoạt động thể chất như đi bộ hoặc chạy.
Bác sĩ truyền hình Sarah Jarvis (Mỹ) cho biết: "Nhận đủ vitamin D chủ yếu từ ánh nắng mặt trời sẽ khó hơn so với ăn trứng và dầu cá. Sữa hoặc đậu nành và cá giúp ích cho xương nhờ giàu canxi. Và tập thể dục là chìa khóa để ngăn ngừa mất xương".
Tuổi 40
Tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ trong cuộc sống sau này, nhưng đây cũng là thời điểm tốt để quan tâm đến sức khỏe như nồng độ cholesterol.
Cố gắng ăn nhiều siêu thực phẩm giảm cholesterol như đậu nành, các loại hạt, yến mạch và các loại dầu thực vật.
Tuổi 50
Thưởng thức quan hệ tình dục thường xuyên có thể giúp giữ cho bạn khỏe mạnh ở tuổi già. Đối với phụ nữ, tình dục làm tăng vitamin D và nồng độ estrogen, làm cho mái tóc bóng mượt và làn da mịn màng hơn.
Quan hệ tình dục thường xuyên cũng bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ chuyên khoa tình dục - Tiến sĩ Laurie Betito (Canada) nhấn mạnh: "Nam giới có quan hệ tình dục ít nhất hai lần một tuần giảm 50% nguy cơ đau tim gây tử vong so với những người có quan hệ tình dục ít hơn hai lần một tháng".
Tuổi 60
Uống quá nhiều chất bổ sung là một sự lãng phí tiền bạc nhưng một khi đã bước vào tuổi 60, thuốc bổ sung có thể giúp giữ cho bạn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Bà Susan Fairweather-Tait, giáo sư về quá trình trao đổi khoáng chất tại Đại học East Anglia (Anh), cho biết: "Khả năng hấp thụ của cơ thể giảm đi theo tuổi tác".
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) tìm thấy bổ sung omega-3 và B12 có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Tuổi 70
Các chuyên gia tại Viện Karolinska (Thụy Điển) đã phân tích thói quen của 1.800 người trên 75 tuổi và tìm thấy những người có lối sống lành mạnh sống lên đến 6 năm nữa.
Bơi lội, đi bộ và thể dục dụng cụ giúp tăng thêm hai năm tuổi thọ, trong khi những người có một cuộc sống gia đình tích cực và giao tiếp xã hội phong phú sống thêm 18 tháng so với những người không có.
Bà Alan Maryon-Davis, giáo sư về y tế công cộng tại Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: "Ngay cả ở độ tuổi 70 vẫn không quá muộn để tìm cách tăng vài năm tuổi thọ bằng cách năng động, sinh hoạt lành mạnh và tham gia vào cộng đồng".
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Cách tự chữa bệnh trầm cảm Tự mình vượt qua bệnh trầm cảm có thể là một phần quan trọng góp phần điều trị bệnh thành công, ngoài việc dùng thuốc theo toa của bác sĩ. Ảnh minh họa: Shutterstock Trầm cảm khác nhau ở mỗi người, vì vậy việc quản lý nó cũng không phải chỉ có một cách duy nhất. Thuốc, liệu pháp nói chuyện và cách...