5 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế FPT tăng hơn 22,1%
Kết thúc 5 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT tăng trưởng 20,2% và 22,1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 9.961 tỷ đồng và 1.719 tỷ đồng, tương đương 103% và 112% kế hoạch lũy kế.
Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.432 tỷ đồng và 1.151 tỷ đồng, tăng 20,9% và 22,9% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 1.874 đồng, tăng 22,4%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,3% (5 tháng đầu năm 2018 đạt 17,0%).
Đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của FPT, khối công nghệ ghi nhận doanh thu và LNTT đạt lần lượt 5.400 tỷ đồng và 702 tỷ đồng, tăng tương ứng 23,9% và 45,3% so với cùng kỳ, tương đương 102% và 113% kế hoạch lũy kế. Trong đó, tại thị trường nước ngoài, khối công nghệ ghi nhận doanh thu đạt 3.983 tỷ đồng, tăng 38,8%; lợi nhuận trước thuế đạt 609 tỷ đồng, tăng 38,0%.
“FPT đặt mục tiêu, doanh số khối công nghệ đạt 1 tỷ USD vào năm 2021 (chủ yếu đến từ dịch vụ chuyển đổi số). Với tốc độ tăng trưởng của khối công nghệ luôn đạt trên 20%/năm như hiện nay, mục tiêu này là hoàn toàn khả thi.
Video đang HOT
Khối Viễn thông đạt 4.039 tỷ đồng doanh thu, tăng 17,1%, đạt 102% kế hoạch lũy kế, LNTT đạt 631 tỷ đồng, tăng 7,9%, tương đương 101% kế hoạch lũy kế. Trong đó, doanh thu và LNTT của mảng dịch vụ Viễn thông lần lượt đạt 3.827 tỷ đồng và 528 tỷ đồng, tăng lần lượt 17,6% và 8,5% so với cùng kỳ.
Sau 5 tháng đầu năm 2019, thị trường nước ngoài mang về cho FPT 4.217 tỷ đồng doanh thu, tăng 36,5% và 663 tỷ đồng LNTT, tăng 35,9% so với năm trước. Tỷ trọng doanh thu và LNTT thị trường nước ngoài đóng góp vào kết quả hợp nhất của Tập đoàn lần lượt đạt 42% và 39% (5 tháng đầu năm 2018 lần lượt là 37% và 35%).
Theo thuonggiaonline.vn
Techcombank được chấp thuận áp dụng chuẩn Basel II
Trước Techcombank, đã có 7 ngân hàng được chấp nhận áp dụng Basel II trước hạn, bao gồm: Vietcombank, VIB, OCB, TPBank, MB, VPBank, ACB.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 1200/QĐ-NHNN về việc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN.
Cụ thể, Thống đốc NHNN quyết định Techcombank áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (phương pháp tiêu chuẩn của Basel II) kể từ ngày 1/7/2019.
Theo NHNN, Techcombank có trách nhiệm vận hành chính thức hệ thống tính tỷ lệ an toàn vốn chậm nhất ngày 22/6/2019; ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ theo cam kết tại công văn số 5040/2019/TGĐ-TCB ngày 4/6/2019.
Techcombank tuân thủ quy định tại Thông tư 41 và thực hiện chế độ báo cáo thống kê về tỷ lệ an toàn vốn đối với Thông tư 41 theo hướng dẫn của NHNN. Trong thời gian từ ngày 1/7/2019 đến hết ngày 31/12/2019, Techcombank đồng thời thực hiện chế độ báo cáo về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trước Techcombank, đã có 7 ngân hàng được chấp nhận áp dụng Basel II trước hạn, bao gồm: Vietcombank, VIB, OCB, TPBank, MB, VPBank, ACB.
Về Techcombank, kết thúc quý I/2019, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận thuần 2.784 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giảm mạnh tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận thuần từ 24,3% (quý I/2018) xuống 6% (quý I/2019) nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này vẫn tăng nhẹ 2% lên 2.616 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 31/3/2019, tổng tài sản của Techcombank đạt 326.111 tỷ đồng, tăng 1,6% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 163.835 tỷ đồng, tăng 2,4%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,78%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Techcombank đến hết ngày 31/3/2019 ở mức 53.874 tỷ đồng, tăng 4% sau 3 tháng. Tiền gửi khách hàng ở mức 207.978 tỷ đồng, tăng 3,3%; trong đó, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng 27%.
Theo VietnamFinance
Khối ngoại giao dịch hạn chế, tập trung bán cổ phiếu lớn trong phiên 12/6 Nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh giao dịch trong phiên 12/6, trong đó danh mục bán ra chủ yếu tập trung cổ phiếu lớn như VHM, VNM, SAB khiến khối này chuyển sang xu hướng bán ròng. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 9,61 triệu đơn vị, giá trị 371,08 tỷ đồng, giảm 57,42% về lượng và 47,99% về giá trị...