5 thói quen uống thuốc sai lầm, khiến thuốc giảm tác dụng và còn hại tới sức khỏe
Uống thuốc tưởng chừng là việc đơn giản mà ai cũng có thể làm nhưng hóa ra nhiều người vẫn làm sai mà không hay biết.
Nhai hoặc nghiền nát thuốc
Kích thước viên thuốc được chế tạo khác nhau, tùy theo tính chất của từng loại thuốc. Có loại thuốc cần tan nhanh nhưng cũng có loại cần tan từ từ mới hiệu quả. Nếu loại nào bạn cũng nghiền hoặc nhai nát sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến tính năng của viên thuốc, đôi khi còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Do đó, tốt hơn hết là bạn nên nuốt cả viên, nếu viên thuốc nào to quá không nuốt được thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nhai xem có ảnh hưởng gì không nhé!
Dùng sai loại nước để uống thuốc
Nhiều người cứ tùy tiện dùng bất cứ loại nước nào để uống thuốc vì nghĩ đơn giản là chỉ cần cho thuốc trôi xuống dạ dày là được. Thế nhưng, nếu bạn uống thuốc bằng các loại nước như sữa, cà phê, nước ngọt, nước trái cây, trà xanh… thì nó không chỉ làm mất đi tác dụng của thuốc mà còn gây hại cho sức khỏe.
Vì thế, ngoài nước lọc ra thì bạn tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại nước nào khác để uống thuốc, và nhớ uống nhiều nước để quá trình tan thuốc diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thụ thuốc hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Uống thuốc quá gần giờ ăn cơm
Có rất nhiều toa thuốc yêu cầu uống trước hoặc sau bữa ăn nên rất nhiều người uống ngay trước hoặc ngay sau khi vừa ăn xong. Tuy nhiên, đó lại là một nhầm lẫn rất tai hại.
Bởi thuốc uống trước hoặc sau khi ăn ở đây là phải cách ít nhất 30 – 60 phút. Nếu thuốc và thức ăn trộn lẫn nhau trong dạ dày sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ thuốc, thậm chí trong một số trường hợp nó còn làm tăng độc tính của thuốc, khiến bệnh trở nặng hơn.
Nằm ngay sau khi uống thuốc
Sau khi uống thuốc nếu bạn đi nằm ngay thì chỉ có khoảng 1/2 thuốc đi được đến dạ dày, còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản. Từ đó dễ gây kích ứng thực quản, thậm chí tổn thương vách thực quản.
Do vậy, sau khi uống thuốc thì bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng 5 – 10 phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày, tránh mọi rủi ro cho sức khỏe.
Vận động ngay sau khi uống thuốc
Sau khi uống thuốc, phải khoảng 30 – 60 phút sau thì cơ thể mới hấp thụ thuốc hoàn toàn. Thế nhưng, nếu vừa uống thuốc xong mà bạn đã vận động thể chất thì dễ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thụ thuốc của cơ thể.
Vì thế, sau khi uống thuốc xong thì bạn nên thực hiện các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng chứ không nên vận động mạnh sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Source (Nguồn): Boldsky/Helino
Cảnh báo khi người già và trẻ nhỏ dùng thuốc
Người già thường phải uống thuốc hàng ngày, tuy nhiên, do hay đãng trí, cộng thêm mắt kém... nên rất dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong khi sử dụng thuốc.
Trẻ em cũng rất dễ bị ngộ độc do uống, nhai nhầm thuốc, không thiếu trường hợp các bé nhập viện do nghịch, nhai những viên thuốc tây.
Ảnh minh họa.
Nguy cơ hóc dị vật do uống thuốc ở người cao tuổi
Cụ H. nuốt đau, vướng vùng cổ sau khi uống thuốc huyết áp hàng ngày, kết quả thăm khám và nội soi tai mũi họng cho thấy có dị vật vùng thực quản và lấy ra một viên thuốc huyết áp còn nguyên vỏ khá sắc cạnh trong lòng thực quản. Đó là viên thuốc con của cụ H. cắt ra từ vỉ với mục đích chia liều cho cụ uống. BS Nhâm Tuấn Anh - Phụ trách khoa Tai mũi họng, BV Xanh Pôn khuyến cáo: "Nếu không may nuốt phải dị vật, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: rách, xước đường thở, đường tiêu hóa, gây nhiễm trùng, áp xe"...
Một trường hợp khác, các BS đã nội soi tiêu hóa, gắp viên thuốc còn nguyên trong vỉ ở đoạn tá tràng cho nữ bệnh nhân P.T.S. (sinh năm 1965, trú tại thị xã Ba Đồn, ngày 19/9 nhập Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, Quảng Bình). Viên thuốc có kích thước 1x1,5 cm, cạnh sắc nhọn, gây tổn thương niêm mạc ruột. ThS.BS. Nguyễn Duy Bách - Trưởng khoa Thăm dò chức năng và Nội soi chia sẻ: "Nhiều trường hợp uống thuốc còn nguyên cả vỏ, nhiều nhất ở bệnh nhân lớn tuổi, nếu không nội soi ngay, viên thuốc sẽ trôi xuống ruột non gây chảy máu, thậm chí có thể làm thủng ruột nên rất nguy hiểm. Đối với người già, khi uống thuốc cần có sự giám sát của người nhà, đối với người trẻ, cần xem kỹ thuốc trước khi uống để tránh những sai sót như trường hợp trên".
Trẻ ngộ độc do uống, nhai nhầm thuốc
Hiện tượng ngộ độc do uống, nhai nhầm thuốc tây ở trẻ em rất phổ biến. Gần đây là trường hợp bé V. 2 tuổi (ở Hoài Đức, Hà Nội) được chuyển tới cấp cứu tại BV Xanh Pôn do nghịch và nhai thuốc ngủ Rotunda trong tình trạng ngủ mê mệt. Cháu đã nghịch vỉ thuốc, lấy 3 viên nhét vào miệng và nhai, khi gia đình phát hiện ra liền đưa đi cấp cứu tại BV huyện Hoài Đức, sau đó chuyển tiếp đến BV Xanh Pôn. Các bác sĩ lập tức rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính và truyền dịch. Sau khi được điều trị tích cực, cháu ổn định và ra viện ngay ngày hôm sau.
BS Cao Thu Quế - Khoa cấp cứu, BV Xanh Pôn, cho biết: "Việc ngộ độc do uống nhầm thuốc dễ xảy ra bởi có nhiều loại thuốc có những màu sắc bắt mắt khiến trẻ dễ nhầm là kẹo. Trong khi đó không ít phụ huynh lại thiếu kiến thức hoặc chủ quan để thuốc trong tầm với của trẻ, đặc biệt là thuốc an thần, nếu trẻ uống nhầm có thể gây rối loạn nhịp tim. Hệ thống thần kinh của trẻ đang hoàn thiện, việc uống nhầm thuốc có thể gây tình trạng hôn mê sâu dẫn đến nguy cơ tử vong nếu không cấp cứu kịp thời".
TS.BS Lê Ngọc Duy - Phụ trách Trung tâm cấp cứu và chống độc, BV Nhi Trung ương - cho biết: "Trong cuộc sống hàng ngày, nguyên nhân gây ngộ độc ở trẻ em phổ biến là: ngộ độc không cố ý, ngộ độc do tự tử, ngộ độc do thầy thuốc gây ra. Ngoài trường hợp ngộ độc không cố ý, thì chủ yếu là ngộ độc do người lớn thiếu kiến thức. Các bà mẹ theo thói quen tự đi mua thuốc theo kinh nghiệm, hoặc nghe theo lời mách bảo của những người xung quanh, hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí có người còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống... dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc".
Ngày 29/8 vừa qua, BV Đa khoa Mộc Châu (Sơn La) vừa cấp cứu bé H.T.P. (8 tháng tuổi, ở Mộc Châu) bị sốc phản vệ nguy kịch sau khi gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà. Uống một gói kháng sinh Hafixim (cefixim 50mg), 10ml siro hỗ trợ trị ho, chỉ ít phút sau mặt cháu bé bắt đầu tím tái kèm biểu hiện khó thở và đỏ lựng toàn thân, gia đình vội đưa trẻ đi cấp cứu. Tại BV, bệnh nhi đã không thở được, tim đập rời rạc, các BS chẩn đoán bệnh nhi sốc phản vệ do kháng sinh và lập tức điều trị theo phác đồ. Sau khoảng 40 phút cấp cứu, bé dần tự thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay nhiều tiệm thuốc dễ dàng bán thuốc kháng sinh cho người bệnh mà không cần toa thuốc của BS, thuốc không những không trị được bệnh, mà còn làm cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc. Việc tự ý mua và sử dụng kháng sinh không hợp lý, sử dụng kháng sinh khi không mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, sau này bị bệnh còn tạo ra những vi khuẩn kháng thuốc có thể lây lan từ người này sang người khác rất nguy hại cho cộng đồng.
Xử lý khi phát hiện trẻ uống nhầm thuốc
Việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm thuốc là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Cần tìm hiểu xem trẻ đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu vì mỗi loại thuốc sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Tiếp theo, cần ngăn chặn việc hấp thụ thuốc bằng cách móc họng gây nôn để xả một phần số thuốc đã uống ra ngoài; giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào vào đường thở (khí quản), tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của thuốc. Sau sơ cứu ban đầu cần mang theo vỏ loại thuốc trẻ uống nhầm hoặc dịch nôn, nhanh chóng đưa nạn nhân tới BV ngay để được các BS tiếp tục cấp cứu, giải độc kịp thời và chính xác.
Việc sơ cứu ban đầu này rất quan trọng vì quãng đường từ nhà đến bệnh viện phải mất một thời gian, nếu để lâu sẽ càng gây tác hại.
Đức Trân
Theo daidoanket
Một cụ bà bị thủng ruột non vì uống thuốc quên bóc vỏ Thấy mình bị ho, cụ bà tự ra ngoài mua thuốc về uống, nhưng vô tình trong lúc uống quên bóc vỏ khiến mảnh vỏ thuốc chui vào bụng, đâm thủng thành ruột non, gây nhiễm trùng, bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu. Mảnh vỏ thuốc đâm thủng ruột non cụ bà N.T.Đ.(79 tuổi, ngụ Đồng Tháp) đã được các bác sĩ...