5 thành phần trong mỹ phẩm có thể gây ung thư
Nhiều chất không được nhà sản xuất điền vào bảng thành phần nên bạn phải tỉnh táo khi chọn mua đồ dưỡng da.
Các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày thường chứa nhiều thành phần. Bên cạnh một số thành phần có lợi, nhiều chất lại là nguyên nhân khiến da của bạn xấu đi. Hơn nữa, danh sách thành phần phía sau mỗi sản phẩm đều rất dài và gây khó hiểu. Mới đây, tờ Insider lấy ý kiến của Debra Jaliman – bác sĩ da liễu có bằng chứng nhận ở New York, Mỹ – về tác hại của 5 thành phần hủy hoại da. Ảnh: Teen Vogue.
1. Hương thơm tự nhiên hay nhân tạo đều có thể gây kích ứng da. Nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm da tiếp xúc – tình trạng khiến da bạn trở nên đỏ và viêm sau khi tiếp xúc với chất kích ứng. Do đó, nếu sở hữu làn da nhạy cảm, bạn nên chọn loại không có mùi hương. Ảnh: Narith Thongphasuk.
2. Parabens là nhóm hóa chất được sử dụng với mục đích kéo dài hạn dùng thông qua việc ngăn cản nấm mốc, vi khuẩn… Chất này được dùng nhiều nhất trong các sản phẩm trang điểm và kem dưỡng ẩm. Theo Cosmetic Ingredient Review (CIR), parabens vẫn được chấp nhận với lượng nhỏ có trong các sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nó dễ dàng đi qua da vào cơ thể và làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: Anna Efetova.
3. Formaldehyde được dùng làm chất bảo quản tử thi. Trong các sản phẩm dưỡng da, nó được sử dụng như chất bảo quản hóa học để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế, formaldehyde được coi là chất gây ung thư ở người. Ảnh: Narith Thongphasuk.
Video đang HOT
“Formaldehyde không nên có trong các sản phẩm vì nó rất dễ gây kích ứng da và có thể gây ung thư. Dù không gây hại với nồng dộ thấp, nó cũng không đáng được hoan nghênh”, Paul Bigliardi – giáo sư da liễu tại Đại học Y Minnesota – cho biết. Ảnh: andresr.
4. Phthalates là một nhóm lớn các hóa chất thường được sử dụng để làm mềm nhựa. Loại phthalate phổ biến nhất được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da là diethyl phthalate (DEP). DEP giúp các sản phẩm dưỡng thẩm thấu vào da tốt hơn. Theo FDA, phthalates có trong sản phẩm chăm sóc da không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khỏe đáng kể nào, ngay cả ở mức cao nhất. Tuy nhiên, nó có thể gây rối loạn nội tiết. Ảnh: Carol Yepes.
Việc tránh phthalates trong sản phẩm chăm sóc da có thể rất khó khăn bởi các nhà sản xuất không bắt buộc phải liệt kê chúng như thành phần ở mặt sau. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách tránh sản phẩm có chất này, chỉ xem danh sách các thành phần là chưa đủ. Thay vào đó, bạn nên chọn sản phẩm được dán nhãn đặc biệt “không chứa phthalates”. Ảnh: chee gin tan.
5. Cồn được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da cho các mục đích khác nhau. Thông thường, nó giúp sản phẩm khô nhanh hơn trên da. Trong sản phẩm như nước hoa hồng và sữa rửa mặt, nó giúp làm căng da, giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông. Ảnh: Patchareeporn Sakoolchai.
Etanol, isopropanol và propanol là những loại cồn biến tính, dễ gây kích ứng da nhất. Nếu sử dụng thường xuyên, những loại cồn này có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, khiến da khó giữ ẩm. Ngược lại, các loại cồn béo như stearyl, cetearyl và cetyl an toàn, có lợi cho da. Chúng là chất nhũ hóa, giúp giữ chất lỏng và dầu lại trong sản phẩm. Đây là lý do khiến các chất này thường có trong kem dưỡng ẩm, chống nắng. Ảnh: RunPhoto.
9 thực phẩm giúp chống cháy nắng trong mùa hè
Trà xanh, cà chua, dưa hấu, dưa chuột, dâu tây hay các loại rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ phòng chống cháy nắng.
Trà xanh
Trà xanh có tác dụng bảo vệ làn da khỏi các tác hại của tia UV nhờ có chất chống oxy hóa (EGCG) và tannin.
Cà chua
Các chất chống oxy hóa trong cà chua như lycopene, vitamin C giúp cho da và cơ thể luôn giữ được lượng nước hợp lý. Nhờ đó, việc ăn nhiều cà chua giúp ngăn chặn quá trình xâm nhập của tia UV vào da, bảo vệ các mô da khỏi bị tổn thương, tránh tình trạng cháy nắng.
Ảnh: Boldsky.
Dâu tây
Dâu tây chứa rất nhiều vitamin A, B và C, giúp cho da luôn đủ độ ẩm. Ngoài ra, nhờ chứa anthocyanin, dâu tây cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giúp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
Chocolate
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng flavonoid cao trong chocolate giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tia nắng gắt, phòng ngừa tình trạng cháy nắng.
Rau xanh
Các loại rau như bina, rau mùi, cải xoăn..., đặc biệt là rau lá màu xanh đậm, chứa các chất chống oxy hóa rất mạnh. Do vậy, việc ăn nhiều rau giúp ngăn ngừa các gốc tự do, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Thực phẩm giàu omega-3
Các thực phẩm giàu omega-3 như dầu cá, rau diếp và hạt chia có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá, làm săn chắc da. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu omega-3 cũng giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia UV và phòng chống ung thư rất tốt.
Dưa chuột
Dưa chuột có tính hydrat hóa cao, giúp cơ thể và làn da luôn mát mẻ, đủ nước. Theo các chuyên gia, nhờ có tannin, vitamin C, flavonoid và các chất chống oxy hóa, dưa chuột cũng có tác dụng bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Dưa hấu
Cũng giống như dưa chuột, dưa hấu có tính hydrat hóa rất cao. Đây cũng là loại quả nên sử dụng trong mùa hè để bảo vệ làn da và phòng chống cháy nắng.
Cà rốt
Trong thành phần của cà rốt có vitamin A, beta-carotene, giúp giảm bớt tình trạng cháy nắng và bảo vệ mắt trước các tia UV.
3 sai lầm thường gặp khi dùng kem chống nắng Kem chống nắng được coi là "vật bất ly thân" trong mùa hè để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím có thể gây ung thư da. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng kem chống nắng không đúng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Chia sẻ về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ...