5 thói quen bạn cần làm từ tuổi 50 để nhiều năm nữa ‘vẫn chạy tốt’
Ai cũng mong muốn sống thọ, và điều quan trọng là sống thọ nhưng không bệnh tật, thì mới có thể vui hưởng tuổi già.
Một nghiên cứu gần đây của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) đã chỉ ra rằng, muốn vừa sống thọ vừa có tuổi già không bệnh tật, thì phải kết hợp ăn uống lành mạnh, không uống rượu, không hút thuốc cùng với thêm 2 thói quen nữa.
Thực hành 5 thói quen lành mạnh này ở tuổi 50 sẽ đảm bảo bạn có cuộc sống khỏe mạnh và sống thọ hơn.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa BMJ, đã phát hiện ra rằng kết hợp những thói quen sống lành mạnh từ tuổi 50 có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, kéo dài tuổi thọ, theo nền tảng mạng xã hội của châu Âu dành cho các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ResearchGate.
Áp dụng kết hợp các thói quen sống lành mạnh kể trên từ tuổi 50 đã làm tăng tuổi thọ ở cả nam giới và phụ nữ. Ảnh SHUTTERSTOCK
5 thói quen giúp bạn sống thọ không bệnh tật
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không hút thuốc, thường xuyên vận động, ăn uống lành mạnh và uống rượu vừa phải góp phần giảm đến 60% nguy cơ tử vong sớm và tăng thêm tuổi thọ từ 7,5 đến gần 19 năm.
Tuy nhiên, điều rất quan trọng của tuổi già là không bệnh tật! Vì vậy, nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của sự kết hợp của cả 5 thói quen sống đối với tuổi thọ, đặc biệt là sống thọ không bệnh tật, tránh được các bệnh chính như tiểu đường, tim mạch và ung thư.
Các thói quen sống này bao gồm:
Không hút thuốc
Video đang HOT
Tăng hoạt động thể chất
Uống ít rượu
Duy trì chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh
Cải thiện chất lượng chế độ ăn uống
Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan bao gồm 111.562 người tham gia, trong đó, có 73.196 phụ nữ tuổi từ 30 – 55, được theo dõi trong 34 năm và 38.366 nam giới tuổi từ 40 – 75, được theo dõi trong 28 năm.
Kết quả đã phát hiện ra rằng áp dụng kết hợp các thói quen sống lành mạnh kể trên từ tuổi 50 đã làm tăng tuổi thọ ở cả nam giới và phụ nữ.
Các thói quen lành mạnh cũng giúp họ sống thọ không bệnh tật thêm nhiều năm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các thói quen lành mạnh cũng giúp họ sống thọ không bệnh tật thêm nhiều năm.
Cụ thể, áp dụng các thói quen sống lành mạnh từ tuổi 50 đã giúp tăng tuổi thọ lên gần 9 năm ở phụ nữ – từ gần 82 tuổi lên đến hơn 91 tuổi, và hơn 8 năm đối với nam giới – từ hơn 81 tuổi đến gần 90 tuổi, theo ResearchGate.
Kết quả cũng phát hiện ra rằng, áp dụng kết hợp các thói quen sống lành mạnh kể trên từ tuổi 50 giúp họ tăng số năm sống thọ không bệnh tật, nghĩa là tránh được các bệnh ung thư, tim mạch và tiểu đường lên nhiều năm, cụ thể như: Tăng hơn 10 năm ở phụ nữ – từ gần 74 tuổi lên đến hơn 84 tuổi; Tăng gần 8 năm ở nam giới – từ gần 74 tuổi lên đến hơn 81 tuổi, theo ResearchGate.
Phát hiện mới: Ăn chuối mỗi ngày giúp bạn tránh cơn đau tim chết người
Một nghiên cứu mới tiết lộ: Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, bơ và cá hồi có thể giúp chống lại cơn đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa European Heart Journal.
Kali là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong chức năng của tim, thận, cơ và dây thần kinh. Lượng kali thấp có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ sỏi thận.
Đặc biệt, chế độ ăn giàu kali có thể chống lại bệnh tim mạch - được gọi là kẻ giết người lớn nhất thế giới.
Tác giả chính, tiến sĩ Liffert Vogt, Giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam (Hà Lan), cho biết, mọi người đã biết tiêu thụ nhiều muối dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nhưng kali có vai trò giúp cơ thể bài tiết nhiều natri qua nước tiểu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ăn nhiều kali giúp tăng cường sức khỏe, tốt nhất là ở phụ nữ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kali như chuối, bơ và cá hồi có thể giúp giảm 13% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu bao gồm gần 25.000 người Anh từ 40 đến 79 tuổi. Những người tham gia này là thành viên của nghiên cứu mang tên EPIC-Norfolk, từ năm 1993 đến năm 1997, được các nhà nghiên cứu theo dõi trong khoảng hai thập kỷ.
Các tình nguyện viên được chia thành 6 nhóm, dựa trên lượng tiêu thụ kali và muối từ mức thấp, trung bình đến cao.
Kết quả cho thấy, những người hấp thụ nhiều kali nhất trong chế độ ăn uống, có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ thấp hơn 13% so với những người khác.
Và nếu tăng lượng kali tiêu thụ hằng ngày, huyết áp cũng sẽ giảm, đặc biệt ở những phụ nữ ăn nhiều muối.
Cụ thể, cứ 1 gram kali ăn vào sẽ giảm 2,4 mmHg mức huyết áp tâm thu (là chỉ số chính ở trên khi đo huyết áp), theo Study Finds.
Tuy nhiên, kết quả thể hiện rõ ràng ở phụ nữ hơn so với nam giới.
Kết quả cho thấy kali giúp bảo vệ tim mạch, nhưng phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn nam giới.
Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng chế độ ăn uống tốt cho tim ngoài việc hạn chế muối, cần phải tăng hàm lượng kali.
Cứ 1 gram kali ăn vào sẽ giảm 2,4 mmHg mức huyết áp tâm thu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đâu là nguồn cung cấp kali tốt nhất?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo người lớn nên tiêu thụ ít nhất 3,5 gram kali mỗi ngày và không quá một muỗng cà phê, dưới 5 gram muối.
Hàm lượng kali cao nhất trong chuối, cá hồi, khoai tây, khoai lang, trái bơ và sữa, theo Study Finds.
WHO khuyên nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, đậu, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt bò, thịt gà, vì đó cũng là nguồn dồi dào kali.
Khả năng phát hiện sớm bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu Một nghiên cứu do các nhà khoa học Trung Quốc và Đức thực hiện cho thấy các vi khuẩn đường ruột có thể được dùng làm dấu hiệu để phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Y khoa Science Translational. Bệnh NAFLD ảnh hưởng đến 25% dân số trên thế giới và...