5 thói quen xấu âm thầm “đánh cắp” tuổi thọ của bạn, nếu muốn sống lâu khỏe mạnh hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt
Con người ai cũng muốn sống lâu mạnh khỏe, tuy nhiên, chúng ta vẫn vô tình mắc phải 5 thói quen xấu rút ngắn tuổi thọ này mà không hề hay biết.
Từ thời xa xưa cho đến nay, sống lâu vốn được coi là một nét đáng quý và là mơ ước của biết bao người. Bởi thế mà ngày càng có nhiều người học hỏi theo chế độ ăn uống lành mạnh của Nhật Bản – quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tuy nhiên, không chỉ có việc ăn cái gì mới quyết định đến tuổi thọ của bạn mà lối sống, cách sinh hoạt nói chung cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến điều này.
Dưới đây là 5 thói quen xấu đang âm thầm “đánh cắp” tuổi thọ mà nhiều người vẫn mắc phải, nếu muốn sống lâu khỏe mạnh hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt bởi đơn giản, bạn càng mắc ít bệnh, giữ cho cơ thể khỏe mạnh thì bạn càng trường thọ.
1. Thường xuyên tức giận
Có thể bạn không biết rằng tức giận thường xuyên có thể làm tổn hại đến 5 cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tức giận có thể gây hại cho tim, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và nhồi máu cơ tim.
Trong khi đó, việc làm này cũng sẽ làm chức năng gan bị ngưng trệ, gây ra một loạt tổn hại, từ suy giảm chức năng điều hòa của gan dẫn đến tiêu chảy kém, tiêu chảy kém dẫn đến đường khí huyết không tốt, gây tăng sản và u xơ tử cung.
Đối với chức năng của lá lách và dạ dày, sự tức giận khiến 2 cơ quan này hoạt động không ổn định, làm tổn thương phổi, có thể dẫn đến thông khí quá mức và suy giảm chức năng phổi. Cuối cùng là thận, tức giận sẽ làm tổn thương tứ tạng phía trước, lâu ngày sẽ làm mất đi tinh khí của thận.
Đó cũng là lý do tại sao những người sống lâu khỏe mạnh hầu hết đều là người có tinh thần lạc quan, yêu đời, ít nổi nóng, cáu giận.
2. Hút thuốc và uống rượu
Thói quen xấu này là quá rõ ràng. Hút thuốc có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh tim mạch, mạch máu não. Nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành, đột quỵ, phình động mạch chủ và bệnh mạch máu ngoại vi, là một yếu tố nguy cơ độc lập của các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Video đang HOT
Trong khi đó, một lượng nhỏ rượu có thể làm con người hưng phấn, làm cho não ở trạng thái hoạt động và có tác dụng trấn tĩnh nhất định. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu bia sẽ gây hại cho não bộ, giảm sự chú ý, tập trung và khả năng phán đoán của con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ; làm tổn thương dạ dày.
Bên cạnh đó, rượu hấp thụ qua đường tiêu hóa dễ gây viêm loét dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và làm chảy máu niêm, viêm dạ dày mãn tính dẫn đến tình trạng chán ăn, tiêu chảy lâu ngày có hại cho tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia lâu ngày sẽ gây xơ hóa cơ tim và mất tính đàn hồi, to tim, tăng cholesterol, tổn thương hệ tim mạch.
Do đó, chỉ cần không phạm phải thói quen xấu này, tất yếu cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, sự lão hóa chậm hơn và giúp bạn sống lâu hơn.
3. Lười vận động, ngồi lâu
Không hoạt động có thể gây đau nhức cơ thể, mệt mỏi, cứng cổ, chóng mặt và đau đầu. Nó cũng gây giảm lượng máu và suy giảm chức năng tim; chậm nhu động đường tiêu hóa và tiêu hóa chậm. Đồng thời, làm cho máu não cung cấp không đủ và suy giảm trí nhớ và tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
Ngồi lâu có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và hấp thụ kém đi đáng kể, làm buồn nôn, trào ngược axit, chướng bụng, tích tụ thức ăn hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa. Việc làm này cũng sẽ chèn ép dây thần kinh tọa và đĩa đệm thắt lưng, dẫn đến thoát vị hoặc sưng đĩa đệm thắt lưng.
Sâu xa hơn, việc ngồi lâu khiến khiến máu chảy kém ở chi dưới, huyết khối động mạch và tắc nghẽn mao mạch, gây ra hiện tượng tim mạch và mạch máu não do máu cung cấp không đủ, máu kém.
Vì vậy, bạn đừng nên lười vận động và ngồi quá lâu, hãy vận động thường xuyên để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, có như vậy mới sống lâu được.
4. Ăn quá nhiều
Việc ăn cái gì để sống lâu là quan trọng nhưng ăn như thế nào còn quan trọng hơn thế. Nếu ăn đồ bổ dưỡng quá dưỡng cũng có thể gây bệnh.
Nói chung, khi bạn ăn nhiều, nó có thể gây viêm tụy cấp, ngay cả khi không bị viêm tụy cấp nó cũng làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, phá hủy niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính, trào ngược dạ dày, gây đau bụng, buồn nôn, nôn.
5. Thức khuya và ngủ không điều độ
Những người thường xuyên thức khuya, ngủ không đều đặn sẽ dễ nổi nóng, cảm lạnh, mắc nhiều bệnh mãn tính và tăng nguy cơ ung thư. Do đó, chỉ cần tránh thức khuya và ngủ điều độ thì sức khỏe sẽ được cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch và giúp bạn sống lâu hơn.
4 cách ăn uống phá huỷ dạ dày: Người trẻ thường xuyên mắc phải điều đầu tiên!
Chức năng dạ dày bị suy giảm chủ yếu do liên quan đến thói quen sinh hoạt xấu. Rất nhiều người trong quá trình ăn uống tồn tại một số hiểu lầm, cần phải hiểu rằng ăn uống không có mục đích sẽ chỉ làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Dạ dày thường xuyên bị kích thích sẽ khiến chức năng suy giảm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Do đó, mọi người cần biết những hành vi nào gây ra thiệt hại lớn cho dạ dày và kịp thời thay đổi những thói quen xấu này để bảo vệ cơ thể.
Dưới đây là những thói quen ăn uống gây ra sự tổn hại rõ ràng cho dạ dày bạn cần điều chỉnh càng sớm càng tốt:
Ăn đêm
Nhiều người có phương pháp ăn uống không hợp lý, đặc biệt trong số đó là thói quen ăn đêm mà không biết rằng nếu lặp lại điều này trong một thời gian sẽ gây hại đến sức khỏe của dạ dày. Ăn đêm dễ dàng tăng gánh nặng cho dạ dày. Nếu mọi người thường xuyên ngủ muộn thì khi đói sẽ dẫn đến việc ăn vào nửa đêm, điều này khiến cho gánh nặng của dạ dày tăng lên trong khi bận rộn tiêu hóa thức ăn, dẫn đến suy giảm chức năng của dạ dày.
Do đó, trong quá trình bảo vệ dạ dày, mọi người nên chú ý duy trì sự đều đặn của ba bữa ăn và nên tránh ăn vào buổi đêm. Ngoài ra, cách tốt nhất để giảm bớt những những bữa ăn đêm và ngăn ngừa tổn thương dạ dày là thực hiện phương pháp ngủ sớm và dậy sớm.
Ăn đồ cay
Đối với một số người thích ăn cay, trong bữa ăn của họ luôn không thể thiếu những món ăn mang hương vị này mà không hay biết rằng, quá nhiều đồ cay sẽ gây tác động đến dạ dày. Thực phẩm cay, nóng có thể gây viêm dạ dày, chứng ợ chua sau khi ăn. Đây đều là những dấu hiệu khi chức năng dạ dày bị suy yếu.
Do vậy, nếu muốn giữ gìn niêm mạc dạ dày, bạn nên chọn thực phẩm thanh đạm để có được dinh dưỡng, và tránh thường xuyên ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị.
Ăn quá nhiều
Nhiều người có sở thích ăn uống, ít để ý đến lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, điều này rất có hại cho sức khỏe dạ dày. Những người ăn quá nhiều dễ bị đau bụng và tiêu chảy sau bữa ăn và tăng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Những người có chế độ ăn vừa phải không chỉ giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày mà còn tránh được các kích ứng dạ dày.
Do đó, nếu bạn muốn duy trì chức năng dạ dày, bạn phải chú ý điều độ chế độ ăn uống và điều chỉnh một lượng thức ăn phù hợp để ăn trong mỗi bữa, tránh việc ăn quá no thường xuyên sẽ khiến bệnh nặng lặng lẽ xuất hiện.
Thường xuyên uống rượu
Uống rượu thường xuyên trong khi dùng bữa tiềm ăn nhiều rủi ro sức khỏe. Rượu là một thức uống khó chịu và dễ ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày.
Nếu bạn muốn giữ gìn và cải thiện chức năng dạ dày, bạn nên hạn chế tối đa đồ uống có cồn. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh mà không bị tổn thương do các tác động từ rượu. Nếu không, ngoài làm tăng khả năng mắc các bệnh về dạ dày, uống nhiều rượu lâu dài sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm và nhiều bệnh tật khác.
"Giữ miệng" với 4 loại thực phẩm ăn vào "sướng miệng, khổ thân", dễ phát triển u xơ tử cung trong mùa hè nắng nóng 4 loại thực phẩm này ăn vào "sướng miệng"ngày hè nóng nhưng lại thúc đẩy sự phát triển của u xơ tử cung. U xơ tử cung là bệnh đặc trưng ở phụ nữ với tỷ lệ mắc cao, nhưng chúng thuộc nhóm khối u lành tính và ít ảnh hưởng đến tuổi thọ. Chỉ một số ít bệnh nhân mắc phải bệnh...