5 thói quen “giải quyết nỗi buồn” tưởng khoa học ai ngờ gây hại
Đi vệ sinh có vẻ là một việc rất đơn giản, tự nhiên đến mức chúng ta thậm chí không cần nghĩ đến. Nhưng có những sai lầm dễ mắc phải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Đi tiểu theo kiểu đề phòng
Trước khi rời khỏi nhà, bạn có thể nghĩ rằng nên vào nhà vệ sinh, mặc dù bạn có thể không thực sự cần thiết. Sẽ không sao nếu bạn đi ra ngoài trong một thời gian dài và khó tìm được nhà vệ sinh. Ngoài ra rất hợp lý nếu bạn đi ngoài trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nếu bạn làm điều đó không cần thiết mỗi lần, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, ngay cả khi bàng quang của bạn chưa đầy.
Ảnh minh họa.
Đôi khi bạn muốn đi tiểu nhanh hơn hoặc làm rỗng bàng quang hoàn toàn hòng kéo dài thời gian đến lần đi vệ sinh tiếp theo, khiến bạn rơi vào căng thẳng và ép tiểu.
Tuy nhiên, đó không phải là điều tốt cho sức khỏe, bởi vì theo thời gian, nó sẽ làm cho cơ sàn chậu của bạn yếu đi, khiến việc đi tiểu tiện hoặc đại tiện khó khăn hơn cũng như giảm hiệu quả trong việc hỗ trợ các cơ quan khác của bạn.
Ảnh minh họa.
Ngồi bồn cầu không đúng cách
Nếu bạn có tư thế ngồi bồn cầu bệt không đúng cách sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Nếu cứ duy trì thói quen này lâu dài sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh về đường ruột như : Viêm ruột kết, trĩ, táo bón… thậm chí là ung thư ruột kết.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Uống ít nước để không phải đi tiểu nhiều lần
Bạn uống bao nhiêu nước có thể không phải là lý do khiến bạn đi tiểu thường xuyên và uống ít nước thực sự có thể khiến các vấn đề về bàng quang trở nên tồi tệ hơn. Những lý do thực sự có thể là do uống cà phê, lo lắng và các vấn đề sức khỏe khác.
Nếu muốn đi vệ sinh ít hơn, bạn cũng có thể thay đổi cách mình uống nước. Thay vì tu nhiều nước mỗi lần uống, hãy thử uống chậm từng ngụm theo kiểu nhấm nháp.
Ảnh minh họa.
Đi tiểu khi đứng tắm dưới vòi hoa sen
Ảnh minh họa.
Đi tiểu dưới vòi hoa sen có thể là một việc thuận tiện và thậm chí thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nó có thể khiến não của bạn dần kết nối tiếng nước chảy và cảm giác muốn đi vệ sinh. Kết quả là mỗi khi bạn nghe thấy tiếng nước, kết nối này có thể khiến bạn muốn đi tiểu ngay lập tức.
Xoa bóp hỗ trợ trị táo bón
Táo bón là trạng thái người bệnh nhân đại tiện 2 hay ít lần hơn mỗi tuần hoặc quá khó khăn và căng thẳng khi đại tiện.
Theo y học cổ truyền, tao bón thuộc chứng tiên bi, do tích tụ thức ăn, uống có nhiệt, bị khí hãm hoặc cơ thể suy nhược.
Nguyên nhân chính dẫn đến táo bón
Do chế độ ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ, uống ít nước.
Thói quen hay nhịn đại tiện, từ đó dần dần sẽ mất cảm giác muốn đi.
Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động hoặc đứng một chỗ quá lâu, nghề tiếp xúc với chì dẫn đến ngộ độc chì mạn tính.
Do thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể: thường gặp ở phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, mang thai.
Do sử dụng thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại.
Táo bón tưởng chừng không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây cho người bệnh những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Dưới đây xin giới thiệu phương pháp xoa bóp điều trị chứng bệnh này:
Xoa tam tiêu
Xoa hạ tiêu: một tay nắm lại, tay kia úp lên trên để giúp sức. Xoa vòng theo chiều kim đồng hồ 20 lần và ngược lại 20 lần, thở tự nhiên.
Dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau tiến hành xoa bụng trên theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong 5 phút. Thở tự nhiên.
Vuốt từ vùng xương sườn cụt theo bờ sườn đến vùng mỏm xương ức, thay phiên nhau mỗi bên 10- 20 lần.
Dùng 2 bàn tay đặt lên 2 bên bụng dưới, đồng thời xát từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong khoảng 5 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Theo y học cổ truyền, thao tác này có công dụng làm gia tăng lưu thông ở tam tiêu, giúp cho sự lưu thông thuỷ dịch trong cơ thể được điều hoà.
Day bấm các huyệt: mỗi huyệt 1 phút.
Xát hố chậu trái: Dùng cạnh trong bàn tay trái xát hố chậu trái từ trên xuống dưới và ngược lại khoảng 30 lần.
Xoa bóp day bấm huyệt vị giúp lưu thông thuỷ dịch trong cơ thể.
Phòng bệnh
Để phòng ngừa táo bón, cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, không nên ngồi lâu mỗi lần đi ngoài và cũng không nên ngồi lâu một chỗ. Nên duy trì tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
Cần uống đủ nước, tăng cường lượng rau xanh trong mỗi bữa ăn, nhất là các loại rau như mồng tơi, khoai lang, rau muống, rau dền. Ăn tăng thêm các loại quả như cam, quýt, xoài, đu đủ chín, mướp đắng, dưa chuột. Ăn thêm các loại sữa chua, đặc biệt là sữa chua có bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột. Hạn chế tối đa các loại chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá; các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, các gia vị cay, nóng cho quá nhiều khi chế biến thức ăn.
Vị trí huyệt
Thiên khu: Từ rốn đo ngang ra 2 thốn
Khí hải (nằm ở dưới rốn 1,5 thốn)
Quan nguyên ( nằm dưới rốn 3 thốn)
Thủy đạo (huyệt Quan nguyên đo ngang ra 2 thốn).
Túc tam lý: dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay.
Tam âm giao: ở trên mắt cá chân trong 3 thốn, ngay sau bờ trong xương chày.
4 thói quen "giải quyết nỗi buồn" cực có hại 99% mọi người đều mắc phải, cần bỏ ngay lập tức trước khi quá muộn Có những thói quen liên quan đến việc đi vệ sinh mà chúng ta cứ nghĩ là có lợi nhưng thực tế không phải, ví dụ như việc tiểu tiện khi đang tắm dưới vòi hoa sen. Tiểu tiện là việc làm không tốn nhiều thời gian nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chúng ta. Có nhiều suy nghĩ...