5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong
Mật ong chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian uống mật ong khác nhau cũng đem lại những lợi ích sức khỏe không giống nhau.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn uống mật ong, bạn hãy chọn cho mình thời gian tốt nhất tùy theo mục đích của mình. Lưu ý rằng, mật ong chỉ nên pha với nước ấm dưới 50 độ để tránh phá hủy những enzym, làm mất những tác dụng quý của nó.
1. Uống mật ong vào sáng sớm – để làm sạch dạ dày
Uống một cốc nước mật ong vào sáng sớm giúp làm sạch dạ dày, đồng thời giúp cơ thể loại bỏ chất thải. Hình thành được thói quen như vậy sẽ giúp cơ thể luôn được làm sạch kịp thời. Nếu thường xuyên uống nước mật ong vào buổi sáng bạn sẽ thấy mình đi tiêu gần như đều đặn mỗi ngày.
Năng lượng do mật ong tạo ra cao hơn so với sữa khoảng năm lần. Nhờ vậy, nó có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể người trong khoảng thời gian rất ngắn, loại bỏ cảm giác mệt mỏi và đói bụng thường xuất hiện vào sáng sớm. Buổi sáng uống mật ong, bạn còn có thể nhanh chóng bổ sung vật lý, vì vậy tinh thần cũng thoải mái và hưng phấn tích cực hơn.
Thực hiện: Uống một cốc nước ấm có pha một thìa nhỏ mật ong trước bữa sáng.
2. Uống mật ong vào buổi chiều – giúp bổ sung năng lượng
Video đang HOT
Vào buổi chiều, khoảng giao thoa giữa bữa trưa và bữa tối cũng là thời điểm cơ thể mệt mỏi nhất và “đòi” tiêu thụ năng lượng rất lớn. Lúc này, cơ thể đang trạng thái “đói”, bổ sung một cốc mật ong ấm sẽ xóa đi sự hỗn loạn của não bộ, đồng thời giúp tinh thần tỉnh táo hơn.
Các chất đường trong mật ong được cơ thể hấp thu rất nhanh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong máu. Một cốc nước mật ong đúng lúc giúp bổ sung năng lượng và là nền tảng cung cấp cho các hoạt động của 2 – 3 giờ tiếp theo. Đặc biệt, đối với vận động viên hay những người hoạt động thể chất cường độ cao thì uống một cốc nước mật ong trước và sau khi làm việc căng thẳng cũng rất hữu ích.
Thực hiện: Uống một cốc trà mật ong hoặc sữa mật ong vào bữa chiều.
3. Uống mật ong trước khi đi ngủ – Hỗ trợ giấc ngủ và an thần
Người Trung Quốc có câu: Nước muối mỗi sáng, nước mật ong mỗi tối. Câu đó có nghĩa là: Nước muối uống lúc đói khi dậy sớm mỗi ngày, mỗi đêm trước khi đi ngủ uống nước mật ong.
Mật ong, đường, vitamin có thể điều chỉnh chức năng hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng thần kinh, thúc đẩy giấc ngủ và không có tác dụng phụ. Một cốc mật ong trước khi ngủ có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
4. Uống mật ong sau bữa ăn – Thúc đẩy tiêu hóa
Mật ong có tác dụng điều tiết chức năng tiêu hóa khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn bình thường. Sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no, chức năng tiêu hóa của dạ dày dễ bị suy giảm, đi tiêu khó. Một cốc mật ong giúp tăng cường vai trò của nhu động ruột, có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày bình thường, rút ngắn thời gian đại tiện một cách đáng kể khiến bạn có cảm giác “nhẹ bụng” hơn. Như vậy, cũng giúp bạn hạn chế bớt được những tác động xấu của những bữa ăn tối quá đà.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong 1-2 giờ sau bữa ăn.
5. Uống mật ong trước bữa ăn – Ngăn chặn acid dạ dày
Mật ong có thể đóng một vai trò điều tiết trong việc bình thường hóa hoạt động tiết axit của dạ dày. Trước bữa ăn nửa giờ, một cốc nước mật ong có thể ức chế tiết axit dạ dày, do đó làm giảm kích thích niêm mạc dạ dày. Đối với những người bị viêm loét dạ dày thì uống một cốc nước mật ong ấm mỗi ngày (10ml mật ong pha với một cốc nước ấm), sau một thời gian tình trạng viêm sẽ giảm đáng kể, thậm chí khỏi hẳn.
Thực hiện: Uống một cốc nước mật ong chừng nửa giờ trước bữa ăn.
Theo tiền phong
Tỏi rừng giải độc, chữa ho
Tỏi rừng là loại cây thảo, thân hành to màu trắng đục có khi hơi phớt hồng. Rễ cây do nhiều nhánh hợp lại, vì vậy tên thuốc gọi là bách hợp.
Theo Đông y, bách hợp vị ngọt, nhạt; tính mát. Quy vào ba kinh tâm, phế, tỳ. Tác dụng tư âm, nhuận phế, dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng thông tiện, giải độc, chống viêm, dùng điều trị các trường hợp ho, ho ra máu, viêm khí quản cấp, mạn tính, chứng hồi hộp, tâm phiền, cơ thể suy nhược, làm ích khí, kiện vị, trừ trướng khí, chữa đau tim, các chứng phế nhiệt dẫn đến tiện bí, các trường hợp mụn nhọt sưng đau, viêm loét dạ dày tá tràng.
Tỏi rừng.
Bài thuốc có bách hợp
Bài 1: Chữa ho lâu ngày hoặc ho khan, khạc ra máu, có thể nhiều hoặc ít, sốt nhẹ, khát nước, cần phải dưỡng phế âm, thanh hư nhiệt, cầm máu dùng bài Lý thị chỉ huyết phương: huyền sâm 15g, bách hợp 30g, tử uyển 12g, hòe hoa 9g, cam thảo 9g, mạch môn 12g, tang bạch bì 15g, bạch thược 12g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống
Bai 2: Chữa ho kéo dài do phế âm hư, ho khan hoặc ho có đờm đặc, khát nước phải bổ phế âm, sinh tân chỉ ho dùng bài Bách hợp cố kim thang: sinh địa 12, thục địa 12g, bách hợp 12g, mạch môn 8g, huyền sâm 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc, uống ấm.
Bài 3: Chữa ho do phế nhiệt, nôn ra máu, mủ: bách hợp 12g, bối mẫu 8g, mạch môn 12g, tang bạch bì 12g, tri mẫu 8g, thiên môn 12g, bách bộ 8g, ý dĩ nhân 10g.
Bài 4: Bạch thược 12g, bách hợp 16g, mạch môn 12g, chích thảo 8g, ngũ vị tử 8g, sắc uống.
Bài 5: Tác dụng dưỡng tâm an thần trong các trường hợp hồi hộp lo âu, tâm phiền, nhất là sau ốm dậy, dùng bách hợp 24g, tri mẫu 12g, ngọc trúc 12g. Sắc uống.
Bài 6: Nếu phế nhiệt gây ra đại tiện bí kết, đi tiểu khó, nước tiểu ngắn đỏ: bách hợp 12g, mạch đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g. Sắc uống.
Bài 7: Chữa phù thũng: bách hợp 12g, bạch thược 10g, bạch linh 10g, xa tiền tử 8g, tang bạch bì 10g.
Bài 8: Nếu viêm loét dạ dày, ợ chua: bách hợp 40g, ô dược 12g. Sắc uống.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Thời điểm dễ xảy ra tai biến mạch máu não Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của cơn tai biến như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen và một số bệnh (tăng huyết áp, béo phì, tim mạch,...). Trong đó, chi phối của nhịp sinh học tác động không nhỏ tới sự tiến triển của bệnh, hình thành những thời điểm dễ xảy ra...