5 thách thức đối ngoại lớn với Nga năm 2015
Có 5 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nga trong năm nay. Quan trọng nhất trong số này là chính sách đối ngoại mang tính khiêu khích hơn của Mỹ trực tiếp nhằm vào Nga.
Sau những hỗn độn và khủng hoảng của năm 2014, triển vọng làm dịu những căng thẳng vẫn còn một chút le lói thời gian gần đây trong nền chính trị toàn cầu. Không còn nghi ngờ gì về việc Nga, Ukraine và nhiều quốc gia khác, vốn phải đối mặt với những xung đột tôn giáo và sắc tộc, trừng phạt về kinh tế, suy thoái, bệnh dịch và thảm họa thiên tai, đều mong muốn mọi thứ được cải thiện. Tuy nhiên, với các chuyên gia về chính sách đối ngoại, sự thật buồn tẻ vẫn còn rất u ám.
Không còn nghi ngờ gì nữa khi Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách cô lập Nga. Tuy nhiên, phương Tây nên lưu ý rằng Nga không giống như CHDCND Triều Tiên hay Iran. Thật khó để đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng quốc tế trong khi lại tìm cách đẩy một cường quốc (hạt nhân) vào chân tường.
Tổng thống Nga Putin sẽ chọn lựa chính sách nào để đối phó với một nền kinh tế đang ngày càng chìm sâu vào cuộc khủng hoảng?
Sẽ là không dễ dàng để suy đoán những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất của Nga diễn ra trong năm 2015, đặc biệt nếu chúng không được giới hạn trong các cuộc hội nghị thượng đỉnh quốc tế, nhưng sẽ không quá khó để xây dựng một loạt các câu hỏi liên quan đến chính sách đối ngoại mà trong 12 tháng tới Moskva cần có câu trả lời.
Xu hướng chính sách đối ngoại mới của Mỹ
Thách thức đầu tiên là bản chất chính sách đối ngoại của Washington sau một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/2014 của Mỹ mà kết quả là đảng Cộng hòa kiểm soát toàn bộ Quốc hội. Liệu đảng Cộng hòa có đồng ý với chính quyền của đảng Dân chủ về những vấn đề quan trọng?
Nếu trong năm 2015 sự đối đầu gay gắt giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa không được thay thế bằng sự thỏa hiệp, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của Mỹ sẽ “dễ thở” hơn. Bên cạnh đó, 2015 là năm quan trọng đối với Tổng thống Obama và vị thế của ông trong biên niên sử chính sách đối ngoại Mỹ. Đây là năm cuối mà ông Obama có thể cải thiện hình ảnh của mình trước những lời chỉ trích là “con vịt què chính trị” và “một vị tổng thống không hiệu quả”.
Đối phó với khủng hoảng kinh tế
Video đang HOT
Thách thức thứ 2 đó là Tổng thống Nga Putin sẽ chọn lựa chính sách nào để đối phó với một nền kinh tế đang ngày càng chìm sâu vào cuộc khủng hoảng. Ông Putin sẽ tìm cách “đóng băng” cuộc xung đột ở Ukraine, hay tích cực tìm kiếm một giải pháp ngoại giao với phương Tây? Liệu khi phải đối mặt với sự “ngoan cố” của các đối tác châu Âu và Mỹ, ông sẽ theo đuổi một giải pháp quân sự?
Hiện nay, Moskva dường như đang có xu hướng đi theo giải pháp đầu tiên, nhưng tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi và tình trạng bất ổn chính trị trong nước gia tăng cùng với việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt có thể làm thay đổi những tính toán chính trị của Điện Kremlin.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Vấn đề thứ 3 liên quan đến bản chất chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thể hiện những tín hiệu phức tạp, rõ ràng là nước này đang trở nên miễn cưỡng bởi những chính sách đối ngoại mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra, nhưng vẫn tiếp tục tìm cách bình thường hóa với các nước láng giềng có xung đột như Nhật Bản.
Tín hiệu quan trọng nhất trong những ý định đối ngoại của Trung Quốc năm 2015 có thể là muốn giúp giải cứu nền kinh tế Nga. Nếu nền kinh tế Nga thực sự rơi xuống tới một mức độ nghiêm trọng và cần một sự trợ giúp như một số nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc tuyên bố, đây sẽ là một sự thay đổi lớn trong trật tự thế giới hiện nay.
Châu Âu có duy trì được sự thống nhất về vấn đề Ukraine, hay vẫn bất đồng với Mỹ và cả với nhau?
Sự thống nhất của châu Âu
Thách thức thứ 4 là liệu châu Âu có duy trì được sự thống nhất về vấn đề Ukraine, hay vẫn bất đồng với Mỹ và cả với nhau? Điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế, các sự kiện chính trị (như cuộc tổng tuyển cử ở Anh diễn ra vào tháng 5/2015) và kết quả của các cuộc đàm phán của châu Âu với Mỹ về Hiệp định đối tác thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP). Việc công bố kết quả cuối cùng về vụ tai nạn của chiếc máy bay MH17 cũng có thể ảnh hưởng lớn tới sự thống nhất của châu Âu.
Sự không chắc chắn về IS
Vấn đề cuối cùng đó là tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sẽ phát triển thế nào, liệu lực lượng này có bị ngăn chặn trong việc mở rộng phạm vi địa lý và ảnh hưởng của chúng? Quan trọng hơn, IS đang tạo ra một cấu trúc mạng lưới khủng bố mới theo kiểu Al-Qaedaa, nhưng có tiềm năng hủy diệt lớn hơn nhiều. Nên nhớ rằng Al-Qaeda vẫn mở rộng được ảnh hưởng khi các cường quốc chủ yếu trên thế giới, trong đó có cả Nga và Trung Quốc, đã từng là đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố.
Khi nền chính trị thế giới bước vào một giai đoạn xung đột mới, sự hợp tác giữa các nước lớn cần phải được tăng cường hơn nữa, nếu không nó sẽ tạo ra một hiệu ứng tiêu cực theo cấp số nhân, làm trầm trọng thêm các vấn đề vốn chẳng liên quan gì đến nhau- từ sự lan rộng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đến việc bùng phát đại dịch Ebola- bởi vì, thay vì tìm ra một giải pháp chung, các bên trong cuộc xung đột toàn cầu sẽ cố gắng khai thác những vấn đề để làm suy yếu và mất uy tín của đối thủ cạnh tranh. Nhìn từ góc độ này, các chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế rõ ràng còn có rất nhiều việc để làm trong năm 2015.
Theo Công Thuận/ R.D/baotintuc.vn
Quan hệ họ Tập và họ Lý?
Dựa trên các thông tin nội bộ mà mình thu thập được, nhà báo Mục Xuân San (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đi sâu tìm hiểu về những bí ẩn của chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. Dẫn theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản).
Hiểu "đối nội" để biết "đối ngoại"
Để hiểu được chiến lược ngoại giao Trung Quốc, ta cần hiểu được nền chính trị của nước này. Chính sách ngoại giao là sự mở rộng của chính sách đối nội. Thế nên, việc hiểu sai những toan tính nội tại của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung Quốc sẽ kéo theo những sai lầm khi hiểu về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh. Điều này càng trở nên rõ ràng từ khi ông Tập Cận Bình làm lãnh đạo Trung Quốc. Sự tương tác hữu cơ giữa chính sách đối nội và chiến lược đối ngoại của Bắc Kinh dưới thời ông Tập càng trở nên mạnh mẽ.
Chẳng hạn như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được Bắc Kinh thiết lập ở biển Hoa Đông vào hồi tháng 10-2013, tức chỉ vỏn vẹn vài ngày sau Hội nghị TW Đảng lần thứ 3. Hội nghị đã đưa ra quyết định thiết lập hai bộ phận mới đó là: Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc. (Tuy là chính sách nội bộ - NBT), nhưng Quyết định này được xem như là màn mở đầu cho việc thành lập ADIZ (đối ngoại).
Chúng ta không thể bàn luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc mà không xem xét nền chính trị trong nước của Bắc Kinh. Cũng giống như vậy, chúng ta không thể bàn về nền chính trị nội tại của Bắc Kinh mà không nhắc đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Thế giới nhìn vào ông Tập Cận Bình và đưa ra muôn ngàn lời phỏng đoán. Trong bài phân tích này, tác giả sẽ cố gắng trả lời năm câu hỏi chính về nền chính trị nội tại của Trung Quốc, dựa trên những gì tác giả đã rút ra được từ kinh nghiệm làm báo, và quá trình quan sát nhiều năm sự phát triển của Trung Quốc.
Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường là đối thủ hay đối tác?
Nhiều người cho rằng khi giới truyền thông bàn tán nhiều về ông Tập Cận Bình thì hình ảnh ông Lí Khắc Cường lại mờ nhạt hơn. Sự khác nhau này đặc biệt rõ ràng khi so sánh với Ôn Gia Bảo - người tiền nhiệm của Lí Khắc Cường - một người được giới truyền thông săn đón.
Thủ tướng đầu tiên của Trung Quốc, Chu Ân Lai là một người có tiếng tăm - ông ấy thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Mao Trạch Đông. Kể từ thời của Chu Ân Lai, cụm từ "Thủ tướng" mang ý nghĩa đặc biệt ở Trung Quốc. Hầu như tất cả người dân Trung Quốc mong muốn rằng thủ tướng hiện thời sẽ có đủ năng lực, sức hấp dẫn và sự quyết đoán như Chu Ân Lai - điều này đặt ra sức ép lớn đối với các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.
Giống như các nhà quan sát khác, tác giả cũng từng cho rằng có một cuộc chiến âm thầm hoặc "cuộc chiến truyền thông" giữa Tập Cận Bình và Lí Khắc Cường. Tác giả cũng bối rối trước những câu chuyện bề mặt bị truyền thông thêu dệt. Nhưng tác giả cũng đã nhận ra rằng ông Tập và ông Lí, về cơ bản, là đối tác của nhau, tức họ sẵn sàng "bắt tay nhau" hơn là đối đầu.
Sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc, ĐCS bắt đầu thực hiện những nỗ lực của mình để "điều hành đất nước bằng cách sử dụng các nhóm công tác", thiết lập các tổ chức quan trọng như Nhóm Lãnh đạo về Thông tin hóa và An ninh mạng, Nhóm Lãnh đạo Cải cách Quân sự, bên cạnh Nhóm Lãnh đạo Cải cách Toàn diện và Ủy ban An ninh Quốc gia như đã đề cập ở trên.
Lí Khắc Cường là phó chỉ huy của tất cả các nhóm nói trên - trong đó có một ngoại lệ đáng chú ý là có cả các nhóm liên quan tới quân sự. Ông Lí không chỉ không bị hạn chế về mặt hoạt động mà còn được tăng thêm quyền lực, xuất phát từ trọng trách của ông đối với nền kinh tế. Điều đó cho thấy rằng ông Tập và ông Lí đã có sự "thỏa thuận ngầm" với nhau, không chỉ trên lĩnh vực cải cách và kinh tế, mà hầu như là ở mọi lĩnh vực.
Tại Hội thảo Internet toàn cầu lần thứ nhất do Trung Quốc tổ chức gần đây, Lí Khắc Cường đã phát biểu thay cho ông Tập khi đang phải công du sang nước ngoài. Điều này đã nhấn mạnh địa vị của ông Lí với vai trò là một phó chỉ huy của Nhóm lãnh đạo về An ninh mạng và Thông tin hóa. Thêm vào đó, gần đây ông Lí đã gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khi Tập Cận Bình không có ở Bắc Kinh.
Vậy tại sao giới truyền thông lại có cái nhìn khác về quan hệ của hai vị lãnh dạo này? Theo lời của một quan chức chính phủ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo nước này đã thống nhất rằng việc làm nổi bật quyền hạn của Tập Cận Bình là điều rất cần thiết để đáp ứng được lời kêu gọi về một "người anh hùng" có thể giải quyết được các vấn đề khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt trong việc tiến hành cải tổ và chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, tác giả cho rằng Lí Khắc Cường ít được nói đến hơn người tiền nhiệm, ông Ôn Gia Bảo bởi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng ít được truyền thông đề cập hơn so với người kế nhiệm - ông Tập Cận Bình.
Theo Đại Thắng - Cường Điệp
Pháp luật TPHCM
Triều Tiên tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận chung với Mỹ Ngày 16/1, Triều Tiên một lần nữa lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc tạm dừng các cuộc tập trận chung thường niên với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng, đây là một vấn đề có liên hệ chặt chẽ với tương lai của các mối quan hệ liên Triều. Lính thủy đánh bộ Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung hồi...